Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 08:41

Nghịch lý bông sợi

Giá bông trên thế giới đang có xu hướng giảm nhưng nghịch lý là giá càng giảm thì DN dệt sợi sẽ càng lỗ vì trước đó các DN này đã mua một lượng bông khá lớn với giá cao.

 -  Do lo sợ thiếu bông, nhiều DN đã đổ xô vào mua khi giá tăng lên tới 5 USD/kg, còn khi giá giảm xuống còn 1,8 - 2USD/kg thì DN lại không mua nữa. Ngoài ra, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, việc tiêu thụ các mặt hàng bông, sợi, dệt may... 6 tháng đầu năm 2012 rất trì trệ. Hai khó khăn đó đã khiến nhiều DN trước đây mua bông giá cao nay gần như lỗ nặng.

Lỗ vì... giá bông giảm

Ông Nguyễn Sơn – Phó chủ tịch Hiệp hội Bông sợi VN cho biết, lượng DN mua bông giá cao trước đây khá lớn, bởi trước đó giá bông cao và rất khó dự báo. Tuy nhiên, bất ngờ giá bông đã giảm khoảng 30 - 40% khiến các DN này rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.

Tuy nhiên, một điều may mắn là số lượng bông dự trữ năm nay các DN mua vào ít hơn mọi năm do ảnh hưởng của khó khăn về kinh tế nên đã giảm bớt được thiệt hại. Trong trường hợp này, các DN phải linh hoạt để duy trì hoạt động. Để gịải quyết được hàng tồn kho, nhiều DN đã phải chấp nhận bán giá rẻ, thậm chí chấp nhận lỗ để giải phóng hàng hoặc người bán và người mua phải thỏa thuận để đảm bảo giá hợp lý cho cả hai.

Khó hợp tác giữa DN và nông dân

Theo quy hoạch đến năm 2015, VN sẽ trồng được khoảng 30.000 ha bông, sản lượng bông xơ đạt 20.000 tấn và đến năm 2020, diện tích trồng bông sẽ tăng lên 76.000ha với sản lượng 60.000 tấn.

Còn hiện nay, cả nước mới có hơn 11 ngàn ha bông, mỗi năm sản xuất được 5000 tấn mới chỉ đáp ứng được 1,5% nhu cầu thị trường. Trong khi đó, trung bình mỗi năm, ngành dệt may VN tiêu thụ khoảng 400.000 tấn bông, dự kiến đến năm 2020, nhu cầu bông của VN là 600.000 tấn.

Theo ông Sơn, quy hoạch là vậy song với quy cách trồng và quản lý diện tích trồng bông như hiện nay sẽ rất khó để có đủ bông nguyên liệu tiêu dùng trong nước.

Lý do là việc hợp tác giữa các DN với người nông dân rất khó, bởi việc trồng bông lại do ngành nông nghiệp quản lý, trong khi với người nông dân cứ giá cao thì trồng, còn giá thấp thì bỏ, chuyển sang trồng cây khác khiến DN khó xây dựng được chiến lược.

Bên cạnh đó, với khí hậu, thổ nhưỡng ở VN, chỉ có một số vùng nhất định là có thể trồng được bông, mặc dù hiện nay Tập đoàn Dệt may đang thử nghiệm trồng bông theo mô hình trang trại có tưới, tuy năng suất có tăng nhưng suất đầu tư ban đầu lớn nên DN cũng chưa “mặn mà”.

Nhu cầu nguyên liệu bông ngày càng tăng, nhưng diện tích và năng suất trồng bông lại đang có xu hướng giảm.

Bộ Công Thương cho biết, mặc dù hiện giá bông hạt đã được nâng lên khoảng 17.000 – 18.000đ/kg, nhưng giá các cây trồng khác cũng tăng cao nên giá bông chưa hấp dẫn người nông dân phát triển trồng cây bông vải. Ngoài ra, việc đầu tư thâm canh tăng năng suất, cơ giới hóa còn hạn chế, nên cây bông vẫn chưa cạnh tranh được với các loại cây lương thực khác, không hấp dẫn người nông dân trồng bông.

Thiếu quy hoạch bài bản

Trong khi vùng nguyên liệu trong nước khó trông chờ thì ngay bản thân lĩnh vực dệt cũng vấp phải hàng loạt khó khăn khiến các DN ngành này chưa mạnh dạn đầu tư. Đầu tư vào lĩnh vực nhuộm thì quy mô thị trường nhỏ, vốn vay khó, quản lý kém, kinh nghiệm yếu, suất đầu tư cao, quy định về môi trường nghiêm ngặt...

Dù nhiều khó khăn, song ngành này vẫn được coi là có nhiều tiềm năng với mức tăng vốn đầu tư khoảng 10 - 15%. Do vậy, để có thể tự chủ được phần nào nguồn nguyên liệu trong nước để ngành bông sợi phát triển bền vững, rất cần sự thay đổi cả về định hướng lẫn tư duy, cách trồng bông...

Một trong những nguyên nhân chính khiến diện tích trồng bông giảm thời gian qua là do năng suất quá thấp và đang có chiều hướng giảm dần do diện tích trồng bông phân tán, manh mún, nhỏ lẻ chưa thành vùng sản xuất tập trung. Hệ thống thủy lợi chưa phù hợp với việc tưới tiêu, phần lớn vẫn phải phụ thuộc nhiều vào thời tiết...

Vì vậy, để có thể phát triển được diện tích trồng bông, các chuyên gia khuyên rằng, trước hết với người nông dân, cần có cơ chế rõ ràng, cụ thể để đảm bảo được thu nhập chắc chắn từ trồng bông khi đó sẽ “giữ chân” được họ.

Bên cạnh đó, để đạt mục tiêu về sản xuất bông vải, Nhà nước nên giao Bộ NN-PTNT xây dựng quy hoạch rõ ràng về trồng bông tại 3 vùng bông Tây Nguyên, Tây Bắc và Nam Trung Bộ, các quy hoạch cụ thể và có kế hoạch hằng năm và nhiều năm cho từng tỉnh, từng diện tích và năng suất cụ thể, có cơ chế khuyến khích thích hợp để các nhà đầu tư, DN đầu tư vào các trang trại trồng bông lớn, hiện đại...

Chỉ có như vậy mới đảm bảo được nguyên liệu bông cho các DN dệt trong nước, giúp ngành bông sợi phát triển bền vững và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Theo DDDN

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng