Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 02:59

Nhật Bản giảm mạnh nhập khẩu LNG; điện hạt nhân vào thời kỳ “bùng nổ”

Nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Nhật Bản đã giảm trong năm 2023 xuống mức thấp nhất trong 14 năm qua.

Nhật Bản giảm mạnh nhập khẩu LNG

Theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản, năm ngoái nước này đã nhập khẩu 66,15 triệu tấn LNG, giảm 8,1% so với cùng kỳ trước đó và là lượng nhập khẩu thấp nhất kể từ năm 2009.

Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu bằng đồng Yên đã giảm 22,6% trong năm ngoái, trong bối cảnh nhập khẩu thấp hơn và giá LNG giao ngay giảm, đặc biệt là vào cuối năm 2023, so với mức kỷ lục được thấy vào năm 2022 và đầu năm 2023.

Nhập khẩu LNG vào Nhật Bản tăng 33,6% về khối lượng từ Mỹ, trong khi lượng mua từ các nước châu Á khác, Trung Đông và Nga đều giảm”, giới chức Nhật Bản cho biết.

Điện hạt nhân đang góp phần giảm khí thải nhà kính

Gần đây, Nhật Bản đã khởi động lại một số nhà máy điện hạt nhân và đã thúc đẩy sản xuất điện tái tạo, cho phép nước này nhập khẩu khối lượng LNG thấp hơn so với một thập kỷ trước. Trước đó, nhập khẩu LNG hàng năm của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục 88,5 triệu tấn trong năm 2014.

Theo các thống kế, nhập khẩu LNG của Nhật Bản đã tăng vọt trong tháng 12/2023 lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2023. Bất chấp nhập khẩu LNG tăng vọt, giá LNG giao ngay tại châu Á vẫn tiếp tục giảm, xuống dưới ngưỡng 10 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (MMBtu) vào tuần trước, lần đầu tiên sau gần 8 tháng.

Điện hạt nhân vào thời kỳ “bùng nổ”

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), sản lượng điện hạt nhân toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm tới, đây được cho là dấu hiệu của sự hồi sinh công nghệ hạt nhân và giúp thúc đẩy nỗ lực cắt giảm lượng khí thải nhà kính.

Báo cáo của IEA cho biết, sản lượng từ các nhà máy điện hạt nhân trên toàn cầu dự kiến tăng khoảng 3% trong năm nay và năm tới, lên mức 2.915 TWh, vượt qua mức đỉnh trước đó là 2.809 TWh vào năm 2021. Con số này sẽ tăng thêm 1,5% vào năm 2026.

Tăng trưởng chủ yếu đến từ các lò phản ứng mới ở Trung Quốc và Ấn Độ cũng như sự hoạt động trở lại của các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp sau khi hoàn tất quá trình bảo trì tiến hành từ năm ngoái”, IEA chỉ ra.

IEA cho rằng, việc sử dụng điện hạt nhân (hầu như không phát thải carbon) nhiều hơn cũng như sự tăng trưởng nhanh chóng của các nguồn năng lượng tái tạo gồm gió, mặt trời, thủy điện đang giúp đẩy dần nhiên liệu hóa thạch ra khỏi hệ thống điện và giảm lượng khí thải carbon.

Lượng khí thải carbon toàn cầu trong năm 2023 từ sản xuất điện tăng 1%, nhưng IEA dự đoán mức giảm hơn 2% trong năm nay. Đồng thời, dự báo năng lượng tái tạo sẽ vượt qua than để vươn lên chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng điện toàn cầu vào đầu năm 2025.

Tăng trưởng nhu cầu điện trong vài năm tới sẽ được đáp ứng bởi các nguồn năng lượng phát thải thấp. Và tỷ lệ nguồn cung điện toàn cầu từ máy phát điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm xuống mức thấp kỷ lục 54% vào năm 2026”, IEA nhấn mạnh.

Cũng theo IEA, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hạt nhân ở Trung Quốc giúp nước này chiếm 16% sản lượng điện hạt nhân toàn cầu hiện nay, tăng từ mức 5% vào năm 2014. Bắc Kinh đang đặt mục tiêu tăng công suất lắp đặt điện hạt nhân từ 56 GW lên 70 GW vào năm 2025.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử