Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nhiều doanh nghiệp thực phẩm “khát” đường dịp lễ tết cuối năm

Giá đường tăng giúp các nhà máy đường giảm bớt khó khăn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thực phẩm vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu đường phục vụ sản xuất.
Long An, Đồng Tháp: Phát hiện, ngăn chặn 2 vụ đường cát nhập lậu Quản lý thị trường Phú Yên thu giữ 35 tấn đường cát không có nhãn phụ

Ngành mía đường nội địa với sự trợ lực của Chính phủ

Niên vụ 2022-2023, giá mía được dự báo tăng 50.000 – 80.000 VND/tấn mía 10 CCS, tương đương 1.100.000 - 1.200.000 VND/tấn khi Việt Nam áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thương mại bằng hình thức áp thuế phòng vệ thương mại đối với 5 quốc gia khu vực ASEAN sau khi đã áp dụng đối với Thái Lan. Các chính sách phòng vệ thương mại chính đáng là biện pháp hỗ trợ đúng đắn của Chính phủ cho doanh nghiệp và người dân trồng mía khi lợi nhuận của các nhà máy đường tăng mạnh, điển hình như Công ty CP Mía đường Sơn La ghi nhận lãi sau thuế 81 tỷ đồng quý I, gấp 2,4 lần cùng kỳ năm ngoái và đã vượt 8% kế hoạch cả niên độ 2022 – 2023. Giá thu mua mía cũng tăng lên mức cao kỷ lục từ hơn 1,16-1,22 triệu đồng/tấn mía tươi sạch 10 chữ đường khiến người nông dân phấn khởi, an tâm phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy, tránh tình trạng “được mùa, mất giá”.

Niên vụ 2022-2023, giá đường tăng tích cực với sự trợ lực từ Chính phủ thông qua các biện pháp phòng vệ thương mại

Thiếu đường vẫn là bài toán nan giải

Đan xen với các yếu tố tích cực về giá, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, nước giải khát vẫn đang phải đối mặt với áp lực thiếu đường kéo theo nạn đường lậu hoành hành cho những tháng cuối năm.

Tính đến ngày 30/9/2022, ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ mía 2021-2022. Lũy kế đến kết thúc vụ toàn ngành đã ép được 7,5 triệu tấn mía, sản xuất gần 747.000 tấn đường. Dù sản lượng đường cả nước có tăng nhưng cũng chỉ cao hơn 11,64% so với vụ 2020-2021, chỉ đáp ứng được 37% nhu cầu trong nước với sản lượng tiêu thụ ước tính lên đến gần 2 triệu tấn/năm.

Trong khi đó, giai đoạn quý III, IV là giai đoạn cao điểm sản xuất thực phẩm, bánh kẹo dịp Trung thu và chuẩn bị hàng hoá cho Tết Nguyên đán. Trong khi vụ ép mía của các nhà máy thường bắt đầu từ tháng 12 đã gây ra tình trạng thiếu hụt “giáp hạt” - tồn kho giảm mà chưa vào vụ ép.

Nhiều doanh nghiệp thực phẩm “khát” đường dịp lễ tết cuối năm
Ngành mía đường nội chưa thể phát triển bền vững vùng nguyên liệu – tự chủ nguồn cung vẫn là bài toàn lớn

Trong bối cảnh thiếu hụt như hiện tại, ngày 18/11 vừa qua, Bộ Công Thương đã ra quyết định bổ sung lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường niên vụ 2021 – 2022 là 200 nghìn tấn, trong đó, đường thô là 160 nghìn tấn, đường tinh luyện là 40 nghìn tấn để giúp bổ sung nguyên liệu, phát huy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Trước đó, ngày 23/9/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2022 với tổng lượng 113.000 tấn.

Việc mở thêm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường được coi là động thái mới nhất của Nhà nước nhằm hỗ trợ ngành mía đường giải quyết tình hình thiếu hụt đường nội địa trong ngắn hạn. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu tăng lên ở đúng thời điểm này đã thực sự cứu cánh cho toàn ngành khi thị trường đường được bình ổn, các doanh nghiệp sản xuất sử dụng đường làm nguyên liệu chính có nguồn cung chất lượng và ổn định, người tiêu dùng sẽ được sử dụng các sản phẩm an toàn với mức giá hợp lý.

Như vậy, sau thuế phòng vệ thương mại, hạn ngạch nhập khẩu tăng cao tiếp tục là tín hiệu đáng kỳ vọng cho sự hồi phục mạnh mẽ của ngành mía đường nội địa sau đại dịch. Đồng nghĩa chính phủ đang đặt trọng tâm bồi đắp bệ phóng cho ngành mía đường, giúp đảm bảo nguyên liệu sản xuất trong nước, lợi ích người tiêu dùng và người dân trồng mía.

Tuy vậy, trong dài hạn, trước tình hình thiếu trầm trọng nguồn cung và nhu cầu đường gia tăng đột biến cho sản xuất thực phẩm các dịp lễ tết, thì lượng quota năm 2022 chỉ đáp ứng một lượng rất nhỏ lượng cầu. Thực tế, các doanh nghiệp và hiệp hội các ngành sản xuất trong nước cũng đã kêu gọi sự hỗ trợ từ Chính phủ và đề nghị bổ sung lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường để đảm bảo nhu cầu sử dụng nguyên liệu đường trên cả nước. Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cũng đã có công văn gửi đến Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đề xuất xem xét cho tiến hành thêm ít nhất 2 lần đấu thầu hạn ngạch bổ sung sớm trong năm 2022.

Nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đồng hành cùng người nông dân và phát triển vùng nguyên liệu bền vững giúp chủ động nguyên liệu cho sản xuất còn cần rất nhiều sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ Chính phủ. Diễn biến giá đường và triển vọng của ngành trong thời gian tới phụ thuộc rất lớn vào việc bổ sung cấp bách lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường trước dịp Tết dương lịch để cân bằng nhu cầu ngày càng tăng từ thị trường.

Thu Huyền
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành mía đường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị trường dầu gặp áp lực, cơ hội nào cho OPEC+ tăng sản lượng?

Thị trường dầu gặp áp lực, cơ hội nào cho OPEC+ tăng sản lượng?

Dầu thô đã trải qua tuần giao dịch đầu tháng 9 với nhiều áp lực, thậm chí giá dầu WTI dần dần đi xa mốc 70 USD/thùng.
Hà Nam đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão

Hà Nam đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão

Sở Công Thương Hà Nam đề nghị các đơn vị chủ động phương án dự trữ, tìm kiếm nguồn hàng, cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão.
Thị trường hàng hóa hôm nay 12/9: Lực mua mạnh quay lại thị trường kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/9: Lực mua mạnh quay lại thị trường kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên rớt mạnh, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới lại quay đầu đi lên trong ngày hôm qua (11/9).
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Vuasanca sẽ giới thiệu đến bạn đọc một chiến lược giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận trong trường hợp giá thị trường của tài sản cơ sở sẽ ít biến động.
Khắc phục khó khăn do vận chuyển, các doanh nghiệp tiếp tục chuyển mạnh rau củ từ Nam ra Bắc

Khắc phục khó khăn do vận chuyển, các doanh nghiệp tiếp tục chuyển mạnh rau củ từ Nam ra Bắc

Mặc dù gặp khó khăn do vận chuyển, các kênh bán lẻ đang tiếp tục vận chuyển rau củ quả từ miền Nam ra miền Bắc để kịp thời cung ứng cho các vùng bị bão lũ.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thị trường Tết Trung thu phong phú, sức mua giảm

Thừa Thiên Huế: Thị trường Tết Trung thu phong phú, sức mua giảm

Gần đến Tết Trung thu, nhiều cửa hàng bán bánh trung thu, đầu lân…tại TP. Huế lại rộn ràng, phong phú về chủng loại, song sức mua lại giảm so với mọi năm.
Kịp thời cung ứng nhu yếu phẩm và hàng hoá thiết yếu đến các vùng bị chia cắt bởi bão, lũ

Kịp thời cung ứng nhu yếu phẩm và hàng hoá thiết yếu đến các vùng bị chia cắt bởi bão, lũ

Theo Vụ Thị trường trong nước, tính đến 12h sáng nay (11/9), các địa phương đã kịp thời cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hoá đến các vùng bị chia cắt do bão lũ.
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/9: Sau phiên khởi sắc, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục đảo chiều

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/9: Sau phiên khởi sắc, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục đảo chiều

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động trong phiên giao dịch hôm qua (10/9).
Hà Nội: Siêu thị liên tục

Hà Nội: Siêu thị liên tục 'vào hàng', đáp ứng nhu cầu thực phẩm tăng cao của người dân

Liên tục vào hàng tại kho và trên quầy kệ, các siêu thị đã đáp ứng sức mua thực phẩm của người dân Thủ đô trước lo ngại tác động hoàn lưu sau bão số 3.
Hà Nội: Sẵn sàng cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân

Hà Nội: Sẵn sàng cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân

Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người dân Thủ đô.
Người dân không nên tích trữ hàng hoá quá mức, ưu tiên vùng ảnh hưởng nặng bởi bão số 3

Người dân không nên tích trữ hàng hoá quá mức, ưu tiên vùng ảnh hưởng nặng bởi bão số 3

Bộ Công Thương khuyến cáo người dân không tích trữ nguồn nhu yếu phẩm quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra.
Hàng trăm tấn rau củ được chuyển từ Nam ra Bắc phục vụ người dân sau bão số 3 (Yagi)

Hàng trăm tấn rau củ được chuyển từ Nam ra Bắc phục vụ người dân sau bão số 3 (Yagi)

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã tăng cường vận chuyển rau củ từ Nam ra Bắc để phục vụ người dân, đặc biệt là những địa phương bị ảnh hưởng nặng bởi bão số 3.
Thị trường hàng hóa hôm nay 10/9: Lực mua mạnh kéo chỉ số MXV-Index bật tăng

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/9: Lực mua mạnh kéo chỉ số MXV-Index bật tăng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua mạnh mẽ đã quay trở lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần (9/9).
Cập nhật nhanh thị trường hàng hoá tại các địa phương sau bão số 3 đến 15h chiều 9/9

Cập nhật nhanh thị trường hàng hoá tại các địa phương sau bão số 3 đến 15h chiều 9/9

Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương vừa có báo cáo nhanh về thị trường hàng hoá tại các địa phương sau bão số 3 tính đến 15h chiều 9/9.
Không để thiếu hàng hoá thiết yếu sau bão số 3, kể cả những nơi bị cô lập

Không để thiếu hàng hoá thiết yếu sau bão số 3, kể cả những nơi bị cô lập

Đến 9h sáng 9/9, hệ thống phân phối bán lẻ nhiều địa phương bị ảnh hưởng, nhiều nơi bị cô lập. Mục tiêu lớn nhất là không để thiếu hàng hoá thiết yếu sau bão.
Không để gián đoạn hoạt động vận chuyển hàng hoá do ảnh hưởng bão số 3

Không để gián đoạn hoạt động vận chuyển hàng hoá do ảnh hưởng bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3, việc vận chuyển hàng hoá ít nhiều gặp khó khăn, các địa phương nỗ lực cưa cắt cây, dọn dẹp đường phố để tạo điều kiện cho vận chuyển.
Đến 15h chiều 7/9, tình hình hàng hoá tại các địa phương ra sao sau khi bão số 3 đổ bộ?

Đến 15h chiều 7/9, tình hình hàng hoá tại các địa phương ra sao sau khi bão số 3 đổ bộ?

Đến chiều nay (7/9), tình hình hàng hoá tại các địa phương vẫn ổn định, kể cả các địa phương đang chịu ảnh hưởng mạnh của bão số 3.
Thị trường hàng hoá sáng 7/9/2024: Lượng mua giảm, hàng hoá dồi dào, giá ổn định

Thị trường hàng hoá sáng 7/9/2024: Lượng mua giảm, hàng hoá dồi dào, giá ổn định

Sáng 7/9/2024, ngày thứ 2 bão số 3 đổ bộ các địa phương, lượng hàng hoá tại chợ, siêu thị vẫn dồi dào, hoạt động mua bán giảm nhiều so với chiều hôm qua.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hoá trước cơn bão số 3

Chùm ảnh: Bộ Công Thương kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hoá trước cơn bão số 3

Chiều ngày 6/9, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hóa tiêu dùng trước bão số 3.
Hàng hoá chuẩn bị chống bão số 3 đảm bảo đáp ứng nhu cầu, người dân không cần tích trữ quá nhiều!

Hàng hoá chuẩn bị chống bão số 3 đảm bảo đáp ứng nhu cầu, người dân không cần tích trữ quá nhiều!

Đây là khẳng định của đại diện Bộ Công Thương trong buổi kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trước khi siêu bão số 3 đổ bộ, chiều 6/9.
Rau xanh, thịt cá tại siêu thị Lotte Tây Hồ

Rau xanh, thịt cá tại siêu thị Lotte Tây Hồ 'cháy hàng' trước khi siêu bão Yagi đổ bộ

Tối 6/9 trước khi siêu bão Yagi đổ bộ vào đất liền, sức mua tăng đột biến nên các quầy hàng rau xanh, thịt cá, thực phẩm tại siêu thị Lotte Tây Hồ 'cháy hàng'.
AEON Việt Nam đảm bảo đủ nguồn hàng tại các siêu thị khu vực phía Bắc

AEON Việt Nam đảm bảo đủ nguồn hàng tại các siêu thị khu vực phía Bắc

Nhằm đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân, hiện AEON Việt Nam đã dự trữ sẵn hàng hóa tại các siêu thị của AEON, nhất là khu vực phía Bắc.
Đảm bảo nguồn cung hàng hoá tại các tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3

Đảm bảo nguồn cung hàng hoá tại các tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3

Bộ Công Thương ban hành Công điện số 6751/CĐ-BCT về ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2024, trong đó chỉ đạo các Sở Công Thương đảm bảo nguồn cung hàng hoá.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2024 tăng 8,5%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2024 tăng 8,5%

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng ước đạt 4.148,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5%.
Thị trường bán lẻ: Doanh số ‘khủng’, doanh nghiệp đua nhau mở cửa hàng mới

Thị trường bán lẻ: Doanh số ‘khủng’, doanh nghiệp đua nhau mở cửa hàng mới

Bức tranh trên thị trường bán lẻ đang khá sáng màu khi các doanh nghiệp đồng loạt tuyên bố lãi “khủng” và có nhiều kế hoạch mở cửa hàng mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động