Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nhìn lại 6 năm thực hiện Pháp lệnh Quản lý thị trường

Sau 6 năm triển khai, Pháp lệnh Quản lý thị trường đã tạo được bước chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, xây dựng lực lượng.
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch tổng kết 5 năm thi hành Pháp lệnh Quản lý thị trường

Pháp lệnh Quản lý thị trường được Quốc hội thông qua ngày 8/3/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2016. Sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 148/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường và Nghị định số 78/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 148.

Những thành công bước đầu

Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh nhận định, sau 6 năm triển khai, Pháp lệnh Quản lý thị trường đã tạo được bước chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, xây dựng lực lượng Quản lý thị trường ngày càng chuyên nghiệp, chính quy, nâng cao được hiệu lực, hiệu quả công tác Quản lý thị trường. Đồng thời, từng bước đáp ứng được niềm tin và kỳ vọng của người dân và Chính phủ đối với lực lượng. Theo đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường được triển khai đồng bộ, kịp thời, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Theo Tổng Cục trưởng, kể từ khi Pháp lệnh ra đời, đặc biệt, từ khi chuyển đổi mô hình hoạt động theo ngành dọc, Tổng cục Quản lý thị trường cũng như lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã tiến công vào những “điểm nóng”, đánh trúng vào đường dây, ổ nhóm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng lậu lớn mà trước đây chưa bao giờ làm được. Các vụ việc điển hình như, vụ tổng tấn công, kiểm tra 2 Trung tâm thương mại bán hàng giả tại Móng Cái, Quảng Ninh, hay như vụ việc kiểm tra, xử lý các điểm nóng về sản xuất và kinh doanh hàng giả tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh...

Nhìn lại 6 năm thực hiện Pháp lệnh Quản lý thị trường
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra hàng hoá

Trong đại dịch Covid-19, lực lượng Quản lý thị trường đã thể hiện vai trò tiên phong trong trận chiến khi vừa kiểm tra, kiểm soát thị trường, vừa tham gia túc trực để điều phối các mặt hàng phòng, chống dịch tới tay người tiêu dùng với mức giá hợp lý. Không chỉ quyết liệt chỉ đạo trong lực lượng, Tổng cục Quản lý thị trường đã chủ động phối hợp các lực lượng chức năng, bộ, ngành để đẩy mạnh hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường. Ở cấp địa phương, lực lượng Quản lý thị trường quận, huyện đã xử lý nhiều vụ việc, địa bàn nổi cộm.

Thực tế chứng minh việc tinh giản bộ máy không làm yếu đi vai trò chủ công trong chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên thị trường nội địa, mà còn giúp lực lượng Quản lý thị trường ngày càng tinh nhuệ, chuyên nghiệp. Đến nay, cả lực lượng chỉ còn 376 đội Quản lý thị trường (giảm 45%) so với trước đây là 681 Đội Quản lý thị trường.

Bước vào giai đoạn hội nhập, Tổng cục Quản lý thị trường đã chủ động đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin, coi đó là công cụ đi đầu tạo ra bước đột phá trong nâng cao hiệu quả hoạt động. Đến nay, lực lượng Quản lý thị trường đã ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác Quản lý thị trường, đưa vào vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử; hệ thống quản lý văn bản điện tử; hệ thống thư điện tử công vụ; cơ sở dữ liệu và quản lý công tác tài chính; hệ thống hội nghị trực tuyến với 63 điểm cầu...

Đặc biệt, từ 1/2/2022, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã áp dụng Hệ thống xử lý vi phạm hành chính (INS). Đây là bước tiên phong trong chuyển đổi số ở lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, là công cụ hữu hiệu góp phần vào công tác quản lý địa bàn, dễ dàng xác định các hành vi tái phạm của các tổ chức, cá nhân mà lực lượng Quản lý thị trường trong cả nước đã kiểm tra, xử lý.

Công tác thông tin truyền thông đặc biệt được quan tâm, triển khai xây dựng vận hành trang Website của Tổng cục và trang Website các Cục địa phương; chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương trao đổi thông tin tạo sự minh bạch trong hoạt động; cung cấp các thông tin hình ảnh hoạt động của lực lượng một cách thường xuyên, liên tục, chính xác và kịp thời là tiếng nói chính thống của lực lượng đến với công chúng, đến với người tiêu dùng nhanh chóng và có tính thời sự cao...

Trong 6 năm thực hiện Pháp lệnh Quản lý thị trường và 4 năm hoạt động theo mô hình Tổng cục ngành dọc, với chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp lực lượng, từng bước hiện đại hoá trang thiết bị, điều kiện làm việc, số lượng các vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có tổ chức, quy mô lớn, liên địa bàn được phát hiện, xử lý vượt trội so với những năm trước, nhiều vấn đề mới nảy sinh trong hoạt động thương mại có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, người dân và doanh nghiệp đã được kịp thời dự báo, phát hiện và phản ứng hiệu quả.

Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cũng được Tổng cục Quản lý thị trường đặc biệt coi trọng khi phối hợp với trường Đại học Kinh tế Quốc dân mở chuyên ngành đào tạo chính quy cử nhân Quản lý thị trường. “Đây là lần đầu tiên sau 65 năm thành lập mới có trường đào tạo chuyên ngành về công tác Quản lý thị trường, hướng tới xây dựng lực lượng Quản lý thị trường chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới” - ông Trần Hữu Linh khẳng định.

Xây dựng tổ chức chính quy, thống nhất

Có thể nói, sau gần 6 năm triển khai thi hành, nhiều nội dung của Pháp lệnh Quản lý thị trường đi sâu vào quy trình nghiệp vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường, trong khi phương thức, thủ đoạn của các đối tượng vi phạm thường xuyên thay đổi, khó lường do đó cần phải sửa đổi, bổ sung quy trình nghiệp vụ của lực lượng để phù hợp với tình hình thực tiễn. Tuy nhiên, việc sửa đổi các nội dung liên quan đến Pháp lệnh mất nhiều thời gian và phải đánh giá thường xuyên hơn. Đồng thời, hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường được tiến hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục chặt chẽ được pháp luật quy định.

Nhìn lại 6 năm thực hiện Pháp lệnh Quản lý thị trường

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã giao Tổng cục Quản lý thị trường xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường. Ngày 27/5/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường. Nghị định này thay thế Nghị định số 148/2016/NĐ-CP và Nghị định số 78/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 148/2016/NĐ-CP.

Theo đó, Nghị định 33/2022/NĐ-CP bổ sung thêm thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại đối với chức danh cấp trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục nghiệp vụ Quản lý thị trường; Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh; Đội Quản lý thị trường liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội Quản lý thị trường chuyên ngành; Đội Quản lý thị trường cơ động. Quy định này nhằm gia tăng thẩm quyền và tính chủ động của lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh phòng, chống, xử lý các hành vi vi phạm hành chính ngày càng tinh vi hiện nay.

Bên cạnh đó, Nghị định 33/2022/NĐ-CP còn chỉnh lý về ngạch công chức, quản lý công chức để phù hợp với những quy định mới về cán bộ công chức hiện nay; bao gồm 4 ngạch: Kiểm soát viên cao cấp thị trường; kiểm soát viên chính thị trường; kiểm soát viên thị trường và kiểm soát viên trung cấp thị trường.

Chia sẻ về những hiệu quả của Nghị định này, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết, sự ra đời của Nghị định 33/2022/NĐ-CP đã góp phần củng cố, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho công tác Quản lý thị trường. Đặc biệt, nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại, đẩy mạnh phát triển lực lượng Quản lý thị trường theo hướng chính quy, chuyên nghiệp và từng bước hiện đại để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, lấy người dân làm trung tâm và lấy thước đo sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp để đánh giá chất lượng hoạt động của đội ngũ công chức, người lao động trong lực lượng Quản lý thị trường.

Trang Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Hàng nghìn vụ buôn lậu và gian lận thương mại được xử lý trong 2 năm

Hà Nội: Hàng nghìn vụ buôn lậu và gian lận thương mại được xử lý trong 2 năm

Sau hai năm triển khai Kế hoạch 92 của Ban Chỉ đạo 389, Hà Nội đã ngăn chặn hàng chục nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần ổn định thị trường.
Quản lý thị trường phía Nam đồng loạt ra quân kiểm tra hàng hoá xuyên Tết Nguyên đán

Quản lý thị trường phía Nam đồng loạt ra quân kiểm tra hàng hoá xuyên Tết Nguyên đán

Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố phía Nam đồng loạt ra quân kiểm tra hoạt động kinh doanh trong dịp cuối năm 2024, trước trong và sau Tết Nguyên Đán.
Hà Nội mạnh tay xử phạt hàng loạt cơ sở vi phạm lĩnh vực an toàn thực phẩm và y tế

Hà Nội mạnh tay xử phạt hàng loạt cơ sở vi phạm lĩnh vực an toàn thực phẩm và y tế

Từ ngày 14 đến 29/10, Thanh tra Sở Y tế TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm và y tế, phát hiện và xử phạt hành chính 7 cơ sở có dấu hiệu vi phạm.
Thấy Quản lý thị trường, nhiều cửa hàng tại Sài Gòn Square đóng sập cửa

Thấy Quản lý thị trường, nhiều cửa hàng tại Sài Gòn Square đóng sập cửa

Khi thấy lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra tại chợ Bến Thành, nhiều cửa hàng tại Saigon Square (cách 200 m) đóng sập cửa hòng trốn tránh việc kiểm tra.
TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường liên tiếp phát hiện nhiều vi phạm trên thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường liên tiếp phát hiện nhiều vi phạm trên thương mại điện tử

Thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh phát hiện nhiều vụ vi phạm trong kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Tạm giữ nhiều hàng hoá vi phạm tại 2 cơ sở ở La Phù

Hà Nội: Tạm giữ nhiều hàng hoá vi phạm tại 2 cơ sở ở La Phù

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vừa tạm giữ hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu tại 2 cơ sở kinh doanh tại xã La Phù, huyện Hoài Đức.
Bắc Giang: Phát hiện 3 xe tải chở gần 8.000 sản phẩm nhập lậu

Bắc Giang: Phát hiện 3 xe tải chở gần 8.000 sản phẩm nhập lậu

Sáng 1/11, Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Bắc Giang) cho biết đã hoàn tất thủ tục xử lý 3 xe tải chở hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Quản lý thị trường

Quản lý thị trường 'đột kích' chợ Bến Thành, phát hiện nhiều vi phạm

Chiều tối ngày 31/10, lực lượng Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành (TP. Hồ Chí Minh), phát hiện nhiều vi phạm.
Hà Nội: Mạnh tay xử lý cơ sở kinh doanh trái phép

Hà Nội: Mạnh tay xử lý cơ sở kinh doanh trái phép 'bóng cười'

Hà Nội quyết liệt xử lý kinh doanh "bóng cười" trái phép ở quận Hoàn Kiếm, kiểm soát và tuyên truyền để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.
Cao Bằng: Xử phạt 2 hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cao Bằng: Xử phạt 2 hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hai cửa hàng Pixie và CitimodeKenvaCaobang vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Cao Bằng xử phạt do kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Quản lý thị trường Trà Vinh: Xử lý nghiêm việc lợi dụng dịp Tết để tăng giá, trục lợi

Quản lý thị trường Trà Vinh: Xử lý nghiêm việc lợi dụng dịp Tết để tăng giá, trục lợi

Cục Quản lý thị trường Trà Vinh yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, xử lý nghiêm việc lợi dụng nhu cầu tiêu dùng dịp Tết để tăng giá, trục lợi.
Cục Quản lý thị trường Cao Bằng trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xây nhà mới

Cục Quản lý thị trường Cao Bằng trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xây nhà mới

Hộ gia đình ông Nông Hồng Quân thuộc hộ nghèo xã Lương Can được Cục Quản lý thị trường Cao Bằng trao kinh phí hỗ trợ xây dựng một căn nhà mới.
Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh bắt giữ, xử lý 668 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong quý III/2024

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh bắt giữ, xử lý 668 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong quý III/2024

Trong quý III/2024, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 668 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với giá trị hàng hóa rất lớn.
Quản lý thị trường phía Nam đẩy mạnh kiểm tra việc kinh doanh xăng dầu

Quản lý thị trường phía Nam đẩy mạnh kiểm tra việc kinh doanh xăng dầu

Trong thời gian qua, Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phía Nam tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động xăng dầu và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Công an Hà Nội ra quân kiểm tra, xử lý hàng loạt vụ hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại

Công an Hà Nội ra quân kiểm tra, xử lý hàng loạt vụ hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại

Chỉ tính riêng trong tháng 10/2024, Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện và xử lý 265 vụ vi phạm liên quan đến buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Long An: Tăng cường phòng chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

Long An: Tăng cường phòng chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

Cục Quản lý thị trường Long An vừa ban hành Kế hoạch cao điểm kiểm tra, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025.
Hưng Yên: Xử phạt hộ kinh doanh bán giày thể thao giả nhãn hiệu NIKE

Hưng Yên: Xử phạt hộ kinh doanh bán giày thể thao giả nhãn hiệu NIKE

Chủ tài khoản Facebook “Tiệm Sneaker–Otoke” vừa bị Quản lý thị trường Hưng Yên xử phạt do buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu NIKE trên sàn thương mại điện tử.
Hà Nội: Siết chặt an toàn vệ sinh thực phẩm, thu giữ hàng nghìn sản phẩm không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Siết chặt an toàn vệ sinh thực phẩm, thu giữ hàng nghìn sản phẩm không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường Hà Nội siết chặt an toàn vệ sinh thực phẩm, phát hiện hàng chục nghìn hũ yến chưng cùng hơn một tấn chân giò lợn không rõ nguồn gốc.
10 tháng, Quản lý thị trường Tây Ninh phát hiện gần 370 vụ vi phạm

10 tháng, Quản lý thị trường Tây Ninh phát hiện gần 370 vụ vi phạm

Trong 10 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường Tây Ninh đã kiểm tra tổng 681 vụ việc, phát hiện gần 370 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách gần 4,5 tỷ đồng.
Bắc Giang: Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại cuối năm

Bắc Giang: Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại cuối năm

Chiều 29/10, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang ban hành kế hoạch cao điểm các tháng về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Ất Tỵ.
Cục Quản lý thị trường Bắc Giang: 10 tháng xử lý hơn 573 vụ vi phạm

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang: 10 tháng xử lý hơn 573 vụ vi phạm

Trong 10 tháng năm 2024, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đã thanh tra, kiểm tra 1.062 vụ, trong đó phát hiện và xử lý 573 vụ vi phạm.
Sóc Trăng: Tăng cường kiểm tra mặt hàng dược phẩm

Sóc Trăng: Tăng cường kiểm tra mặt hàng dược phẩm

Qua kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng phát hiện và xử lý nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh mặt hàng dược phẩm.
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hàng lậu, hàng giả trong tháng 10

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hàng lậu, hàng giả trong tháng 10

Trong tháng 10, các lực lượng chức năng thuộc Ban Chỉ Đạo 389 TP Hà Nội đã tăng cường kiểm tra, xử lý hàng loạt vụ vi phạm về hàng lậu, hàng kém chất lượng.
Hà Nội: Tiêu huỷ kem dưỡng da chứa chất độc hại, nguy hiểm cho người dùng

Hà Nội: Tiêu huỷ kem dưỡng da chứa chất độc hại, nguy hiểm cho người dùng

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu thu hồi, tiêu hủy kem thoa mặt IQ Vitamin E Whitening Melasma do không đạt chuẩn chất lượng và nhãn sản phẩm vi phạm quy định.
Hà Nội: Kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội triển khai đợt kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm 2024 và Tết 2025, do Cục QLTT Hà Nội chủ trì phối hợp thực hiện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động