Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 10:03

Những ai thận trọng khi dùng nhân sâm?

Tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song có những người nếu dùng nhân sâm sẽ gây hại cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Tác dụng khi dùng nhân sâm đúng cách

Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenosid), có tới gần 30 saponin khác nhau.

Được coi là đầu vị của thuốc bổ khí nhưng không phải ai cũng dùng được nhân sâm

Theo y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: Sâm, nhung, quế, phụ. Vì vậy nhân sâm có những tác dụng nổi bật đã được chứng minh, bao gồm:

Giảm căng thẳng tâm thần. Do nhân sâm là dược liệu có thể cải thiện giúp con người tỉnh táo về tinh thần, thay đổi tâm trạng và giảm cảm giác mệt mỏi. Nhân sâm còn được biết đến là loại thảo dược thay thế các loại thuốc chống trầm cảm và lo âu.

Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chuyên gia cho rằng, nhân sâm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc tính Adaptogenic có trong thành phần của nhân sâm có tác dụng kích thích sự trẻ hóa tế bào và có thể khôi phục các tế bào bị hư hại ở những người lớn tuổi.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tuy nhiên nếu đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường thì không nên sử dụng cùng một lúc thuốc với nhân sâm để tránh có thể làm cho lượng đường huyết bị giảm xuống mức quá thấp. Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, thành phần ginsenosides có trong nhân sâm có tác dụng chống lại khối u và có thể gây tổn thương các tế bào ung thư buồng trứng, ung thư phổi, tế bào ung thư tuyến tiền liệt và các tế bào thần kinh. Ngoài ra, nhân sâm cũng có chức năng ức chế sự phát triển chu kỳ tế bào và làm chậm quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư.

Trong một số nghiên cứu gần đây, nhân sâm đã được tìm thấy có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol LDL (cholesterol xấu). Các nhà khoa học chứng minh thành phần ginsenosides chứa trong nhân sâm hữu dụng cho việc giảm mức cholesterol trong cơ thể.

Ngoài ra, nhân sâm được đánh giá có công dụng tuyệt với trong giảm mệt mỏi; tăng khả năng chịu đựng. Trong thực tế, một vận động viên cần phải duy trì được thể lực ở mức cao và nhân sâm có thể trợ giúp hữu hiệu cho vận động viên đang tham gia thi đấu.

Những ai thận trọng khi dùng nhân sâm?

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải ai cũng dùng được. Có những nhóm người nếu dùng không đúng sẽ gây ngộ độc làm bệnh nặng thêm, thậm chí tử vong.

Những nhóm người được khuyến cáo cân nhắc thậm chí không nên dùng sâm, đó là: Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng.

Bệnh nhân xơ gan kèm chảy máu đường ruột dùng sâm không những không khỏi mà còn có thể khiến bệnh trở nên nguy hiểm hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp cũng được khuyến cáo thận trọng khi dùng sâm bởi vị thuốc này khiến huyết áp sẽ tăng lên nhanh chóng trước khi hạ xuống. Nếu huyết áp qua ngưỡng an toàn có thể gây ra các tai biến nguy hiểm. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo thêm bà bầu trước khi lâm bồn không được dùng sâm.

Những người mắc bệnh gan mật cần tránh sử dụng nhân sâm, bởi người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt... đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát. Việc uống nhân sâm sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm.

Nhân sâm cũng được cấm kỵ sử dụng với người đau dạ dày: Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu.

Dùng sâm như thế nào để đạt hiệu quả

Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.

Theo Đại tá, Lương y Bùi Hồng Minh - Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình: Tránh dùng sâm khi uống thuốc tây điều trị. Nhân sâm kỵ với thuốc đông máu nếu sử dụng có thể gây ra hiện tượng chảy máu bất thường cho bệnh nhân. Vì vậy, người đang uống thuốc đột quỵ nên tránh dùng nhân sâm.

Bệnh nhân đang dùng thuốc rối loạn tâm thần, trầm cảm, tâm thần phân liệt… có thể gây ra hậu quả khó lường tới thần kinh. Do sâm có một số hoạt chất có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc gây hại cho thần kinh.

Các trường hợp đang dùng thuốc tây khác nếu muốn dùng nhân sâm nên cách 2 giờ sau uống thuốc. Khoảng cách 2 giờ là thời gian để thuốc đã chuyển hóa trong cơ thể.

Các bài thuốc với nhân sâm

Có thể dùng 1 vị nhân sâm: nhân sâm thái thành lát mỏng, hãm với nước sôi, nhiều lần, ngày có thể dùng 4-10g. Một cách dùng khác là nhân sâm ngâm rượu: 50g nhân sâm thái mỏng ngâm rượu 3 lần. Lần 1 ngâm sâm với 600ml rượu 35-40 độ, ngâm trong thời gian 1 tháng; lần 2 ngâm 500ml trong thời gian 3 tuần; lần 3 ngâm với 400ml rượu trong thời gian 2 tuần. Sau gộp dịch chiết 3 lần. Ngày uống khoảng 20-30ml.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Nhân sâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh