Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 12:57

Nhựa Việt trước làn sóng thâu tóm

Có thể nói, với mức tăng trưởng 16-18%/năm trong 5 năm trở lại đây, ngành nhựa chỉ đứng sau viễn thông và dệt may với nhiều điểm sáng.
Ảnh minh họa

Trong hơn 38 năm hoạt động, Nhựa Bình Minh vẫn chiếm phần lớn thị trường ống nhựa Việt Nam với hàng nghìn điểm phân phối; hiện sở hữu hơn 200.000m2 nhà xưởng của 4 nhà máy tại Hưng Yên, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh, Long An.

Nhựa An Phát là một trong những nhà sản xuất bao bì mảng mỏng lớn nhất Đông Nam Á. Phần lớn doanh thu của An Phát đến từ xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU... Hoặc, Nhựa Đại Đồng Tiến cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu, hướng tới mục tiêu xuất khẩu chiếm 40% tổng doanh thu...

Thế nhưng, thị trường nhiều tiềm năng, sức hấp dẫn về tăng trưởng, những cơ hội từ các FTA, đặc biệt với TPP- một hiệp định mà ngành nhựa được hưởng lợi vì sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào Hoa Kỳ, Nhật Bản- lại khiến các doanh nghiệp (DN) nhựa Việt Nam luôn nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các đại gia Thái Lan.

Nhìn ngược thời gian gần đây, rất dễ nhận ra con đường thâm nhập sâu ngành nhựa Việt Nam bằng các thương vụ M&A của Tập đoàn Siam (SCG- Thái Lan).

Thông qua các công ty con, SCG đã mua 20,4% cổ phần của Nhựa Bình Minh và 23,84% cổ phần của Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong - hai DN nhựa lớn đang chiếm 50% thị trường ống nhựa xây dựng Việt Nam; mua 80% cổ phần Bao bì nhựa Tín Thành - 1 trong 5 DN sản xuất bao bì lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, SCG hiện sở hữu nhiều cổ phần tại 18 DN nhựa khác như: Liên doanh Việt- Thái Plastchem, TPC Vina, Chemtech, Minh Thái, Kraft Vina, Tân Á, Alcamax, Packamex...

Một “tên tuổi” khác của Thái Lan là Srithai Superware PLC đang “nổi” trên sân chơi FDI tại Việt Nam sau 19 năm đầu tư vào ngành nhựa, hiện có trong tay 3 nhà máy ở khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương), đang “Bắc tiến” mở thêm các nhà máy.

Đó là chưa kể nhiều “ông lớn” nhựa Hàn Quốc, Trung Quốc đang nhòm ngó, đưa các DN nhựa Việt Nam vào tầm ngắm thâu tóm.

Mạnh về tiềm lực tài chính là điều kiện tiên quyết để các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường nhựa Việt Nam. Trước sức ép quá lớn như vậy, một câu hỏi được đặt ra: DN nhựa Việt Nam phải làm gì để không bị thâu tóm, thương hiệu nhựa Việt Nam không bị mất dần? Rất khó trả lời.

Cần phải nhìn nhận một thực tế, những DN nhựa lớn “100% Việt” còn quá ít ỏi. Vẫn biết, để cạnh tranh, để không bị thâu tóm, DN phải tự lớn lên, nhưng một khi DN không lớn nổi, phải chăng bán đi vẫn hơn là... chết?

Trần Phương
Bài viết cùng chủ đề: thâu tóm công ty tài chính

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP