Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 23:35

Nhiều việc phải làm

Cục Công nghiệp địa phương đã hỗ trợ cho chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là 17,359 tỷ đồng, chiếm 4,43% tổng kinh phí dành cho hoạt động khuyến công. Thời gian qua, chương trình đã hỗ trợ tổ chức 5 hội chợ triển lãm và 5 lần bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu...

Sản phẩm được bình chọn tại Hội chợ Triển lãm hàng công CNNTTB khu vực phía Bắc lần thứ III năm 2010.

 - Phát triển sản phẩm tiêu biểu nâng cao năng lực cạnh tranh

Hưởng ứng chương trình phát triển sản phẩm tiêu biểu, các địa phương đã có nhiều hình thức hỗ trợ và khuyến khích phát triển rất hiệu quả. Điển hình là Hội thi Sáng tạo thiết kế hàng năm ở Đồng Nai nhằm tìm ra những mẫu mã mới, sản phẩm mới độc đáo và sáng tạo. Để khích lệ sự sáng tạo của các nhà thiết kế, các doanh nghiệp liên tục tạo ra những mẫu mã sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ngoài ra, ngành Công Thương còn tổ chức các cuộc thi sáng tạo kiểu dáng hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm kết hợp với tổ chức các lớp chuyên đề “Thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ”, giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt rõ hơn về các yếu tố quan trọng cơ bản trong thiết kế, cách tiếp cận thị trường xuất khẩu và sự đột phá phát triển thị trường hàng thủ công mỹ nghệ, trao đổi thêm một số ý tưởng hay về sáng tạo kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó còn tổ chức xét tặng các danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đem nghề mới về địa phương…

Các hội thi tay nghề ở Vĩnh Phúc không chỉ góp phần tạo ra phong trào thi đua trong lao động sản xuất, thúc đẩy quá trình phát triển tiểu thủ công nghiệp, duy trì và phát triển nghề truyền thống địa phương mà còn là dịp để các nghệ nhân giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về các thao tác tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, khuyến khích sáng tạo nhiều mẫu mã sản phẩm mới, độc đáo, tiêu biểu của địa phương…

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đã tổ chức được 42 hội chợ triển lãm cấp tỉnh, huyện, với quy mô 100-200 gian hàng tiêu chuẩn của 50 đến 150 cơ sở công nghiệp nông thôn/hội chợ triển lãm; hỗ trợ 3.152 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước; hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu cho 228 doanh nghiệp CNNT. Đây là những thành tựu đáng kể, góp phần khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp chú trọng nghiên cứu, sáng tạo, phát triển sản phẩm tiêu biểu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững ở thị trường trong và ngoài nước.

Còn nhiều khó khăn

 Ông Lê Trọng Cẩm - Giám đốc Trung tâm Khuyến công Thanh Hóa - cho biết, từ khi có Nghị định 134, công nghiệp nông thôn ở Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là sự hình thành các cụm, khu công nghiệp, phát triển nghề, nhân cấy nghề của các làng nghề… giải quyết lao động dư thừa tại chỗ. Nhờ đó, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cũng có cơ hội tồn tại và phát triển tốt hơn.

Tuy nhiên, theo ông Cẩm, việc khuyến khích phát triển sản phẩm tiêu biểu cần làm bài bản hơn. Cục CNĐP nên nghiên cứu thành lập trung tâm hoặc phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghiệp, tập trung nghiên cứu sản phẩm của cả 3 miền, qua đó có định hướng về việc phát triển sản phẩm quốc gia gắn kết với vùng miền và định hướng phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn. Kèm theo đó là chính sách đầu tư hỗ trợ thỏa đáng hơn đối với các nghệ nhân hoặc chuyên gia.

Theo ông Cẩm, hiện nay nguồn kinh phí dành cho khuyến công còn quá ít, đội ngũ cán bộ khuyến công vừa thiếu vừa yếu nên việc triển khai hoạt động khuyến công nói chung và phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nói riêng còn rất khó khăn.

Đặc biệt, ở một số địa phương, nhận thức về hoạt động khuyến công của đội ngũ lãnh đạo còn hạn chế, sự phối hợp hoạt động chưa chặt chẽ khiến cho hoạt động khuyến công rơi vào thế đơn thương độc mã nên hiệu quả chưa cao. Ông Doãn Văn Tỏa - Trưởng ban Chính sách và Phát triển hợp tác xã (Liên minh hợp tác xã Việt Nam) khẳng định: So với các chương trình khác, chương trình khuyến công thực hiện khá bài bản và hiệu quả, đã tác động rất lớn đến phát triển công nghiệp nông thôn ở vùng khó khăn.

Nhờ hoạt động khuyến công mà các sản phẩm tiêu biểu ở nhiều địa phương đã có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ như: Thổ cẩm ở Cao Bằng, sản phẩm mây tre đan ở Hà Nội… Ông Tỏa cho rằng, để phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tốt hơn rất cần sự phối hợp đồng bộ từ các cấp bộ, ngành. Còn theo ông Nguyễn Văn Quyến - Chủ nhiệm Hợp tác xã Hoa Mai (Lào Cai), hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn miền núi rất thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao.

Vì vậy, muốn phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thì đào tạo nghề cho bà con cũng không đơn giản. Bởi lẽ, với ngành mộc mỹ nghệ, lao động phải học tới 3 năm mới trở thành thợ thực sự. Bà con muốn học nghề phải đi bộ 15-20 km đường rừng núi mới đến được lớp học nghề. Trong khi đó, mức hỗ trợ cho học viên chỉ có 200-300 nghìn đồng/tháng và doanh nghiệp muốn có kinh phí hỗ trợ đào tạo thì khóa học phải có từ 120 lao động trở lên. Điều kiện này rất khó thực hiện ở miền núi, vùng sâu vùng xa.

Đó là chưa kể, theo quy định, đối tượng được hưởng hỗ trợ là ở xã, chứ không phải phường. Thế là những nơi được nâng cấp, qui hoạch địa giới hành chính thành phường bỗng nhiên bà con mất quyền lợi. Mặt khác, để mở rộng lao động sản xuất phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu, nguồn lao động phải được hỗ trợ đào tạo nhiều hơn.

Đặc biệt, cần có cơ chế, chính sách sát thực với từng vùng miền để thúc đẩy phát triển khu kinh tế tái định cư và nâng cao đời sống cho nhân dân ở vùng kinh tế mới… Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, trong kế hoạch kinh phí khuyến công hàng năm chưa có quy định cụ thể cho lĩnh vực phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Hơn nữa, đây lại là chương trình mới, chưa thể hiện ngay hiệu quả nên nhiều địa phương không nhiệt tình tham gia. Hiện nay, chương trình đang tập trung vào bình chọn sản phẩm tiêu biểu, còn việc làm thế nào để có sản phẩm tiêu biểu và kế hoạch tiếp tục phát triển sản phẩm đó như thế nào sau khi đã được bình chọn thì còn nhiều vấn đề cần bàn.

Theo quy định, sản phẩm sau khi được bình chọn sẽ được ưu tiên hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công và các nguồn kinh phí khác để đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị, xúc tiến thương mại, đào tạo lao động… Tuy nhiên, để có được nguồn hỗ trợ này cũng không hề đơn giản.

Hành trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu còn rất nhiều gian nan. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, ngoài việc đầu tư xây dựng những chính sách phù hợp thì các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn cũng phải chủ động cập nhật thông tin, tìm kiếm thị trường, đổi mới công nghệ, học hỏi kỹ năng và kiến thức quản lý, mạnh dạn đầu tư để sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.

Khánh Chi

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất