Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 23:52

Nghịch lý: Giá, phí, thuế!

Có rất nhiều ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xây dựng thủy điện tràn lan như hiện nay là do đầu tư vào lĩnh vực thủy điện thu lãi cao. Tuy nhiên, thực tế, nhiều nhà máy thủy điện lại đang điêu đứng vì không trang trải được chi phí do lãi suất vay vốn cao, giá bán điện thấp, thuế tài nguyên bất hợp lý...

 - Bán điện giá thấp, nộp thuế giá cao

Theo quyết định của Bộ Tài chính, các nhà máy thủy điện phải nộp thuế tài nguyên nước theo công thức: lấy giá điện bình quân thương phẩm nhân với 2% của sản lượng điện phát. Quyết định số 284/QĐ-BTC ngày 14/2/2012 của Bộ Tài chính công bố giá bán điện thương phẩm bình quân áp dụng tính thuế tài nguyên nước trong năm 2012 là 1.304 đồng/kWh (năm 2011 áp giá ở mức 1.242 đồng/kWh). Đây là mức thuế đang gây bức xúc lớn cho các nhà máy thủy điện vì thực tế chẳng có nhà máy thủy điện nào bán được điện cho EVN với mức giá ấy!

Ông Hoàng Minh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nam Tiến (Lào Cai) - cho biết: Thực tế, Công ty CP Nam Tiến chỉ bán được ở mức giá 800 đồng/kWh, nhiều nhà máy khác còn phải bán với giá rẻ hơn nhiều. Tổng công ty Điện lực miền Trung chỉ bán được điện cho EVN với giá bình quân 400 - 607 đồng/kWh (với nhà máy vận hành trước năm 2008) và 650 - 700 đồng/kWh (với nhà máy vận hành sau năm 2008). “Tại hợp đồng mẫu chuyển đổi theo Thông tư 41 vừa được ký mới đây, Công ty Cổ phần thủy điện Sông Đà- Hoàng Liên cũng chỉ bán được điện cho EVN với giá 600 đồng/kWh (mùa mưa) và 700 đồng/kWh (mùa khô)- ông Nguyễn Thanh Kim- Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thủy điện Sông Đà - Hoàng Liên cho hay.

Trong cuộc tọa đàm “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” cuối tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng khẳng định: Mặt bằng giá điện EVN mua của các nhà máy thủy điện hiện chỉ đạt 600-900 đồng/kWh. Tại cuộc họp báo hôm 4/6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cũng kêu gọi các nhà máy phát điện chia sẻ khó khăn vì EVN đang rất “bí” về tài chính nên không còn khả năng thanh toán nhiều hơn nữa cho các nhà máy điện.

Thực tế, các nhà máy điện rất chia sẻ, thậm chí chấp nhận bán điện cho EVN với giá thấp dưới giá thành. Thế nhưng họ rất khó chấp nhận việc phải nộp thuế theo mức giá mà họ không được hưởng, bởi Bộ Tài chính không căn cứ vào hóa đơn bán điện của các nhà máy để thu thuế mà lại áp theo giá điện thương phẩm EVN bán ra cho khách hàng.

Được biết, các nhà máy thủy điện đã kiến nghị rất nhiều về sự bất hợp lý của cách tính thuế này. Tháng 4/2011, UBND tỉnh Đăk Lăk cũng đã có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đề nghị tính thuế tài nguyên theo giá bán điện thể hiện trên hóa đơn của doanh nghiệp để đảm bảo hợp lý, giúp doanh nghiệp đầu tư thủy điện tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, đến nay vấn đề vẫn chưa được giải quyết (!?).

Theo Quyết định 18 của Bộ Công Thương về bán điện theo chi phí tránh được thì giá bán điện của các nhà máy thủy điện nhỏ vào giờ cao điểm mùa khô đã tăng lên mức rất cao 2.350 đồng/kWh. Vì vậy, mức giá trung bình theo tính toán cũng đạt tới 916 đồng/kWh. Tuy nhiên, trên thực tế, không nhà máy nào đạt được giá điện trung bình ở mức đó. Bởi vì, vào giờ thấp điểm, đặc biệt là thấp điểm mùa mưa, giá chỉ đạt khoảng 400 - 500 đồng/kWh. Sự chênh lệch về giá đã dẫn đến chênh lệch giữa cung và cầu điện.

Trong khi các nhà máy thủy điện dồn sức phát vào giờ cao điểm để được điện giá cao, thì các DN tiêu thụ điện lại chuyển hết qua sản xuất vào giờ thấp điểm để được hưởng điện giá thấp. Hậu quả là Trung tâm Điều độ điện ở một số nơi đã yêu cầu các nhà máy giảm phát điện giờ cao điểm. Trong thời điểm lỗ nặng hiện nay, nếu đến giờ cao điểm cũng không được phát thì các nhà máy thủy điện coi như “bó tay”. Vì vậy, các DN đang đề nghị nhà nước xem xét về chính sách giá cho thủy điện nhỏ.

Đầu tư thủy điện nhỏ: muôn vàn nỗi lo

Về mặt lý thuyết, làm thủy điện không bao giờ lỗ vì đây là lĩnh vực kinh doanh không cạnh tranh, sử dụng nguyên liệu đầu vào rất rẻ (chỉ việc đóng thuế tài nguyên), do giá thành rẻ hơn nhiệt điện nên làm ra bao nhiêu được mua bấy nhiêu. Các nhà máy thủy điện không phải nhập nhiên liệu hay chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, khí gas tự nhiên hay than đá). Tuổi thọ nhà máy cao, chi phí nhân công thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hóa cao.

Hiện cả nước có 1.097 dự án thủy điện với tổng công suất 24.246 MW. Trong đó có 195 dự án đã phát điện (tổng công suất gần 11.000 MW), 245 dự án đang xây dựng (tổng công suất trên 7.000 MW), còn  657 dự án chưa đầu tư.

Như vậy, số dự án đã và đang xây dựng chiếm khoảng 40% số dự án theo qui hoạch, đạt sản lượng khoảng 75% công suất.

Tuy nhiên, với người làm thủy điện thì trong hành trình đầu tư – sản xuất – bán điện vẫn muôn vàn khúc mắc. Ngoài vướng mắc về giá bán điện rẻ, chính sách thuế bất cập, các nhà máy thủy điện nhỏ còn đang rất vướng vì doanh thu không đủ trả lãi suất tiền vay. Hiện tại, suất đầu tư cho một nhà máy thủy điện khoảng 30 tỉ đồng/1 MW, DN phải vay ngân hàng với lãi suất trên 20%/năm, thậm chí có lúc lên đến 24%/năm. Bên cạnh đó, giá vật tư, chi phí nhân công, chi phí vận hành mấy năm gần đây không ngừng tăng cao khiến tổng mức đầu tư các dự án thủy điện tăng vọt.

Theo ông Nguyễn Văn Ngọc – Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Vũ (chủ đầu tư nhà máy thủy điện Mường Hum, Lào Cai), vốn đầu tư bị đội lên 160% so với dự toán, trong khi  lãi suất ngân hàng quá cao, giá điện bán không đạt được mức trần theo quy định khiến nhà máy này đang rất khó khăn. Ông Nguyễn Thanh Kim lo lắng vì mặc dù được phát điện lên lưới hết khả năng của nhà máy nhưng với mức lãi suất trên 20% như hiện nay thì Công ty Cổ phần thủy điện Sông Đà - Hoàng Liên của ông đang điêu đứng vì doanh thu không đủ trang trải.

Ông Phạm Hải Hà - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần công nghiệp Việt Long - cho rằng, ở điều kiện lý tưởng nhất, hiện mỗi MW đầu tư cho thủy điện vẫn lỗ hơn 1 tỉ đồng/năm. Đó là chưa kể, các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh thủy điện còn gặp những rủi ro về thời tiết. Gặp khi hạn hán không có nước có thể phải treo máy dài. Vào mùa mưa có nước thì giá bán điện lại rất rẻ. Nếu chẳng may gặp lũ lớn thì nguy cơ chưa thể tính được.

Thủy điện góp phần rất lớn vào phát triển kinh tế

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, với nhu cầu tăng trưởng điện bình quân 15%/năm, trong điều kiện nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch trong nước (than, dầu, khí) ngày càng cạn kiệt, việc phát triển thủy điện là rất cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng. Mặc dù còn những bất cập nhất định về môi trường, đất đai, khí hậu, dòng chảy…, nhưng thủy điện đã và đang góp phần rất lớn đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế, mang lại lợi ích cho người dân. Vấn đề là phải có chính sách và cơ chế phù hợp để hạn chế tối đa những điểm bất lợi, tận dụng khai thác những ưu thế của thủy điện.

Thực tế, bên cạnh nhiệm vụ phát điện, chống lũ, chống hạn, gần đây một số nhà máy đã phối hợp tốt với địa phương để hỗ trợ, giảm bớt khó khăn, ổn định đời sống cho nhân dân, điển hình là Thủy điện A Vương, Yaly... Công ty Cổ phần Nam Tiến và Công ty TNHH Mạnh Trường (Lào Cai) vừa ký cam kết sẽ chiết khấu 20 đồng/kWh (tính theo sản lượng điện thương phẩm bán cho EVN) để đóng góp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lào Cai. Số tiền này khoảng 1,5 tỉ đồng/năm sẽ dùng chi trả cho các chủ rừng - là các hộ gia đình nông dân thuộc khu vực 4 nhà máy thủy điện trên đang sử dụng nguồn lợi từ rừng.

Nhằm tháo gỡ phần nào khó khăn cho các doanh nghiệp, mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai đã kiến nghị Bộ Tài chính áp giá tính thuế tài nguyên điều chỉnh theo giá bán điện thực tế của nhà máy. Đề nghị EVN tăng giá mua điện cho doanh nghiệp lên bằng 80% giá bán bình quân và được điều chỉnh hàng năm theo giá bán điện bình quân đó. Đề nghị nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư thủy điện trong thời gian lãi suất tăng đột biến; cho phép các nhà máy thủy điện nhỏ được giảm  những tháng mùa mưa (từ 4 tháng xuống 3 tháng) để phù hợp với điều kiện thủy văn thực tế và DN đỡ thiệt thòi do giá bán điện trung bình mùa mưa rất thấp.

Được biết, theo Thông tư 41 về cơ chế điều chỉnh giá, những vấn đề trượt giá, phí môi trường, thuế tài nguyên sẽ được điều chỉnh trong giá mua điện hàng năm cho DN. Hiện các DN đang rất hy vọng việc điều chỉnh này có thể xóa bỏ phần nào sự bất công về giá, phí, thuế mà DN đang phải chịu. 

Ngọc Loan

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Thừa Thiên Huế: Đâu là nguyên nhân khiến sản xuất điện giảm trong 10 tháng đầu năm?