Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 14:36

Nhà sản xuất chip thế giới chọn đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp công nghệ lớn của Đức lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư, đồng thời thành lập trung tâm phát triển chip điện tử đặt tại thủ đô Hà Nội.

Chiều ngày 31/5, tại lễ khai trương văn phòng mới tại Hà Nội, Infineon Technologies AG - doanh nghiệp Đức chuyên về các giải pháp bán dẫn cho hệ thống điện và IoT, đã công bố việc mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam và thành lập trung tâm phát triển chip điện tử tại Hà Nội.

Dự kiến đến cuối năm 2023 sẽ có khoảng 25 chuyên gia kỹ thuật hoạt động trong văn phòng mới của Infineon Việt Nam tại Hà Nội. Lực lượng này sẽ tập trung vào việc kiểm thử và tùy chỉnh các mạch kỹ thuật số, mạch tín hiệu analog và tích hợp, hỗ trợ các ứng dụng lái xe tự động, giám sát và cân bằng pin.

Infineon Technologies AG khai trương văn phòng mới và công bố thành lập trung tâm phát triển chip điện tử tại Hà Nội

Các hoạt động của đội ngũ phát triển chip tại Hà Nội được quản lý bởi Infineon Technologies Việt Nam, công ty con trực thuộc Infineon Technologies châu Á - Thái Bình Dương. Ông C.S. Chua, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Infineon Technologies Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, với dân số gần 100 triệu người và cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam đang phát triển thành một thị trường trọng điểm và trở thành điểm đến ưu tiên của các tập đoàn đa quốc gia trong việc tìm kiếm nhân tài kỹ thuật.

“Việt Nam nổi lên như một nhân tố quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành điện tử với các khoản đầu tư kỷ lục vào ngành sản xuất trong những năm gần đây” - ông C.S. Chua nói.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, việc Infineon Technologies AG lập trung tâm phát triển chip điện tử tại Việt Nam là tín hiệu đáng mừng.

“Trong bối cảnh nhiều khó khăn, các tập đoàn đang sắp xếp lại chuỗi sản xuất, mở ra cơ hội cho nhiều quốc gia bao gồm cả Việt Nam. Nhận thức được xu hướng dịch chuyển này, chúng tôi đã có sự chuẩn bị để đón làn sóng đầu tư” - ông Đỗ Nhất Hoàng chia sẻ.

Việt Nam thu hút nhà sản xuất chip thế giới

Ông Hartmut Hiller, Phó Chủ tịch điều hành bộ phận Thiết kế và các dịch vụ hỗ trợ (DES), Infineon Technologies AG cho biết, trung tâm phát triển mới tại Hà Nội sẽ giúp DES đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng liên quan đến kiểm thử chức năng và thiết kế mạch tùy chỉnh cho các giải pháp về hệ thống trên chip của Infineon.

"Trung tâm phát triển chip điện tử mới sẽ củng cố hệ sinh thái phát triển phần cứng tại Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng và chuyên nghiệp" - ông Hartmut Hiller khẳng định.

Phó Chủ tịch điều hành DES cho biết thêm, trung tâm phát triển mới tại Hà Nội được nhận định sẽ giữ vai trò quan trọng trong các kế hoạch tăng trưởng của bộ phận thiết kế và các dịch vụ hỗ trợ, Infineon Technologies AG. Trong giai đoạn đầu, DES sẽ tập trung vào chuyên môn và năng lực về hệ thống trên chip SoC, tìm kiếm các chuyên gia cho kiểm thử chức năng và thiết kế mạch tùy chỉnh.

“Các nhân sự mới này sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa nơi đây trở thành một trung tâm nghiên cứu và phát triển tiêu chuẩn quốc tế, tương tự như các trung tâm R&D quốc tế của Infineon hiện đặt tại Munich (Đức), Villach (Áo), Bangalore (Ấn Độ) và Singapore” - ông Hartmut Hiller nhấn mạnh.

Được biết, chip vi điều khiển cho các ứng dụng về ô tô cũng là hoạt động phát triển mới khác của trung tâm tại Hà Nội, trước mắt sẽ hoạt động dựa trên sự kế thừa kinh nghiệm và hoạt động từ các trung tâm chính của Infineon tại Munich (Đức), Dublin (Ireland) và Singapore. Nhóm phát triển vi điều khiển tại Hà Nội sẽ tập trung bước đầu vào công tác kiểm thử.

Hiện Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử. Với thế mạnh sẵn có này, nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, nước ta có cơ hội trở thành trung tâm sản xuất chip của thế giới, đặc biệt trong bối cảnh nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Intel hay Samsung đều tuyên bố kế hoạch đẩy mạnh sản xuất linh kiện bán dẫn ở Việt Nam.

Theo các chuyên gia, cánh cửa đến với cuộc đua sản xuất chip toàn cầu rộng mở với Việt Nam nhưng điều quan trọng là Việt Nam cần đàm phán với các quốc gia như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,… để đạt được những thoả thuận hợp tác hỗ trợ chuyển giao công nghệ, từ đó, tiến tới việc tự chủ hoàn toàn các công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất bán dẫn, mở sang một trang mới cho nền công nghệ hỗ trợ của Việt Nam.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Kỹ thuật số

Tin cùng chuyên mục

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư