Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 16/11/2024 11:40

Người nông dân nổi tiếng cùng trang trại chăn nuôi

Trong Lễ vinh danh 10 Công dân Thủ đô ưu tú được thành phố tổ chức vừa qua có một gương mặt nông dân là anh Nguyễn Văn Thanh - nông dân chăn nuôi lợn theo công nghệ cao ở xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa. Câu chuyện về người nông dân quyết chí làm giàu trên mảnh đất quê hương và hỗ trợ cho nhiều nông dân thoát nghèo rất đáng để suy ngẫm, học tập.

Trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Văn Thanh ở xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa.

 - Nuôi lợn "công nghệ cao" Trên đường về Vạn Thái, Ứng Hòa thăm trang trại nuôi lợn của anh Nguyễn Văn Thanh, lời giới thiệu của ông Phan Anh - Trưởng ban Kinh tế, Hội Nông dân thành phố về mô hình "nuôi lợn công nghệ cao, 100% tự động hóa, trang trại sạch đẹp, thoáng mát, lợn nằm điều hòa, quạt điện" khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Trang trại nuôi lợn của anh Thanh nằm xa khu dân cư, trên cánh đồng trước đây vốn là lò đốt gạch, gây ô nhiễm môi trường. Lối đi duy nhất vào khu chuồng trại được lát bê tông, chứa nước có dung dịch sát khuẩn, khử trùng và được lưu thông liên tục. Bước vào căn phòng dùng làm trụ sở giao dịch và tiếp khách, chúng tôi không hề biết, phía sau cánh cửa kia là nơi cư ngụ của 65 con lợn đực ngoại được nuôi để cung cấp giống phục vụ dự án "Chuyển giao tinh lợn đến hộ nông dân để nâng cao chất lượng đàn lợn thịt" - một dự án hoàn toàn miễn phí của thành phố dành cho các hộ nuôi lợn thuộc 6 huyện phía tây Thủ đô. Chuồng lợn sạch sẽ, có quạt mát, đèn điện, lợn uống nước sạch, ăn thức ăn công nghiệp đạt chuẩn, nằm trên sàn bê tông thoáng mát. Đây là những chú lợn giống tuyển chọn từ Canada, Mỹ và được công nhân chăm sóc nuôi dưỡng kỹ lưỡng. Chỉ riêng đàn lợn này mỗi năm đã thu về cho trang chủ từ 2,5 đến 3 tỷ đồng. Một góc khác của khu trang trại dành cho 1.300 con lợn nái. Lợn mới đẻ có đèn sưởi, hệ thống cửa ra vào, cửa sổ kín gió. Từ khu chuồng trại này, lợn giống chất lượng cao được cung cấp cho cả một vùng rộng lớn toàn miền Bắc, doanh thu hàng năm không dưới 40 tỷ đồng. Nhưng nguồn thu chủ yếu của trang trại lại nằm ở hơn 10.000 con lợn thịt siêu nạc. Lợn chỉ ăn cám KQ của Mỹ, loại thức ăn đã được chứng nhận chất lượng đạt chuẩn phục vụ thịt sạch khi thành phẩm. Mỗi tháng, trang trại của anh Nguyễn Văn Thanh chi khoảng 7 tỷ đồng tiền cám và riêng lãi từ lợn thịt đã lên đến trên 70 tỷ đồng/năm. Cả ba khu trang trại rộng khoảng 86.000m2 và chỉ có 40 lao động chuyên nghiệp cùng 15 lao động thời vụ nhưng đến chỗ nào cũng sạch sẽ, thoáng mát, ngoài hệ thống chuồng trại được xây dựng kiên cố, còn có khu vực trồng cây xanh, rau sạch, nơi ở cho công nhân. Không chỉ giúp bà con trong xã, ngoài làng có công ăn việc làm ổn định với mức thu nhập trên 4 triệu đồng mỗi tháng, anh Nguyễn Văn Thanh còn tuyển đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật có chuyên môn phục vụ cho công việc… Với việc áp dụng quy trình kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt và toàn diện từ khâu chọn con giống, thức ăn, vệ sinh chuồng trại đến việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên những năm qua, trong khi nhiều cơ sở chăn nuôi điêu đứng vì dịch lợn tai xanh, lở mồm, long móng…, trang trại của anh Nguyễn Văn Thanh vẫn an toàn, sản lượng lợn thịt và con giống không hề giảm sút, tạo chỗ dựa đáng tin cậy cho người chăn nuôi nhiều nơi. Có người gọi đùa anh là "ông nông dân liên hiệp quốc" cũng vì anh thường xuyên liên lạc với các chuyên gia nước ngoài để học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi, biện pháp phòng trừ dịch bệnh. Chỗ dựa của những nông dân nghèo Sinh năm 1963 trong một gia đình có 6 anh em, bố mẹ làm nghề nông và chạy chợ, anh Nguyễn Văn Thanh đã từng trải qua nhiều nghề kiếm kế sinh nhai. Học Khoa Văn Đại học Sư phạm, Trung cấp Tài chính rồi đến làm công ăn lương trong một cơ quan xuất nhập khẩu ở huyện Mỹ Đức, nhưng anh lại say sưa tích lũy kinh nghiệm nuôi lợn. Nhà chật, sống cùng với bố mẹ ở thôn Nội Xá, xã Vạn Thái, anh kể thời gian đầu phải tận dụng cả gầm cầu thang, sân hè, cứ có chỗ nào đủ rộng là anh quây chuồng, nuôi lợn. Thấm thía nỗi vất vả của cảnh người dân quê đồng đất mênh mông mà phải tha phương cầu thực, anh càng quyết chí tìm cách để gia đình và cả bà con có được cuộc sống ổn định trên chính mảnh đất quê mình. Giữa những năm 1989-1990, thực hiện chính sách khoán 10, tỉnh Hà Tây (cũ) có chủ trương phát triển ngành chăn nuôi tập trung. Chính sách mới mang đến cho chàng thanh niên dám nghĩ dám làm một cơ hội đổi đời. Anh Nguyễn Văn Thanh bán hết cả nhà và đất, dốc toàn lực được 50 triệu đồng, thuê một mẫu đất ngoài đồng bãi dựng lán trại và mua 7 con lợn nái về nuôi. Với nhiều người, quyết định của anh thời điểm đó được coi là quá liều lĩnh, thậm chí điên khùng khi dám đặt cược cơ nghiệp cũng như cuộc sống của cả gia đình vào mấy con lợn. Sau một năm, đàn lợn bắt đầu sinh sôi, công việc chăn nuôi có lãi, anh mua thêm con giống, mở mang chuồng trại… Cứ thế, nhiều năm gắn bó với đàn lợn, anh đã có một cơ ngơi khang trang như hiện nay. Nói về dự định khác, anh Nguyễn Văn Thanh chia sẻ, đang xây dựng một hầm bioga sạch phát điện, đầu tư khoảng 25 tỷ đồng, theo tính toán thì mỗi tháng thu khoảng 300 triệu tiền điện. Dự kiến giữa năm 2014, công trình này sẽ được đưa vào hoạt động. Không chỉ nghĩ cách làm giàu cho riêng mình, anh còn thành lập HTX Chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ, gồm 37 thành viên là những nông dân mê làm giàu từ nghề chăn nuôi lợn. Đã 7 năm nay anh là "đầu tàu" giữ chức Chủ nhiệm HTX. Anh cung cấp cho hội viên kiến thức chăn nuôi, hỗ trợ họ mở mang chuồng trại, áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín, hiện đại từ khâu sản xuất giống, cung ứng thức ăn đến cách phòng chống dịch bệnh. Sản phẩm làm ra được anh bao tiêu bằng cách ký hợp đồng với một doanh nghiệp giết mổ tập trung, từ đó phân phối đến hệ thống siêu thị, chợ trên địa bàn toàn thành phố. Theo lãnh đạo Hội Nông dân huyện Ứng Hòa, trung bình mỗi năm trang trại của anh Thanh "kéo" được 6 hộ nông dân trong huyện thoát diện nghèo. Anh nhận nông dân vào làm việc tại trang trại, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức, hộ nào muốn nuôi lợn thì cung cấp con giống, cho tạm ứng trước cả năm tiền lương để dựng chuồng trại… Vì thế, anh Nguyễn Văn Thanh "nổi tiếng" trong làng ngoài xã, khắp huyện rồi đến thành phố không chỉ vì là một chủ trang trại chăn nuôi lợn lớn nhất Ứng Hòa mà còn vì anh là chỗ dựa, điểm tựa cho nhiều bà con nông dân, đặc biệt là những hộ nghèo đang loay hoay tìm hướng làm giàu trên đồng đất quê hương mình.

Theo Hà Nội mới

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp, doanh nhân với khoa học và trách nhiệm vì sức khoẻ cộng đồng

Doanh nhân Việt Nam: Vượt tâm thế người đi sau 'chèo lái' doanh nghiệp vươn xa, lớn mạnh

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam: Doanh nhân vươn xa – Quê nhà thịnh vượng

''Quản trị Xám'': Góc nhìn mới cho tư duy lãnh đạo trong thời đại chuyển đổi

Doanh nhân Hán Thành Tuấn gây dựng khối tài sản 'khủng' như thế nào?

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Quốc hội sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân

Smartthings Việt Nam: Dấu ấn 'phù thủy' tài chính Nguyễn Tất Long

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn