Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 20:34

Nhìn lại kết quả 01 năm thực hiện các giải pháp ổn định thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Trong năm 2020, thị trường hàng hóa trong nước chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhất là trong hai giai đoạn bùng phát của dịch bệnh tại Việt Nam vào tháng 3, 4 và cuối tháng 7 đến hết tháng 8. Dịch bệnh đã khiến cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại bị hạn chế, nhu cầu du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, doanh thu bán hàng hóa giảm mạnh…

Trong giai đoạn này, nhu cầu hàng hóa tập trung cao vào các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, nước sát khuẩn, thuốc phòng, chữa bệnh… và một số mặt hàng thực phẩm tươi sống, đồ khô, thực phẩm chế biến sẵn. Trước những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh ở trong và ngoài nước, người tiêu dùng có tâm lý hoang mang, lo ngại về nguồn hàng hóa thiết yếu nên đã có những thời điểm tập trung mua đông gây bất ổn thị trường và tăng khả năng lây lan dịch bệnh.

Trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, do nhận định sớm tình hình thị trường, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã chủ động có phương án chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp sớm có kế hoạch ứng phó với các tình huống diễn biến của thị trường, kịp thời triển khai một số hoạt động như: (i) Chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối có hệ thống siêu thị trên địa bàn khẩn trương triển khai phương án tăng cường nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân; (ii) Chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương bám sát tình hình thị trường, trực tiếp kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn triển khai các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường, giữ ổn định tâm lý thị trường; (iii) Có phương án dự trữ và cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm kịp thời phục vụ nhu cầu của nhân dân theo từng cấp độ của dịch bệnh; (iv) Phối hợp ngay với cơ quan báo chí thông tin về nguồn cung và các biện pháp triển khai để nhanh chóng ổn định tâm lý thị trường.

Vì vậy, hiện tượng cầu tăng đột biến trong một vài thời điểm gây gián đoạn nguồn cung cục bộ tại một số điểm bán hàng tại một vài địa phương có ca nhiễm bệnh đã nhanh chóng được xử lý. Giá hàng hóa thực phẩm có biến động tăng tại các chợ trong những giai đoạn cầu tăng mạnh nhưng sau đó đã giảm trở lại. Tại các siêu thị, nguồn cung hàng hóa đầy đủ và giá được giữ ổn định hơn ngoài thị trường tự do.

Bộ trưởng Bộ Công Thương trực tiếp chỉ đạo công tác hỗ trợ doanh nghiệp, thông quan hàng hoá tại cửa khẩu Hữu nghị - Lạng Sơn hồi đầu năm 2020

Trong những giai đoạn tiếp theo của dịch bệnh, Bộ Công Thương vẫn tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường, chỉ đạo, phối hợp với các địa phương làm tốt công tác chuẩn bị hàng hóa bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày, do đó thị trường hàng hóa luôn được ổn định, không có biến động bất thường về giá cả. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương thường xuyên phối hợp cung cấp thông tin về tình hình thị trường và công tác bảo đảm bình ổn thị trường tại các địa phương cho các cơ quan truyền thông, báo chí để cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác tới người dân, tránh gây tâm lý hoang mang, lo lắng dẫn đến việc mua hàng đầu cơ, tích trữ, gây mất ổn định thị trường.

Song song với việc bình ổn thị trường, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Công Thương nhằm khôi phục và thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại trong giai đoạn mới nhằm phòng, chống dịch Covid-19 (Quyết định 1457/QĐ-BCT ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương). Trong đó, triển khai nhiều hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa. Bộ đã ban hành Công văn số 4596/BCT-TTTN và Công văn số 4597/BCT-TTTN ngày 24/6/2020 gửi các cơ quan, đơn vị có liên quan phát động các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh năm 2020 (diễn ra từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020).

Trong năm 2020, một số hoạt động trọng tâm, trọng điểm đã được tổ chức triển khai thực hiện như: Tháng khuyến mại tập trung quốc gia năm 2020 - Vietnam Grand Sale 2020”, diễn ra từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến ngày 31 tháng 7 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc; Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”; các hoạt động kết nối cung cầu, xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền (tại một số tỉnh như Phú Thọ, Hà Tĩnh, Lâm Đồng…). Đặc biệt, tại buổi kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của Lâm Đồng vào hệ thống MM Mega market ngày 24 tháng 7 năm 2020 đã đạt hiệu quả cao (MM Mega market đã lên kế hoạch thu mua khoảng 100 sản phẩm của 6/10 đơn vị sản xuất tham gia buổi kết nối); phối hợp với Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Chương trình "Tinh hoa Việt Nam - Made in Việt Nam" vào ngày 23/10/2020 bao gồm nhiều hoạt động nổi bật như: Trưng bày và giới thiệu các sản phẩm thuộc các ngành hàng chủ lực của Việt Nam (cà phê, trà, hạt điều, hồ tiêu, thủy sản, dệt may, da giày, balo, túi xách) với quy mô 100 gian hàng; Chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm Việt vào chuỗi bán lẻ hiện đại của tập đoàn Central Retail tại Việt Nam & Thái Lan dành cho các doanh nghiệp Việt Nam với hơn 100 Doanh nghiệp Việt tham gia, kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt và các nhà bán lẻ trong nước và Thái Lan.

Đoàn công tác Bộ Công Thương kiểm tra hàng hoá tiêu dùng trong đợt dịch Covid-19

Bộ Công Thương đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Yên Bái, Quảng Ninh tổ chức các hoạt động kích cầu, Hội nghị kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại thị trường trong nước, trong đó có một kết quả tiêu biểu như qua báo cáo của Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, trong 04 ngày tổ chức Chương trình kích cầu của Thành phố đã thu hút sự tham gia của 486 doanh nghiệp với 650 gian hàng trưng bày các sản phẩm và 59.600 lượt người tham gia mua sắm; đồng thời đã tổ chức kết nối thành công 172 doanh nghiệp với các biên bản ghi nhớ, hợp đồng nguyên tắc được ký kết giữa bên cung ứng và bên mua, qua đó góp phần thúc đẩy doanh nghiệp, người tiêu dùng trong bối cảnh cả nước bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất, kinh doanh; Hội nghị giao thương kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố” và chuỗi sự kiện “Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam” năm 2020 đã thu hút sự tham gia của hơn 400 doanh nghiệp sản xuất của gần 60 tỉnh, thành phố trong cả nước và hơn 100 đơn vị phân phối, siêu thị, chuỗi cửa hàng, sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước; Tuần giới thiệu sản phẩm thủy sản, OCOP và Xúc tiến du lịch Quảng Ninh 2020” tại Hà Nội quảng bá trên 55 sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh, các sản phẩm thủy sản đã qua sơ chế, chế biến và trên 20 mặt hàng thủy, hải sản tươi sống của các địa phương Đông Triều, Quảng Yên, Cẩm Phả, Vân Đồn, Đầm Hà; quảng bá tiềm năng du lịch và giới thiệu các sản phẩm du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh cùng với những chính sách ưu đãi, nhằm thu hút khách du lịch nội địa.

Các mặt hàng nông sản có tính mùa vụ cao như vải, thanh long, dưa hấu gặp rất nhiều khó khăn về thị trường và giá cũng như việc xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường biên giới do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Để tháo gỡ khó khăn cho tiêu thụ các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn, sản xuất tập trung, Bộ Công Thương đã có các giải pháp hỗ trợ kết nối tiêu thụ trong nước và đàm phán với các nước nhập khẩu để phối hợp thực hiện các biện pháp tạo điều kiện cho xuất khẩu các mặt hàng này qua cửa khẩu được thuận lợi hơn, do đó đã thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng này, giúp giữ giá bán ở mức hợp lý, có lợi cho người nông dân.

Năm 2021, Chính phủ tiếp tục tập trung thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Bộ Công Thương đã và đang chỉ đạo thực hiện nhiều nhóm giải pháp đồng bộ nhằm tiếp tục giữ vững ổn định thị trường và đẩy mạnh hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nước trong bối cảnh hiện nay.

BAN CHỈ ĐẠO 35 BỘ CÔNG THƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Gia Lai: Dự án 'Hy vọng' ươm mầm cho tương lai trẻ nghèo vùng Chư Prông

Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều độc giả bất ngờ, xúc động khi đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Trao giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?