Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 02:19

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý phát triển cụm công nghiệp (CCN) diễn ra sáng 23/4, ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương đã thông tin sơ lược về Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ (Nghị định số 43).

Theo đó, Nghị định số 43 gồm 5 Chương và 20 Điều. Chương I, quy định chung, gồm có 5 điều; từ điều 1 đến điều 5. Quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng xét tặng, giải thích từ ngữ, thời gian xét tặng, quyền và nghĩa vụ của nghệ nhân. Chương II, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, gồm có 02 điều; từ điều 6 đến điều 7.

Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý phát triển cụm công nghiệp

Về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “/chu-de/nghe-nhan-nhan-dan.topic nhân dân”, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương thông tin: Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ được tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định này đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ và đạt các tiêu chuẩn sau:

Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương. Có thời gian hoạt động liên tục trong nghề thủ công mỹ nghệ hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên.

Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ, kính trọng; là đại diện tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ của cả nước.

Có tri thức, kỹ năng đặc biệt xuất sắc, cụ thể: Sau khi đã được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, Nghệ nhân phải trực tiếp thiết kế, chế tác được 2 sản phẩm, tác phẩm mới có giá trị kinh tế, kỹ thuật và mỹ thuật cao, đạt một trong các tiêu chí: Đạt giải Nhì trở lên các cuộc thi liên quan đến sản phẩm thủ công mỹ nghệ do cơ quan có thẩm quyền tổ chức trong phạm vi cả nước; được Nhà nước Việt Nam cử tham gia các hoạt động trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ đạt thành tích từ giải Ba khu vực, quốc tế trở lên; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tiêu biểu, đánh giá phân hạng cấp quốc gia trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.

Trường hợp “Nghệ nhân ưu tú” trên 70 tuổi, không đáp ứng tiêu chuẩn tại điểm a khoản này thì phải đạt một trong các tiêu chuẩn: Là người dân tộc thiểu số (hiện đang làm nghề và sinh sống ổn định tại vùng dân tộc thiểu số từ 05 năm trở lên); có 02 sản phẩm, tác phẩm trở lên được chọn làm tặng phẩm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng khách cấp cao nước ngoài theo quy định về nghi lễ đối ngoại; được bảo tàng cấp quốc gia lựa chọn làm hiện vật trưng bày; được sử dụng vào công trình phục chế di tích lịch sử - văn hoá (công trình biểu trưng văn hóa) cấp quốc gia.

Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương thông tin một số nội dung cơ bản của Nghị định số 43/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ của cả nước; nắm giữ kỹ năng, bí quyết nghề, truyền dạy nghề cho từ 150 cá nhân trở lên, trừ trường hợp nghề thủ công mỹ nghệ đặc thù hoặc từ 20 cá nhân trở lên hiện đang làm nghề trên 10 năm tại các cơ sở sản xuất hoặc từ 1 cá nhân trở lên được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, theo ông Ngô Quang Trung, danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ được tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định này đạt các tiêu chuẩn sau: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương; có thời gian hoạt động liên tục trong nghề thủ công mỹ nghệ hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ, kính trọng; là đại diện tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ của địa phương.

Có tri thức, kỹ năng đặc biệt xuất sắc, cụ thể: Trực tiếp thiết kế, chế tác được ít nhất 10 tác phẩm, sản phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật và mỹ thuật cao; Đã có sản phẩm, tác phẩm đạt một trong các tiêu chí: Đạt từ giải Nhì trở lên trong các cuộc thi liên quan đến sản phẩm thủ công mỹ nghệ do cơ quan có thẩm quyền tổ chức phạm vi cấp tỉnh hoặc giải ba trở lên trong phạm vi cả nước; được Nhà nước Việt Nam cử tham gia các hoạt động trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ đạt thành tích từ giải Ba khu vực, quốc tế trở lên; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tiêu biểu, đánh giá phân hạng cấp quốc gia trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ; được bảo tàng cấp quốc gia, bảo tàng cấp tỉnh lựa chọn làm hiện vật trưng bày; được sử dụng làm mẫu phục vụ công tác giảng dạy trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học; được sử dụng vào công trình phục chế di tích lịch sử - văn hoá (công trình biểu trưng văn hóa) cấp tỉnh, cấp quốc gia; có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ của địa phương; nắm giữ kỹ năng, bí quyết, truyền dạy nghề cho từ 100 cá nhân trở lên, trừ trường hợp nghề thủ công mỹ nghệ đặc thù hoặc từ 15 cá nhân trở lên hiện đang làm nghề trên 10 năm tại các cơ sở sản xuất.

Hội nghị được kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Chương III gồm có 4 điều; từ điều 8 đến điều 11, quy định về nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng xét tặng; trong đó có 3 cấp Hội đồng, gồm:

Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương, cơ quan thường trực của Hội đồng là Sở Công Thương.

Hội đồng chuyên ngành cấp bộ, do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công Thương địa phương, cơ quan thường trực của Hội đồng là Cục Công Thương địa phương.

Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương địa phương, cơ quan thường trực của Hội đồng là Bộ Công Thương.

Chương IV gồm có 6 điều; từ điều 12 đến điều 17, trong đó quy định về hồ sơ đề nghị xét tặng, nộp và tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng; quy trình thủ tục xét tặng ở hội đồng cấp tỉnh, hội đồng chuyên ngành cấp bộ, hội đồng cấp nhà nước; công bố quyết định của Chủ tịch nước và trao tặng.

Chương V gồm có 3 điều; từ điều 18 đến điều 20. Quy định chuyển tiếp tại chương này: Các cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” đáp ứng quy định, đã gửi đến Sở Công Thương trước ngày Nghị định số 43/2024/NĐ-CP có hiệu lực, đang trong quá trình xét tặng theo quy định tại Nghị định số 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ thì tiếp tục thực hiện theo Nghị định số 123/2014/NĐ-CP.

"Đặc biệt, Nghị định số 43 có một số nội dung mới so với Nghị định 123/2014/NĐ-CP", ông Ngô Quang Trung nhấn mạnh.

Cụ thể, về đối tượng xét tặng, Nghị định làm rõ về đối tượng xét tặng, không áp dụng đối với cá nhân đang được xét tặng hoặc đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể về nghề thủ công truyền thống (do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện).

Nghề thủ công mỹ nghệ, nghề thủ công mỹ nghệ đặc thù, sản phẩm thủ công mỹ nghệ là đối tượng của Nghị định số 43.

Về tiêu chuẩn xét tặng, cụ thể hóa giải thưởng của các hội thi, bổ sung một số tiêu chuẩn về có sản phẩm được công nhận tiêu biểu, đánh giá phân hạng cấp quốc gia, số lượng người làm nghề. Đặc biệt, đối với trường hợp Nghệ nhân ưu tú trên 70 tuổi không đáp ứng tiêu chuẩn liên quan đến đạt giải thưởng, thì có các tiêu chí xét cho phù hợp để đề nghị xét phong tặng Nghệ nhân nhân dân.

Quy định về thời gian tổ chức hoạt động xét của từng cấp hội đồng (Hội đồng cấp tỉnh không quá 90 ngày, Hội đồng cấp chuyên ngành không quá 120 ngày, Hội đồng cấp Nhà nước không quá 120 ngày).

Nghị định cũng phân cấp cho Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức Lễ công bố Quyết định phong tặng của Chủ tịch nước và trao tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cư trú tại địa phương.

Nghị định số 43 được ban hành với các tiêu chuẩn, quy định rõ ràng, cụ thể, kỳ vọng giúp các địa phương thuận lợi trong công tác xét tặng và có nhiều hơn các nghệ nhân được ghi nhận đóng góp và xét tặng danh hiệu”, ông Ngô Quang Trung nói.

Nhóm phóng viên

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan tàu tuần tra, tàu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Cảng Chùa Vẽ

Tổng Bí thư Tô Lâm dự hội nghị trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án tại Hải Phòng

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện Bạch Long Vĩ, TP. Hải Phòng

Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Long An quyết tâm đạt mục tiêu xuất khẩu 7,5 tỷ USD năm 2024

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru

Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra

Thứ trưởng Phan Thị Thắng dự Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Long An

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Hoạt động của Chủ tịch nước Lương Cường tại Cộng hòa Peru

Tổng thống Peru trao tặng Huân chương ‘Mặt trời Peru’ cho Chủ tịch nước Lương Cường

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hòa Peru