Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 22:30

Người thành danh ở đất Phương Nam

Năm 2012 khép lại, thêm một niềm vui đến với Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Bách Thảo: Tác phẩm “Hạt gạo đi xa” của ông được Hội Văn học nghệ thuật, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long trao giải nhất về chuyên ngành nhiếp ảnh.

Nghệ sĩ Nguyễn Bách Thảo nhận giải thưởng

 - NSNA Nguyễn Bách Thảo là cái tên không xa lạ gì với giới nghệ thuật nhiếp ảnh cả nước, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hơn chục năm qua, ông từng có nhiều tác phẩm ảnh về con người, cảnh đẹp vùng sông nước, cây trái miệt vườn vùng Nam bộ được trao các giải thưởng quốc gia, tổ chức quốc tế và báo chí trong nước. Nhiều báo đã đăng ảnh, đưa tin ông nhận giải thưởng này giải thưởng kia, tuy nhiên không mấy ai biết, trước khi trở thành nhiếp ảnh gia ông Nguyễn Bách Thảo (sinh năm 1943) làm gì và con đường đến với nghệ thuật nhiếp ảnh của ông dài dặc và truân chuyên như thế nào?

*

Sau khi tốt nghiệp Trường sư phạm liên tỉnh Tây bắc, đầu năm 1965, thày giáo trẻ gốc Nam Định - Nguyễn Bách Thảo, khi đó mới 22 tuổi được Ty Giáo dục Hòa Bình điều về Kim Bôi, một huyện có tiếng là rừng thiêng, nước độc từ thời kháng chiến chống Pháp. Câu ca Yêu nhau cho thịt, cho xôi /Ghét nhau đưa đến Kim Bôi, Hạ Bì... ám ảnh suốt một thời gian dài với bất kể ai khi phải về Kim Bôi công tác. Về Kim Bôi, Phòng Giáo dục huyện lại cử thày Thảo về Trường phổ thông cấp II xã Kim Truy, một xã vùng sâu nghèo xơ xác cách huyện lỵ gần 10 km. Thày dạy văn- sử, chữ viết đẹp lại còn hay vẽ, hay đàn... nên được các học sinh và các bậc phụ huynh ở đây rất quý trọng. Nhưng rồi thày Thảo cũng chỉ dạy ở đây 2 năm học. Sau kỳ nghỉ hè năm 1967, Ty giáo dục tỉnh Hòa Bình lại quyết định điều thày làm Hiệu trưởng Trường cấp II xã Mai Hịch tận huyện vùng cao Mai Châu, chỉ cách bờ sông Mã chảy qua Thanh Hóa vài cây số. Đó chính là địa danh được nhắc đến trong bài thơ Tây tiến nổi tiếng của nhà thơ Quang Dũng viết từ năm 1948:

... Chiều chiều oai linh thác gầm thét / Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người / Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói / Mai Châu mùa em thơm nếp xôi...

Thày giáo Thảo làm hiệu trưởng Trường phổ thông cấp II xã Mai Hịch tròn bốn năm học. Và từ năm học 1971- 1972, thày chuyển về dạy học tại Trường phổ thông cấp II xã Bình Minh quê hương. Đó cũng là thời điểm các trường phổ thông cấp II và III triển khai việc in thẻ cho học sinh.Thời đó thợ chụp ảnh, mà chỉ ảnh đen trắng thôi, hiếm lắm. Nhà trường phải lên tận phố huyện, thậm chí tận thành Nam liên hệ và hẹn ngày mới có người về chụp.

Tác phẩm "Hạt gạo đi xa"

Từng khao khát có một chiếc máy để ghi lại hình ảnh của người thân, phong cảnh những nơi mình từng đến, nay lại đứng trước nhu cầu chụp ảnh làm thẻ cho học sinh. Vậy là thày giáo Thảo quyết định dồn hết vốn liếng ít ỏi của một giáo viên nghèo và vay mượn thêm tìm mua chiếc máy Zenit. Rồi nhờ người biết nghề hướng dẫn, tự mày mò chụp, tự chui vào phòng tối tráng phim, rọi ảnh theo phương pháp thủ công. Những tác phẩm ảnh đầu tay mà người chụp rất tâm đắc, thích thú là ảnh chân dung người mẹ kính yêu, ảnh đứa con tập lẫy, tập bò... Đáng nhớ có tấm ảnh nuôi thả bèo hoa dâu của thày, trò Trường cấp II xã Bình Minh được đăng ở vị trí trang trọng trên số Báo Xuân Hà Nam Ninh (tên tỉnh hợp nhất)năm 1976, rồi phóng sự ảnh in kín cả trang Báo Thương mại về Hợp tác xã mua bán xã Đồng Sơn cung ứng vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp.

*

Năm 1981, ông được điều động chuyển công tác vào tỉnh Cửu Long (khi đó Vĩnh Long và Trà Vinh hợp nhất), công việc chính là tổ chức và biên tập tờ tin Công nhân trực thuộc Liên hiệp Công đoàn tỉnh. Một công việc hoàn toàn mới nhưng lại rất phù hợp với khả năng và kiến thức của một giáo viên từng dạy văn học, lại am hiểu về nhiếp ảnh. Còn nhớ ngày khánh thành cây cầu treo dây văng Mỹ Thuận hiện đại nhất Đông Nam Á diễn ra (21/5/2000), trong khi hàng trăm NSNA, phóng viên báo chí Trung ương và địa phương chen chúc nhau chụp cảnh các quan chức cắt băng với cờ hoa rợp trời thì ông Thảo chọn cho mình một thời điểm bấm máy riêng. Khuya đêm hôm đó, ông loay hoay với cây cầu suốt mấy giờ đồng hồ, khi thì ở bờ bắc, lúc thì bờ nam và từ nhiều góc độ ông bấm liền ba cuộn phim màu. Sau một đêm thức trắng, từ hơn 100 tấm ảnh ông Thảo chọn được một kiểu tâm đắc nhất và đặt tên: “Cung đàn quê hương”- Đó là cây cầu Mỹ Thuận vững chãi, hiên ngang, lộng lẫy dưới ánh đèn đêm; 8 vỉ dây văng, mỗi vỉ 16 dây tựa như cây đàn tranh trong Đờn ca tài tử quen thuộc ở đất phương Nam!

 Năm 2000 và 2001,“Cung đàn quê hương” nhận liền 3 giải chính thức: Giải ảnh địa phương, Giải ảnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Giải ảnh quốc gia. Một thành công ngoài sự tưởng tượng của tác giả. Sau 3 giải thưởng, cuối năm 2001, ở tuổi 58 ông Thảo được kết nạp là Hội viên Hội NSNA Việt Nam. Một thành công khác đối với ông Thảo là hai năm sau - năm 2013 - đứa con Nguyễn Vinh Hiển (sinh năm 1972) với tay nghề và những giải thưởng riêng của mình cũng trở thành Hội viên Hội NSNA. Cuối năm 2005, cả hai cha con cùng sánh bước lên bục danh dự tại Khách sạn New World nhận Giải thưởng cuộc thi ảnh do Công ty EPSON và Hội NSNA TP.Hồ Chí Minh tổ chức. Tác phẩm Tình cha của NSNA Nguyễn Bách Thảo nhận giải thưởng lớn, còn NSNA Nguyễn Vinh Hiển đạt giải nhì và giải đặc biệt Epson Color Contest 2005 với tác phẩm Bức tranh quê.

Như vậy cũng là hiếm có trong làng nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam!

Sinh ra trên đất Bắc, nhưng rồi cả cha và con cùng thành danh ở phương Nam. Như vậy kể cũng hiếm có trong làng nghệ thuật nhiếp ảnh cả nước!

Vương Anh Thủy

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp, doanh nhân với khoa học và trách nhiệm vì sức khoẻ cộng đồng

Doanh nhân Việt Nam: Vượt tâm thế người đi sau 'chèo lái' doanh nghiệp vươn xa, lớn mạnh

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam: Doanh nhân vươn xa – Quê nhà thịnh vượng

''Quản trị Xám'': Góc nhìn mới cho tư duy lãnh đạo trong thời đại chuyển đổi

Doanh nhân Hán Thành Tuấn gây dựng khối tài sản 'khủng' như thế nào?

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Quốc hội sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân

Smartthings Việt Nam: Dấu ấn 'phù thủy' tài chính Nguyễn Tất Long

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn