Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng (50 tuổi, đồng bào dân tộc Xơ-đăng) đến nay đã thành tỷ phú với việc trồng sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Bán 65kg sâm, thu về gần 9,5 tỷ đồng từ phiên chợ sâm Ngọc Linh Xây dựng Nam Trà My thành trung tâm giống dược liệu quý hiếm của quốc gia

Tỷ phú trên đỉnh Ngọc Linh

Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên từ nhỏ ông Nguyễn Văn Lượng – người đồng bào Xơ-đăng (trú thôn 2, xã Trà Linh, Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) phải tự mình bươn chải, kiếm sống.

Ông Lượng kể ông đã gắn với cây sâm Ngọc Linh từ khi còn là cậu thanh niên. Lúc đó ông đã biết đi tìm củ sâm trong rừng về bán và chọn giống sâm để trồng.

Năm 2000, khi cây sâm có giá trị, ông Lượng bắt đầu chọn khu vực trồng sâm tập trung dưới tán rừng.

Những năm tiếp theo, số tiền thu từ việc bán cây sâm Ngọc Linh tăng lên, ông Lượng đã đứng ra thành lập tổ trồng sâm thu hút một số hộ gia đình trong nóc Măng Lùng tham gia. “Khi giá trị cây sâm được nâng lên, vùng trồng sâm xuất hiện tình trạng trộm cắp nên tôi đã thành lập các chốt sâm, kêu gọi người dân cùng tham gia trồng và túc trực bảo vệ 24/24”, ông Lượng cho hay.

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh
Hiện ông Nguyễn Văn Lượng sở hữu vườn sâm khoảng 30ha. Ảnh: NVCC

Sau hàng chục năm ăn ngủ trong rừng để trồng sâm, đến nay, anh Nguyễn Văn Lượng có vườn sâm khoảng hơn 30ha, trở thành tỷ phú trên đỉnh Ngọc Linh và gặt hái nhiều thành quả với loại dược liệu quý này.

Những cây sâm lớn từ 5-7 tuổi đã cho thu hoạch hạt, lá, và củ. Mỗi năm, bình quân ông thu về hàng chục tỷ đồng. “Mỗi năm vườn bán khoảng 100 ký sâm, 500-600 nghìn hạt, 500 kg lá. Số tiền thu về tôi sẽ tái đầu tư, nhân giống, mở rộng diện tích”, ông Lượng chia sẻ.

Theo giá hiện nay, sâm tươi Ngọc Linh hiện dao động từ 60 triệu đồng đến khoảng 200 triệu đồng/kg tùy theo loại. Giá lá sâm Ngọc Linh dao động 10 - 12 triệu đồng/kg, hoa sâm 15 - 17 triệu đồng/kg, hạt sâm có giá 80 - 100 triệu đồng/1.000 hạt.

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh
Vườn sâm Ngọc Linh của ông Lượng. Ảnh: NVCC

Hỗ trợ sâm giống cho người dân

Không chỉ phát triển trồng sâm của riêng mình, ông Lượng còn chia sẻ cây sâm giống, hỗ trợ kỹ thuật để người dân cùng trồng sâm, vươn lên thoát nghèo.

Hiện nay, ông Lượng tạo việc làm ổn định cho hơn 100 người dân địa phương với mức tiền công khoảng 9 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, ông còn hỗ trợ cây giống hằng năm cho bà con để cùng nhau trồng sâm trong chốt, bảo vệ rừng.

“Trước đây xã Trà Linh nói riêng và huyện Nam Trà My nói chung rất khó khăn, còn nhiều hộ nghèo, nhờ Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ cho vay vốn, cùng với việc bà con chung tay trồng và phát triển sâm Ngọc Linh, đến nay đời sống người dân đã cải thiện rõ rệt”, ông Lượng chia sẻ.

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh
Ông Lượng cho biết nhờ trồng sâm Ngọc Linh, đến nay đời sống người dân đã cải thiện rõ rệt

Theo ông Lượng, mới đây Chính phủ vừa ban hành “Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng tới năm 2045”, việc đó sẽ giúp bà con yên tâm tiếp tục trồng và phát triển cây sâm Ngọc Linh, từng bước đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm của quốc gia. Bên cạnh đó, ông cũng mong nhà nước sớm cho phép bà con thực hiện trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng đặc dụng. Đồng thời, có các cơ chế hỗ trợ phát triển. nhất là nguồn vốn vay để bà con có thể đầu tư mở rộng phát triển dược liệu nói chung và cây sâm Ngọc Linh nói riêng.

Người đồng bào Xơ-đăng trở thành tỷ phú nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Ông Nguyễn Văn Lượng cùng Lương y - Dược sỹ Đào Kim Long (người đầu tiên phát hiện giá trị sâm Ngọc Linh). Ảnh: NVCC

Ngoài việc trồng sâm, bản thân ông Lượng luôn đau đáu chuyện giữ rừng, vì vậy suốt mấy mươi năm bám núi trồng sâm, ông luôn dành thời gian để trồng lại rừng, vừa muốn có hình thức để bảo vệ rừng; vừa giữ môi trường để cây sâm được phát triển.

Người Xơ-đăng sống trên núi Ngọc Linh quan niệm, trồng rừng không chỉ để giữ núi, mà trồng rừng còn là để bảo vệ những vườn sâm quý. Đối với ông Nguyễn Văn Lượng và đồng bào của mình, rừng thực sự rất cần và rất quý, vì đời sống của đồng bào ở đây là phải gắn bó với rừng.

Ông Lê Thanh Hưng – Bí thư Huyện ủy Nam Trà My cho biết, từ một huyện xuất phát điểm kinh tế thấp, đến nay huyện miền núi Nam Trà My đã có một nền tảng kinh tế - xã hội phát triển khá toàn diện, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 10%. Những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Nam Trà My đã tập trung phát triển sâm Ngọc Linh trở thành cây trồng chủ lực để thoát nghèo. Các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, nhóm hộ đã tham gia trồng sâm Ngọc Linh với tổng diện tích gần 810 ha, với khoảng hơn 3 triệu cây. Thu nhập bình quân đầu người gần 35 triệu đồng/năm, tăng gần 11 lần so với năm 2003. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn dưới 45%.
Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sâm Ngọc Linh

Tin cùng chuyên mục

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Bến Tre đưa 3 mỏ cát có trữ lượng hơn 4 triệu khối ra đấu giá

Bến Tre đưa 3 mỏ cát có trữ lượng hơn 4 triệu khối ra đấu giá

Vì sao Thái Nguyên giải ngân vốn đầu tư công chậm?

Vì sao Thái Nguyên giải ngân vốn đầu tư công chậm?

Sóc Trăng: Cần ban hành chính sách hỗ trợ người dân khu vực dự án điện gió

Sóc Trăng: Cần ban hành chính sách hỗ trợ người dân khu vực dự án điện gió

Hà Tĩnh: Nước sông Ngàn Phố vượt báo động 2, nhiều nơi ngập sâu

Hà Tĩnh: Nước sông Ngàn Phố vượt báo động 2, nhiều nơi ngập sâu

Hà Nội: Khởi công nâng cấp Tỉnh lộ 429a, Cụm công nghiệp Kim Bài

Hà Nội: Khởi công nâng cấp Tỉnh lộ 429a, Cụm công nghiệp Kim Bài

Nam Định phân bổ 8 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3

Nam Định phân bổ 8 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều khu vực bị cắt điện cả ngày vào cuối tuần

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều khu vực bị cắt điện cả ngày vào cuối tuần

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Quảng Nam thống nhất hướng tuyến đường dây 500kV Thạnh Mỹ - Rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi

Quảng Nam thống nhất hướng tuyến đường dây 500kV Thạnh Mỹ - Rẽ Quảng Trạch - Dốc Sỏi

Lúa ngập úng nghiêm trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo khẩn

Lúa ngập úng nghiêm trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo khẩn

Hà Tĩnh: Chủ động di dân, không để thiệt hại về người do bão số 4 gây ra

Hà Tĩnh: Chủ động di dân, không để thiệt hại về người do bão số 4 gây ra

Cần Thơ: Vì sao chưa quyết toán 63 dự án đã hoàn thành?

Cần Thơ: Vì sao chưa quyết toán 63 dự án đã hoàn thành?

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Quy hoạch Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành cửa khẩu thông minh có hạ tầng hiện đại

Quy hoạch Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành cửa khẩu thông minh có hạ tầng hiện đại

Xuất hiện hàng loạt kỷ lục chưa từng có tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Xuất hiện hàng loạt kỷ lục chưa từng có tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hà Tĩnh: Hàng chục ngôi nhà bị tốc mái do ảnh hưởng bão số 4

Hà Tĩnh: Hàng chục ngôi nhà bị tốc mái do ảnh hưởng bão số 4

Xem thêm