Nho xanh và nho đỏ, ăn cái nào tốt cho sức khỏe hơn?
Nho đỏ
Nho đỏ chứa enzyme đảo ngược, tốt cho bệnh nhân tim mạch, làm mềm mạch máu, làm chậm sự tích tụ cholesterol trên thành động mạch. Chất này là phổ biến nhất trong da nho đỏ, và tốt nhất là ăn cả vỏ.
Nho xanh
Nho xanh, còn được gọi là nho pha lê, tác dụng làm đầy phổi và giữ ẩm cho làn da. Nho xanh phù hợp cho những người bị ho, bệnh đường hô hấp và là thực phẩm tốt cho những người có màu da kém.
Quả nho nói chung chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường; cải thiện trí nhớ, tâm trạng; ngăn rụng tóc, hỗ trợ giấc ngủ.
Nho có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Chỉ cần một cốc (khoảng 151 gram) nho chín hoặc xanh có thể cung cấp calo, carbohydrate, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin C, E, K, B1, B2, B6, đồng, kali, mangan.
Ảnh minh họa |
Trong đó, đồng và vitamin K là hai chất dinh dưỡng có nhiều nhất trong nho. Đồng là khoáng chất thiết yếu, liên quan đến sản xuất năng lượng cho cơ thể, còn vitamin K rất quan trọng đối với quá trình đông máu và giúp xương chắc khỏe.
Nho cung cấp lượng vitamin B1, B2, B6. Trong đó, B1, B2 đều cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và B6 quan trọng cho quá trình chuyển hóa protein.
Cách bảo quản và ăn nho an toàn cho sức khỏe
Với nho tươi
Để tránh nho bị chín quá, mốc lên men cần bảo quản trong túi đựng thực phẩm có lỗ thoáng khí, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn không nên rửa nếu muốn để lâu, trường hợp ăn liền sau đó thì mới nên rửa.
Với nho khô
Nho khô bỏ vào túi, để ngăn mát tủ lạnh sẽ bảo quản trong vòng 6 tháng kể từ khi mở túi. Bạn không nên để nơi có ánh nắng trực tiếp, tuyệt đối tránh côn trùng. Nếu có dấu hiệu mốc tuyệt đối không ăn.