Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 09:46

Nguồn kinh phí khuyến công: Động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp

Từ nguồn kinh phí khuyến công, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã nâng cao năng lực sản xuất.

Hiệu quả cao từ nguồn vốn khuyến công

Từ nguồn kinh phí khuyến công Quốc gia, thời gian qua, Công ty TNHH MTV Kiều Phương Đông được hỗ trợ 200 triệu đồng và đầu tư thêm 370 triệu đồng để mua sắm 1 máy cắt tách vỏ cứng, phục vụ cho dây chuyền chế biến hạt điều. Thiết bị tiên tiến mới là hàng Việt Nam, với công suất đạt gần 570kg/giờ. Việc đầu tư này sẽ giúp doanh nghiệp từng bước hoàn thiện dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; đồng thời, góp phần giải quyết việc làm cho 30 lao động tại địa phương.

Nguồn kinh phí hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp sản xuất

Đây là một trong những doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được thụ hưởng lợi ích từ nguồn kinh phí khuyến công thời gian vừa qua. Tiếp theo những thành công đó, kế hoạch triển khai đề án khuyến công địa phương năm 2022, Đắk Nông sẽ có 8 đề án với tổng kinh phí thực hiện hơn 3,6 tỷ đồng, trong đó khuyến công địa phương đề nghị hỗ trợ là 1,8 tỷ đồng, kinh phí còn lại từ nguồn vốn tự có của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.

Cụ thể, 08 đề án gồm: hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến trong sản xuất mộc dân dụng tại Công ty TNHH Hải Đăng Đắk Nông, huyện Đắk Mil; hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến trong chế biến cà phê bột của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Long Phan (Chi nhánh 2, huyện Đắk Rlấp); hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm xingfa, hộ kinh doanh Võ Quý, TP. Gia Nghĩa; hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến trong sản xuất đông trùng hạ thảo, hộ kinh doanh cá thể Trần Văn Hồi, Đắk Song; hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến trong chế biến cà phê bột hộ kinh doanh Gold Đắk Mil, huyện Đắk Mil; tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2022; hỗ trợ tư vấn, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói cho 06 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn và khảo sát, xây dựng chương trình kế hoạch khuyến công năm 2023.

Thực hiện Kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2022 được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 2996/QĐ–BCT ngày 28/12/2021 về việc giao kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia năm 2022, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với các cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng kế hoạch cụ thể và hướng dẫn triển khai thực hiện. Sau khi được Cục Công Thương địa phương – Bộ Công Thươngphê duyệt, Trung tâm sẽ triển khai thực hiện ngay.

Đối với Kế hoạch khuyến công địa phương năm 2022 được Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt tại Quyết định số 605/QĐ–UBND ngày 24/03/2022 để triển khai thực hiện 09 đề án (gồm 05 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiên trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản và cơ khí tiêu dùng, 01 đề án Tư vấn thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm, 01 đề án Tổ chức bình chọn sản phẩm cấp tỉnh, 01 đề án khảo sát xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2023); với tổng kinh phí thực hiện là 3.615 triệu đồng; trong đó: kinh phí khuyến công hỗ trợ là 1.800 triệu đồng và kinh phí từ nguồn vốn của các cơ sở công nghiệp nông thôn là 1.815 triệu đồng.

Ngày 22/4/2022, Trung tâm đã phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố, Phòng Kinh tế – Hạ tầng các huyện hướng dẫn các cơ sở công nghiệp nông thôn hoàn thiện hồ sơ đề án theo quy định trình Sở Công Thương thẩm định, phê duyệt đề án.

Đẩy mạnh các hoạt động khuyến công

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thời gian qua còn gặp một số khó khăn như các cơ sở nằm phân tán, đường xá đi lại khó khăn, mạng lưới cộng tác viên khuyến công cấp huyện chưa được hình thành đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc khảo sát, xây dựng, kiểm tra quá trình thực hiện các kế hoạch đề án.

Song song với đó, nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động khuyến công từ nguồn ngân sách địa phương và của tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thụ hưởng của các cơ sở trên địa bàn. Quy mô của một số đề án khuyến công tuy có cải thiện về mức đầu tư, song còn thiếu các đề án khuyến công điểm có sức lan tỏa, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của từng huyện và của tỉnh…

Để khắc phục những bất cập trên, thời gian qua, Sở Công Thương Đắk Nông đã đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung, ban hành một số quy định mới để hoạt động hỗ trợ của khuyến công ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn. Trong quy định mới này, Sở Công Thương đã tham mưu tập trung sửa đổi một số nội dung chính về: Quy trình xây dựng các đề án khuyến công; triển khai thực hiện đề án theo nhóm, điểm; quy định về quy trình xây dựng đề án khuyến công cấp huyện, xã…

Thời gian tới, nguồn vốn khuyến công sẽ tiếp tục tập trung hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến vào sản xuất cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; đẩy mạnh xây dựng các mô hình điểm. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở này và hiệu quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo