Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nhiều nhà đầu tư quan tâm đến công nghiệp Alumin Đắk Nông

Cùng với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), nhiều nhà đầu tư khác như Việt Phương, Hoà Phát đã bày tỏ sự quan tâm đến công nghiệp Alumin Đắk Nông.
Phải có tầm nhìn xa hơn về phát triển công nghiệp Alumin và nhôm ở Việt Nam Đắk Nông: Tiềm năng lớn phát triển công nghiệp Alumin, luyện nhôm và năng lượng Công nghiệp Alumin: Đóng góp tích cực cho kinh tế Đắk Nông

Hiệu quả cao

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, trong giai đoạn 2010-2020, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã đưa vào hoạt động sản xuất Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ (Đắk R’lấp). Đây là nền móng đầu tiên, khởi đầu cho việc hình thành Trung tâm công nghiệp Nhôm tại Đắk Nông.

Dự án do TKV làm chủ đầu tư, với công suất thiết kế là 650.000 tấn alumin/năm. Đây là một trong hai dự án thí điểm trong ngành công nghiệp mới - công nghiệp khai thác, chế biến quặng bô xít tại Tây Nguyên, để sản xuất alumin tiến tới sản xuất nhôm.

Nhiều nhà đầu tư quan tâm đến công nghiệp Alumin Đắk Nông
Công nghiệp Alumin đóng góp tích cực vào kinh tế Đắk Nông

Dự án có tổng mức đầu tư là 16.822 tỷ đồng. Sau 5 năm đi vào vận hành sản xuất thương mại, đến nay, hoạt động sản xuất của nhà máy tương đối ổn định và đạt được công suất thiết kế. Sản phẩm đầu ra của Nhà máy chất lượng tốt, bảo đảm yêu cầu của khách hàng. Trong giai đoạn 2015-2020, dự án đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 1.517 tỷ đồng.

Ngoài Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, hiện nay, nhiều nhà đầu tư cũng bày tỏ sự quan tâm đến ngành công nghiệp Alumin của Đắk Nông. Đơn cử, tháng 4 vừa qua, thông tin từ UBND tỉnh Đắk Nông cho biết tỉnh này đã có buổi làm việc với Tập đoàn Hòa Phát liên quan việc đầu tư tổ hợp các nhà máy tuyển quặng, điện phân nhôm, điện gió tại Đắk Nông.

Theo đó, Tập đoàn Hòa Phát đề xuất đầu tư cụm dự án Alumin (công suất 2 triệu tấn Alumin/năm) và nhà máy tuyển quặng công suất 5 triệu tấn/năm. Địa điểm xây dựng nhà máy tuyển thuộc địa phận xã Đắk D’rung, Nâm N’Jang và Trường Xuân, H.Đắk Song. Dự án điện phân nhôm, công suất 0,5 triệu tấn/năm và dự án nhà máy điện gió Hòa Phát công suất 1.500 MW, xây dựng tại H.Đắk Song và H.Tuy Đức. Tổng kinh phí đầu tư của tổ hợp các dự án trên là hơn 4,3 tỉ USD.

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát khẳng định, nếu được tỉnh Đắk Nông chấp thuận đầu tư, Hòa Phát cam kết sẽ tập trung nguồn lực mạnh nhất để khởi công xây dựng. Theo tính toán của Tập đoàn này, các dự án tại Đắk Nông khi đi vào hoạt động sẽ đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 3.000 tỉ đồng/năm và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.

Cũng trong tháng 4, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông Ngô Thanh Danh đã có buổi làm việc với Công ty CP Tập đoàn Việt Phương để nghe doanh nghiệp này đề xuất, xin chủ trương đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi làm việc, Tập đoàn Việt Phương đề xuất đầu tư 4 dự án lớn. Đó là Dự án tổ hợp Boxit - Alumin- Nhôm Đắk Glong; Dự án điện gió thuộc huyện Tuy Đức, Đắk Song và Đắk Glong; Khu công nghiệp Nhân Cơ 2; Tổ hợp khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng tại TP. Gia Nghĩa.

Tổ hợp bô xít - alumin - nhôm Đắk Glong, diện tích 600 ha nằm trên địa bàn H.Đắk Glong, quy mô 2 triệu tấn alumin/năm; 600.000 tấn nhôm/năm. 7 dự án điện gió nằm trên địa bàn H.Tuy Đức, H.Đắk Song và H.Đắk Glong, tổng công suất là 690 MW. Khu công nghiệp Nhân Cơ 2, diện tích 400 ha tại xã Nhân Cơ, H.Đắk R’lấp. Tổ hợp khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, quy mô 30 lô biệt thự, trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại tọa lạc tại TP.Gia Nghĩa.

Lãnh đạo tỉnh Đắk Nông bày tỏ sự đồng tình với các doanh nghiệp, đồng thời giao các sở, ngành cùng với Công ty xử lý, giải quyết những vướng mắc, nhất là tích hợp các quy hoạch trong tổng thể chung.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp bô xít - nhôm

Quyết tâm phát triển ngành công nghiệp alumin đã được chỉ rõ tại Dự thảo Quy hoạch tỉnh Đắk Nông Thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, quan điểm, mục tiêu, định hướng của tỉnh đề ra là trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là tăng sức cạnh tranh trên thị trường, với các ngành chủ lực là công nghiệp Alumin – Nhôm, năng lượng tái tạo và chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; giảm dần các ngành công nghiệp thâm lao động; chú trọng bảo vệ môi trường, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia và giải quyết các vấn đề xã hội.

Mục tiêu cụ thể là đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp trong GRDP đạt 16,7%; tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) bình quân giai đoạn 2021-2015 đạt 16,06%/năm. Đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp trong GRDP đạt 23%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30%; tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) bình quân giai đoạn 2021-2015 đạt 18,88%/năm; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu khoảng 20%.

Tỉnh cũng định hướng huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng và đưa vào sản xuất các dự án ở các ngành công nghiệp công nghiệp luyện alumin – nhôm, công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến nông lâm sản dựa trên lợi thế của tỉnh về các nguồn tài nguyên. Tiếp tục thu hút các nguồn lực trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị và tác động lan tỏa đến các ngành kinh tế khác góp phần phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề lao động, việc làm tại địa phương.

Giai đoạn đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để phát triển các ngành công nghiệp alumin - nhôm và các sản phẩm sau nhôm, xây dựng Đắk Nông trở thành trung tâm công nghiệp nhôm quốc gia. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản công nghệ cao đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu. Phát triển các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo và công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp.

Tầm nhìn 2050: Phát triển công nghiệp alumin - nhôm và sản phẩm sau nhôm để xây dựng tỉnh Đắk Nông trở thành trung tâm luyện kim màu lớn nhất nước.

Đối với ngành công nghiệp sản xuất kim loại, trong ngắn hạn cần tiếp tục tập trung đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất alumin trên cơ sở khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên bô xít tiến tới hoàn thiện chuỗi giá trị bô xít - alumin – nhôm. Đầu tư nâng cao công suất của nhà máy alumin Nhân Cơ.

Song song với đó, hoàn thiện hạ tầng, giải quyết các thủ tục liên quan để đưa dự án sản xuất nhôm của doanh nghiệp Trần Hồng Quân đi vào hoạt động để sớm có sản phẩm nhôm và các sản phẩm sau nhôm. Hoàn tất hồ sơ thủ tục, sớm triển khai và đưa các tổ hợp dự án đi vào vận hành: dự án Nhà máy tuyển bô xít – Alumin – Nhôm Hòa Phát của Tập Đoàn Hòa Phát; dự án chế biến bô xít – alumin – nhôm Đắk G’long của Tập đoàn Việt Phương; chế biến sâu quặng bô xít (sản xuất Alumina – Điện phân nhôm kim loại) của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang và các tập đoàn khác…

Tăng cường thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp sản xuất nhôm và sản phẩm sau nhôm. Từng bước đưa tỉnh Đắk Nông trở thành trung tâm công nghiệp nhôm quốc gia, trung tâm luyện kim màu lớn nhất nước.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo tỉnh An Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển

Lãnh đạo tỉnh An Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển

Phục hồi nhanh chóng sau bão, cảng biển Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế

Phục hồi nhanh chóng sau bão, cảng biển Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ mô hình trồng dứa

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ mô hình trồng dứa

Thông xe cây cầu nối 2  tỉnh Bình Dương - Đồng Nai trị giá 500 tỷ đồng

Thông xe cây cầu nối 2 tỉnh Bình Dương - Đồng Nai trị giá 500 tỷ đồng

Còn nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Belarus

Còn nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Belarus

Ninh Thuận: Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc

Ninh Thuận: Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc

Doanh nghiệp Đắk Lắk

Doanh nghiệp Đắk Lắk 'đạp sóng vượt chông gai' khát vọng xây dựng tỉnh nhà giàu đẹp, văn minh, bản sắc

Hà Giang: Sở Công Thương đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp

Hà Giang: Sở Công Thương đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp

GRECO 2024: Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

GRECO 2024: Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đủ điều kiện đưa lô đất đường 3/2 ra đấu giá

Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Tìm giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Đồng Nai có khu công nghiệp 1.000 ha gần sân bay Long Thành

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Quảng Nam: Doanh nghiệp

Quảng Nam: Doanh nghiệp 'ôm vốn' đợi mặt bằng để mở rộng kinh doanh

Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Xem thêm