Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo chỉ dẫn của Bác Hồ

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam là chủ trương đúng đắn của Đảng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập từ sớm đến nay vẫn giữ nguyên giá trị.
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam Triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Nỗ lực thực hiện “Mục tiêu kép”

Chủ tịch Hồ Chí Minh không có những tác phẩm kinh điển đồ sộ bàn riêng về vấn đề này, nhưng trong một số bài nói, bài viết Người sớm nhận thấy sự cần thiết phải thực hiện chiến lược “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” và cho rằng, người Việt Nam dùng hàng Việt Nam là yêu nước. Vì vậy, ngay từ những năm 1958, trong bài Nói chuyện tại hội chợ triển lãm thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp”, ngày 21/2/1958, Người khẳng định: “Đồng bào ta nồng nàn yêu nước nên rất muốn dùng hàng của ta sản xuất”.

Yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu, là thang giá trị cao nhất của con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Trong “thời đại Hồ Chí Minh”, yêu nước đã được nâng lên thành chủ nghĩa yêu nước và nội hàm của chủ nghĩa yêu nước được mở rộng: Yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội; trong đó, “dùng hàng của ta sản xuất” cũng là biểu hiện của yêu nước.

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam": Triển khai ở tầm  cao hơn
Hàng Việt đã chiếm trên 80% hàng hoá tại hệ thống siêu thị trên cả nước

Người còn chỉ rõ điều kiện tiên quyết để đồng bào thể hiện lòng yêu nước khi dùng hàng của ta là hàng hóa phải vừa tốt và rẻ. Do đó, Người yêu cầu đối với người sản xuất và trách nhiệm của Đảng, của Chính phủ phải: “Trước nhất người sản xuất phải làm hàng tốt và rẻ. Người sản xuất phải thực thà sản xuất hàng tốt cho đồng bào dùng, không nên làm hàng trưng bày thì tốt mà hàng bán thì xấu. Giá cả phải chăng, không lừa dối người mua. Sản xuất phải thiết thực và đúng hướng, đảm bảo làm nhiều loại hàng tốt và rẻ cần dùng cho đông đảo nhân dân”.

Về phương thức sản xuất ra hàng hóa tốt và rẻ, Người chỉ rõ phải đưa người sản xuất vào hợp tác xã để thay đổi tập quán sản xuất cũ của họ để sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ và chỉ rõ trách nhiệm của Đảng và Chính phủ: “Những người sản xuất phải tổ chức thành tập đoàn, hợp tác xã thì mới có thể sản xuất được nhiều, tốt, không lãng phí tài năng và thời giờ. Có làm được những điều trên thì sản xuất thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp mới có tương lai, mới vẻ vang. Đảng và Chính phủ sẵn sàng giới thiệu hàng của ta sản xuất để đồng bào biết mà dùng”. Có như vậy, một mặt, tăng thu nhập để họ mua được nhiều hàng hóa do công thương nghiệp sản xuất và nâng cao đời sống cho nhân dân lao động; mặt khác, thúc đẩy nông nghiệp phát triển - nền tảng để phát triển công thương nghiệp nhằm tăng nguồn thu cho Nhà nước, đến lượt công thương nghiệp sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt, rẻ phục vụ tiêu dùng người dân và cho phát triển nông nghiệp.

Về vấn đề này, trong Diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II), đọc ngày 25/1/1953, Người nhấn mạnh: “Về kinh tế - tài chính, nông dân đủ ăn đủ mặc, tăng gia sản xuất được nhiều, thì nông nghiệp sẽ phát triển. Họ có tiền mua hàng hóa, thì thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghệ của giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc, cũng như công thương nghiệp quốc doanh sẽ được phát triển. Nông dân hăng hái đóng thuế nông nghiệp thì tài chính của Nhà nước được dồi dào”.

Người cũng chỉ ra tính chất của sản xuất hàng hóa tốt và rẻ trong chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn và giải thích cặn kẽ: “Thói thường, nhanh thì khó tốt, tốt thì khó rẻ! Nhưng đó chỉ là “thói thường” khi người lao động còn phải bán sức mình như một món hàng để kiếm sống. Đối với chúng ta, những người lao động đang làm chủ và xây dựng cuộc sống mới, thì NHIỀU, NHANH, TỐT, RẺ lại gắn bó với nhau như da với thịt. Nếu làm nhiều, làm nhanh, làm tốt nhưng lại không rẻ - nghĩa là nếu phải dùng quá nhiều sức người, sức của - thì rốt cuộc vẫn không đạt được mục đích tăng nhanh mức sống của nhân dân và tăng nhanh tích luỹ để xây dựng công nghiệp, mở mang kinh tế. Cho nên, chúng ta phải hết sức tiết kiệm sức người, sức của trong sản xuất và xây dựng…Tăng năng suất lao động, tiết kiệm vốn, tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, không những giảm được giá thành, mà còn dôi ra một số khá lớn sức người, sức của để sản xuất thêm nhiều hàng hoá, xây dựng thêm nhiều xí nghiệp mới. Thế là đã nhiều, nhanh lại rẻ. Và do rẻ, nên càng nhiều, nhanh”.

Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ra đời ở giai đoạn lịch sử đặc biệt - toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam trong điều kiện rất khó khăn. Do đó, việc khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân bằng việc khuyến khích nhân dân ưu tiên tiêu dùng hàng hóa trong nước là chủ trương đạt “nhiều mục tiêu” cùng một lúc, không chỉ giải quyết những khó khăn trước mắt mà giải quyết được những vấn đề chiến lược lâu dài; thực chất là khơi dậy và phát huy động lực để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những chỉ dẫn đó của Người, chẳng những có giá trị to lớn đối với cách mạng nước ta lúc bấy giờ mà còn giữ nguyên giá trị trong điều kiện hiện nay.

Thấu triệt và vận dụng sáng tạo chỉ dẫn quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Đảng ta - trong những giai đoạn khó khăn của đất nước đã kịp thời đề ra chủ trương và phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 - 2008 đã có tác động tiêu cực đến tất cả các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, để phát huy nội lực vượt qua khó khăn, Bộ Chính trị ra Thông báo Số 264-TB/TW, ngày 31/7/2009 về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong đó chỉ rõ: “Trước yêu cầu đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững, giải quyết tốt an sinh xã hội, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Mục đích cuộc vận động: Phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”.

Hơn 10 năm sau, trước ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, đúng dịp Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19/5/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, trong đó đã tổng kết hơn 10 năm thực hiện Thông báo số 264-TB/TW, ngày 31/7/2009 về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và khẳng định những kết quả đạt được và những hạn chế đó là: Qua hơn 10 năm tổ chức thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người tiêu dùng Việt Nam trong sử dụng hàng Việt Nam; góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội... Tuy nhiên, kết quả Cuộc vận động chưa thực sự toàn diện; chất lượng, mẫu mã và giá cả của nhiều hàng hoá Việt Nam chưa hấp dẫn người tiêu dùng; tình trạng hàng giả, kém chất lượng, không bảo đảm an toàn gây bức xúc và ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước; việc xây dựng, phát hiện, nhân rộng, biểu dương, tôn vinh các điển hình tốt trong thực hiện Cuộc vận động còn hạn chế…; đồng thời, tiếp tục khẳng định: “Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một giải pháp cần thiết, quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn hiện nay”.

Như vậy, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là chủ trương nhất quán của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để Cuộc vận động này đi vào cuộc sống, điều kiện tiên quyết và không thể khác là chúng ta phải quán triệt và vận dụng sáng tạo những chỉ dẫn quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và thực hiện tốt Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19/5/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII.

TS Hà Sơn Thái
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.
Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

63 năm đã trôi qua, nhưng con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn hiện hữu và trở thành một kỳ tích của dân tộc Việt Nam.
Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Những luận điệu xuyên tạc về việc thông báo tăng giá điện gần đây là một chiêu trò quá quen thuộc mà các thế lực thù địch và cơ hội chính trị luôn sử dụng.

Tin cùng chuyên mục

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Vấn nạn lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển xã hội.
Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, tạo điều kiện đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Vuasanca
 đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vuasanca đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lần đầu tiên Vuasanca đoạt giải Khuyến khích “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”.
Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Thời gian qua Đảng bộ Trường Đại học Điện lực đã chủ động đổi mới trong thực hiện “nhiệm vụ kép” - chính trị và chuyên môn.
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Bồi dưỡng văn hoá chính trị: Hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ!

Bồi dưỡng văn hoá chính trị: Hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ!

Nâng cao nhận thức về văn hóa chính trị ở thế hệ trẻ là yếu tố quyết định đến sự ổn định và tiến bộ của quốc gia trong tương lai.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cảnh giác trước những thông tin sai lệch đầu độc giới trẻ

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cảnh giác trước những thông tin sai lệch đầu độc giới trẻ

Dư luận cả nước “dậy sóng” trước phát ngôn “lệch chuẩn” của C.N.Q.V, thí sinh Yên Bái đầu tiên trong 23 năm giành vòng nguyệt quế tại Đường lên đỉnh Olympia.
Cảnh giác, tỉnh táo với thủ đoạn lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá

Cảnh giác, tỉnh táo với thủ đoạn lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá

Các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị đã lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá giúp mỗi người dân Việt Nam hiểu, ý thức được về giá trị của độc lập và niềm tin vào Đảng.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Bài 3: Tiếp tục củng cố trận địa, bảo vệ từ sớm, từ xa

Bài 3: Tiếp tục củng cố trận địa, bảo vệ từ sớm, từ xa

Qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, song vẫn đang đứng trước những khó khăn…
Bài 2: Xây dựng “thế trận 35"

Bài 2: Xây dựng “thế trận 35"

Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội…
Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Ngày 30/8, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức chương trình tôn vinh các điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Thực tiễn đã chứng minh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là công việc thường xuyên, liên tục ở tất các các thời kỳ cách mạng.
Bài 2: Di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Bài 2: Di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam một di sản tinh thần vô giá đó là bản Di chúc của Người.
55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc, hội tụ tất cả tinh hoa truyền thống dân tộc và thời đại, hàm chứa triết lý nhân sinh và văn hóa chính
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động