Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nhiều cơ hội cho trái cây nhiệt đới Việt Nam vào thị trường EU

Hiện nay, các loại trái cây nhiệt đới đang ngày càng được ưa chuộng tại EU như lựu, chanh dây, vải, quả lý… Trong khi đó, một số quả như thanh long, chôm chôm và mít lại ít phổ biến hơn. Điều này cho thấy còn nhiều dư địa để trái cây Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU.
Xuất khẩu rau quả sang EU chiếm chưa tới 1% thị phần "Mách nước" để trái cây Việt vươn xa

Nhu cầu tiêu thụ tăng cao

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, người tiêu dùng tại EU ngày càng quan tâm và có xu hướng gia tăng tiêu thụ các loại trái cây nhiệt đới, đặc biệt là những loại tốt cho sức khỏe và có hương vị mới. Chẳng hạn, các blog về thực phẩm đã góp phần kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng và chuyên gia thực phẩm để thử nghiệm nhiều loại trái cây nhiệt đới hơn. Hay các nhà hàng sử dụng trái cây nhiệt đới để đổi mới hoặc trang trí món ăn của họ, như trang trí món tráng miệng bằng quả lý chua hoặc quả kế chua. Còn nhà bán lẻ, nhập đa dạng các loại trái cây để người tiêu dùng có sự lựa chọn.

Nhiều cơ hội cho trái cây nhiệt đới Việt Nam vào thị trường EU
Người tiêu dùng EU quan tâm đến trái cây có hương vị mới và tốt cho sức khỏe

Thống kê cho thấy, giá trị nhập khẩu của các mặt hàng ngoại như vải tươi, chanh dây, khế và thanh long tăng 40% trong 5 năm qua (2015 – 2019) lên 142 triệu euro vào năm 2019. Các loại trái cây nhiệt đới khác như quả lựu – trở thành quả phổ biến hàng năm; chanh dây, vải, quả lý cũng được bày bán tại một số nhà bán lẻ lớn vào những dịp khác nhau. Còn chôm chôm, thanh long vẫn được coi là đặc sản. Đây chính là cơ hội để các nhà xuất khẩu trái cây Việt Nam có thể chinh phục thị trường này.

Tuy nhiên, từng thị trường lại có những nhu cầu tiêu thụ khác nhau. Đơn cử như: Đức là một trong những nước tiêu thụ trái cây ngoại nhập khẩu lớn nhất, đặc biệt là lựu và quả lý, cũng như một số quả trái cây nhiệt đới khác; hay Pháp có nhu cầu vải thiều theo mùa rất lớn; trong khi đó Bỉ lại là thị trường có cơ hội tái xuất vải và lựu; Ý có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng hầu hết trái cây nhiệt đới được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước châu Âu khác… Mặc dù có nhu cầu tiêu thụ khác nhau song đại diện Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU lưu ý, các loại trái cây “ngoại” vào EU đều phải đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng được tươi, ngon và chất lượng. Đặc biệt là sản phẩm sạch, bền vững và không có thuốc trừ sâu.

Chứng nhận hữu cơ có thể là một điểm cộng bổ sung. Ngoài ra, trái cây “ngoại” được đánh giá tốt hơn nếu sản phẩm được xử lý đóng gói theo công nghệ và vận chuyển bằng đường biển, vừa giúp kéo dài thời hạn sử dụng mà trái cây vẫn giữ độ ngon”- đại diện Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU nhấn mạnh thêm.

Thực tế, việc vận chuyển bằng đường biển đã giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều cho doanh nghiệp xuất khẩu nếu so sánh với việc vận chuyển bằng đường hàng không, bên cạnh đó, giá cả cũng hấp dẫn, phải chăng hơn đối với người tiêu dùng bình dân. Chanh dây là một trong những loại quả khá phù hợp hơn với vận tải đường biển nhờ vào việc cải tiến bao bì bảo vệ và độ chính xác của nhiệt độ được kiểm soát.

Đảm bảo duy trì chất lượng

Có thể nói, thị trường châu Âu mang đến rất nhiều cơ hội cho các nước có trái cây nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Để cạnh tranh và có chỗ đứng tại thị trường này, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU khuyến nghị, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây của Việt Nam phải có khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao vào các thời điểm cụ thể trong năm và tìm được những người mua quen thuộc với các đặc điểm và phân khúc thị trường.

Tuy nhiên, để vào được thị trường này, điều kiện tiên quyết đặt ra đó là phải tuân thủ các yêu cầu chung đối với trái cây tươi và rau quả. Đó là tránh dư lượng thuốc trừ sâu và chất gây ô nhiễm. “Các nhà bán lẻ lớn ở một số quốc gia thành viên như Đức, Hà Lan và Áo, sử dụng mức dư lượng tối đa (MRL) nghiêm ngặt hơn MRL được quy định trong luật Châu Âu. Các kênh khác, như nhà bán buôn và dịch vụ thực phẩm, cần chú ý nhiều hơn đến hình thức bên ngoài và hương vị của sản phẩm và tuân theo các hướng dẫn chung của Châu Âu.”- Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU thông tin.

Do vậy, các nhà xuất khẩu cần tìm hiểu các MRL có liên quan đến sản phẩm nhiệt đới bằng cách tham khảo cơ sở dữ liệu MRL của EU. Cùng với đó, trong quá trình sản xuất cần giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng cách áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất, vì đây là một chiến lược kiểm soát dịch hại nông nghiệp bao gồm thực hành trồng trọt và quản lý hóa chất.

Các nhà xuất khẩu cần tuyệt đối tuân theo các quy định về kiểm dịch thực vật. Những sản phẩm trái cây xuất khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật trước khi được đưa vào EU”- đại diện thương vụ lưu ý.

Cùng với đó, cần duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cao, cũng như chú ý đến việc bảo quản sản phẩm an toàn, nguyên vẹn trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ để đảm bảo trái cây có tình trạng tốt tại thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, các nhà bán lẻ cũng có thể áp đặt các tiêu chuẩn cá nhân, chẳng hạn như Tesco Nurture, các chuỗi bán lẻ lớn hơn ở Bắc Âu sẵn sàng hơn để mua sản phẩm của bạn nếu tuân thủ tính bền vững và tiêu chuẩn xã hội.

Đặc biệt, với đóng gói bao bì, doanh nghiệp cũng cần lưu ý, các loại trái cây nhiệt đới nhỏ như vải, chôm chôm và chanh dây được đựng trong hộp carton từ 1,5 đến 2,5 kg.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường EU

Tin cùng chuyên mục

Thổ Nhĩ Kỳ kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời

Thổ Nhĩ Kỳ kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời

Việt Nam nhập khẩu 7,8 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Việt Nam nhập khẩu 7,8 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Việt Nam sẽ sớm được mở gian hàng trưng bày trái cây vùng miền tại Trung Quốc

Việt Nam sẽ sớm được mở gian hàng trưng bày trái cây vùng miền tại Trung Quốc

Việt Nam là nguồn cung cá tra lớn nhất cho Colombia

Việt Nam là nguồn cung cá tra lớn nhất cho Colombia

'Sợi dây' chuyển đổi số và chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc phục hồi

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc phục hồi

Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép cán nguội từ Trung Quốc

Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép cán nguội từ Trung Quốc

Cơ hội hợp tác kinh doanh tại Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam năm 2024

Cơ hội hợp tác kinh doanh tại Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam năm 2024

Điểm danh những thị trường Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có kim ngạch từ 10 tỷ USD

Điểm danh những thị trường Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có kim ngạch từ 10 tỷ USD

Nhiều thách thức phòng vệ thương mại

Nhiều thách thức phòng vệ thương mại 'bủa vây' ngành thép nhôm Việt

Doanh nghiệp Việt - Trung ký kết nhiều văn bản hợp tác xúc tiến nông sản

Doanh nghiệp Việt - Trung ký kết nhiều văn bản hợp tác xúc tiến nông sản

Giá xuất khẩu hồ tiêu tháng 9 đạt mức kỷ lục 6.239 USD/tấn

Giá xuất khẩu hồ tiêu tháng 9 đạt mức kỷ lục 6.239 USD/tấn

Giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 9

Giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 9

Việt Nam nhận quyền trượng đăng cai tổ chức FWC 2025

Việt Nam nhận quyền trượng đăng cai tổ chức FWC 2025

Việt Nam giảm nhập khẩu hồ tiêu từ thị trường Brazil

Việt Nam giảm nhập khẩu hồ tiêu từ thị trường Brazil

Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn thứ 3 cho Trung Quốc

Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn thứ 3 cho Trung Quốc

Năng lực ứng phó điều tra phòng vệ thương mại của doanh nghiệp đã có bước tiến

Năng lực ứng phó điều tra phòng vệ thương mại của doanh nghiệp đã có bước tiến

Hàn Quốc là thị trường lớn nhất nhập khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam

Hàn Quốc là thị trường lớn nhất nhập khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam

Ấn Độ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, gạo Việt có chịu tác động?

Ấn Độ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, gạo Việt có chịu tác động?

Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Xem thêm