Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Những “lợi ích nhóm” có được từ các chuyến bay giải cứu trong đại dịch Covid-19

Để được cấp phép tổ chức các chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam về nước, doanh nghiệp phải trải qua nhiều bước theo trình tự thủ tục.
Vụ "chuyến bay giải cứu": Cựu trợ lý của nguyên Phó Thủ tướng nhận hối lộ 4,2 tỷ đồng Kết luận điều tra vụ án 'chuyến bay giải cứu': 54 bị can bị đề nghị truy tố nhiều tội danh

Do có sự chồng chéo, không rõ ràng về thẩm quyền giữa các cơ quan chức năng đã “tạo cơ hội” cho một số cá nhân có chức vụ gây khó khăn, nhũng nhiễu phát sinh tiêu cực.

Những chuyến bay giải cứu mang tính nhân đạo bị một nhóm đối tượng câu kết trục lợi cá nhân. Ảnh: CTV
Những chuyến bay giải cứu mang tính nhân đạo bị một nhóm đối tượng câu kết trục lợi cá nhân. Ảnh: CTV

Trục lợi trên chủ trương chính sách nhân đạo

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra vụ án chuyến bay giải cứu, đề nghị truy tố 54 bị can về các tội: Đưa hối lộ; môi giới hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vụ án bắt đầu từ các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam bị mắc kẹt tại nước ngoài khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020.

Theo kết luận điều tra đã có hơn 1.000 chuyến bay giải cứu đã được thực hiện, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Chủ trương này không những thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo hộ, bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe của công dân mà còn nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, ghi dấu ấn ngoại giao của Việt Nam.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện có sự chồng chéo, không rõ ràng về thẩm quyền đã “tạo cơ hội” cho một số cá nhân có chức vụ tại các bộ, ngành liên quan có hành vi sai phạm nhằm trục lợi cá nhân, buộc doanh nghiệp tổ chức các chuyến bay phải nâng giá vé, các chi phí phát sinh gây thêm gánh nặng cho công dân khi muốn bay về nước.

Cụ thể, doanh nghiệp muốn được cấp phép tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước thì phải có văn bản chấp thuận của Văn phòng Chính phủ (VPCP); tổ công tác 5 bộ: Ngoại giao, Y tế, Giao thông Vận tải, Công an, Quốc phòng; văn bản chấp thuận chủ trương cách ly y tế của UBND các tỉnh, thành phố.

Trong thời gian đó, doanh nghiệp còn phải ký hợp đồng và đặt cọc tiền thuê tàu bay với hãng hàng không, hợp đồng và đặt cọc tiền thuê khách sạn. Do vậy, nếu không được nhận được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng (VPCP; tổ công tác 5 bộ; địa phương tổ chức cách ly y tế) thì doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại lớn về tài chính. Vì vậy, doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau trực tiếp hoặc qua trung gian đưa tiền số lượng lớn cho những người có nhiệm vụ, quyền hạn.

Những “lợi ích nhóm” có được từ các chuyến bay giải cứu trong đại dịch Covid-19
Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố 54 bị can trong vụ án
“Bắt tay nhau” làm khó để doanh nghiệp phải chung chi

VPCP có nhiệm vụ tập hợp tham mưu, đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổ chức các chuyến bay, theo đề xuất của Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, các cán bộ Vụ Quan hệ Quốc tế đã đề xuất thẳng lên lãnh đạo Chính phủ về chủ trương cấp phép chuyến bay cho các doanh nghiệp. Việc này đã bỏ qua quy trình giám sát, đề xuất của tổ công tác 5 bộ trong việc thẩm định, đưa ra ý kiến đối với kế hoạch tổ chức các chuyến bay, tạo điều kiện cho các bị can tại VPCP nhận hối lộ của doanh nghiệp.

Do đó, cơ quan điều tra đã khởi tố: Nguyễn Quang Linh, nguyên Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Thanh Hải, Vụ trưởng; Nguyễn Tiến Thân, chuyên viên; Nguyễn Mai Anh, chuyên viên của Vụ Quan hệ quốc tế về cùng tội danh nhận hối lộ.

Trong tổ công tác 5 bộ, Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ bảo hộ công dân Việt Nam tại nước ngoài, quản lý danh sách công dân đăng ký nhu cầu về nước. Theo kết luận, bị can Tô Anh Dũng khi đang giữ chức vụ là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, có nhiệm vụ phê duyệt tổ chức kế hoạch chuyến bay trên cơ sở đề xuất của Cục Lãnh sự để gửi thành viên trong tổ công tác 5 bộ xin ý kiến. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Dũng đã chỉ đạo cấp dưới đưa doanh nghiệp thân quen vào danh sách chuyến bay combo của chiến dịch chuyến bay giải cứu. Từ việc tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp được cấp phép thực hiện chuyến bay combo, ông Tô Anh Dũng đã được “cảm ơn” bằng lượng tiền rất lớn.

Trong số 21 bị can bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ, có nhiều người nguyên là cán bộ của Bộ Ngoại giao, trong đó hai người đã từng giữ chức vụ cao là nguyên Thứ trưởng Tô Anh Dũng và nguyên Thứ trưởng Vũ Hồng Nam. Trong tổng số tiền hơn 77 tỷ đồng mà nhóm cán bộ này đã nhận hối lộ, cơ quan điều tra xác định bị can: Tô Anh Dũng nhận hơn 21,5 tỷ đồng; Vũ Hồng Nam nhận hơn 1,8 tỷ đồng; Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự nhận hơn 25 tỷ đồng; Đỗ Hoàng Tùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự nhận hơn 12,2 tỷ đồng...

Tại Bộ Y tế, để thực hiện nhiệm vụ được giao, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên được phân nhiệm vụ xem xét, duyệt ký văn bản trả lời Bộ Ngoại giao, VPCP và các cơ quan chức năng khi những nơi này xin ý kiến về chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo và xin cho khách lẻ được về nước. Mọi trao đổi đều thông qua Phạm Trung Kiên khi đó đang là thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế. Các văn bản sẽ được Kiên tiếp nhận, trình thứ trưởng xem xét, ký duyệt văn bản trả lời.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Kiên đã tiếp xúc, yêu cầu và thỏa thuận với các đại diện doanh nghiệp phải chung chi số tiền rất lớn. Với hình thức "trọn gói", thư ký của thứ trưởng thỏa thuận các doanh nghiệp phải chi từ 50 - 200 triệu đồng/1 chuyến bay combo. Còn với hình thức "đếm đầu người", Kiên yêu cầu doanh nghiệp phải chi từ 500 nghìn đồng - 2 triệu đồng/người đối với chuyến bay combo và giá từ 7 - 15 triệu đồng/người đối với khách lẻ.

Kết quả điều tra xác định, bị can Phạm Trung Kiên đã có hơn 180 lần nhận hối lộ với tổng số tiền là 42,6 tỷ đồng. Trong đại án các chuyến bay giải cứu, Phạm Trung Kiên được xem là đối tượng đã tiền hối lộ với giá trị lớn hơn rất nhiều so với các quan chức đã bị bắt.

Với vai trò là một thành viên của tổ công tác 5 bộ, Bộ Công an đã giao Cục Quản lý xuất nhập cảnh được phê duyệt hoặc từ chối kế hoạch tổ chức chuyến bay (số lượng, tần suất chuyến bay, doanh nghiệp thực hiện, nơi cách ly, người dự kiến về...) trên cơ sở đề xuất của Bộ Ngoại giao.

Bị can Trần Văn Dự khi đó đang giữ chức vụ Cục Phó Cục xuất nhập cảnh được phân công duyệt, ký các văn bản trả lời Bộ Ngoại giao về kế hoạch tổ chức chuyến bay combo. Hai người giúp việc cho ông Dự là Vũ Anh Tuấn, Phó Phòng Tham mưu và Vũ Sỹ Cường, cán bộ Phòng Tham mưu.

Cơ quan điều tra phát hiện ba người này đã tạo thành "một nhóm lợi ích", trong đó ông Tuấn được giao liên hệ với doanh nghiệp, yêu cầu chi 50 - 200 triệu đồng trên một chuyến bay hoặc 500 nghìn - 1,5 triệu đồng/1 hành khách, tùy thời điểm. Doanh nghiệp nào không chấp nhận chung chi, Vũ Anh Tuấn sẽ gây khó dễ bằng cách không cho tổ chức chuyến bay hoặc trả lời vào sát ngày. Cơ quan điều tra chỉ ra và cho rằng đây là hành vi nhũng nhiễu, ép doanh nghiệp chi tiền hối lộ.

Theo kết luận, bị can Vũ Anh Tuấn đã 46 lần nhận tiền của doanh nghiệp với tổng số 27,3 tỷ đồng, trong số này hưởng lợi cá nhân 22,8 tỷ đồng. Trần Văn Dự nhận hối lộ 7,6 tỷ đồng và Vũ Sỹ Cường 9,3 tỷ. Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã đề nghị truy tố 3 bị can này về tội nhận hối lộ.

Tại Bộ Giao thông Vận tải, Cơ quan An ninh điều tra xác định, một số cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi đã làm trung gian môi giới hối lộ hoặc nhận hối lộ để cấp phép bay tăng số lượng công dân về nước theo phê duyệt của tổ công tác 5 bộ.

Các bị can tại Bộ Giao thông Vận tải bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ gồm: Ngô Quang Tuấn, nguyên chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế; Vũ Hồng Quang, nguyên Phó Trưởng Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam.

Những “lợi ích nhóm” có được từ các chuyến bay giải cứu trong đại dịch Covid-19
Ở cấp độ địa phương, bị can Chử Xuân Dũng, Trần Văn Tân đã trục lợi trong việc phê duyệt chủ trương, địa điểm tổ chức cách ly cho công dân khi bay về nước
Muốn được cách ly cũng phải chi tiền

Ngoài việc phải “gặp gỡ” cán bộ tại tổ công tác 5 bộ, doanh nghiệp còn phải hối lộ các quan chức tại các địa phương để được khi phê duyệt chủ trương, địa điểm tổ chức cách ly cho công dân khi bay về nước.

Tại Hà Nội, khi đó ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội được phân công làm Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội. Ông Dũng ký 66 văn bản đồng ý cho 16 công ty được đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về cách ly trên địa bàn TP Hà Nội. Quá trình thực hiện công vụ, bị can Dũng đã có hành vi nhận tiền từ các doanh nghiệp. Theo cơ quan điều tra, bị can Chử Xuân Dũng nhận thức được hành vi của mình, gia đình bị can đã nộp lại 50.000 USD và 600 triệu đồng tiền hưởng lợi bất chính.

Bị can Trần Văn Tân, thời điểm làm Phó Chủ tịch UBND Quảng Nam được UBND tỉnh Quảng Nam phân công làm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch. Quá trình duyệt, ký chấp thuận cho một số công ty đưa công dân về cách ly tại Quảng Nam, bị can Tân có nhiều lần nhận hối lộ với tổng số tiền lên đến 5 tỷ đồng để tạo điều kiện cho các công ty tổ chức cách ly trên địa bàn.

Đại án những chuyến bay giải cứu được xem là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Các bị can đã lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19, vì mục đích lợi nhuận, vụ lợi cá nhân, bất chấp các quy định của pháp luật, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; làm giảm sút lòng tin của nhân dân.

Theo Báo Thanh tra
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 10 giám đốc công ty nợ thuế

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 10 giám đốc công ty nợ thuế

Ngày 1/11/2024, Cục Thuế tỉnh Lào Cai thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với 10 giám đốc, là đại diện doanh nghiệp nợ thuế.
Công an TP. Hà Nội cảnh báo lừa đảo cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo

Công an TP. Hà Nội cảnh báo lừa đảo cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo

Thủ đoạn của các đối tượng là mạo danh cán bộ công an yêu cầu nạn nhân cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, hòng chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Đà Nẵng: Phát hiện, thu giữ hàng trăm bình

Đà Nẵng: Phát hiện, thu giữ hàng trăm bình 'khí cười' không rõ nguồn gốc

Bộ đội Biên phòng TP. Đà Nẵng vừa kiểm tra và tạm giữ ô tô tải vận chuyển hàng trăm bình khí N2O (khí cười) không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hà Nội: Xử phạt Công ty Xuất nhập khẩu Thế giới hải sản liên đến an toàn thực phẩm

Hà Nội: Xử phạt Công ty Xuất nhập khẩu Thế giới hải sản liên đến an toàn thực phẩm

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thế giới hải sản liên đến an toàn thực phẩm.
Khởi tố, bắt giam nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bách Đạt An

Khởi tố, bắt giam nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bách Đạt An

Bị can Hoàng Thị Kim Châu, nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bách Đạt An bị khởi tố, bắt tạm giam về tội tham ô tài sản.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Bắt đối tượng ngụy trang ma túy trong hộp sữa

Nghệ An: Bắt đối tượng ngụy trang ma túy trong hộp sữa

Để vận chuyển trót lọt gần 10kg ma túy từ Châu Âu về Việt Nam qua đường hàng không, Nguyễn Văn Ba đã ngụy trang trong 16 kiện hàng sữa.
Đà Nẵng: Bắt giữ đối tượng Lý Hạnh Nhân lừa đảo qua mạng, chiếm đoạt tiền của người mua sữa

Đà Nẵng: Bắt giữ đối tượng Lý Hạnh Nhân lừa đảo qua mạng, chiếm đoạt tiền của người mua sữa

Do nợ nần nên Lý Hạnh Nhân đã giả danh bán sữa giá rẻ, lừa đảo qua mạng nhiều người tại TP. Đà Nẵng và các địa phương khác trên cả nước.
Bắc Ninh: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Đại Nghĩa Việt Nam và Công ty sản xuất Biga Panel

Bắc Ninh: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Đại Nghĩa Việt Nam và Công ty sản xuất Biga Panel

Công ty TNHH TM&DV Đại Nghĩa Việt Nam và Công ty CP sản xuất Biga Panel vừa bị cơ quan thuế Bắc Ninh cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Bà Rịa – Vũng Tàu: 6 khách sạn nổi tiếng kinh doanh hoạt động thể thao

Bà Rịa – Vũng Tàu: 6 khách sạn nổi tiếng kinh doanh hoạt động thể thao 'chui'

Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã điểm mặt 6/9 khách sạn ở Bà Rịa – Vũng Tàu chưa đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định.
TP. Hồ Chí Minh: Vừa bị xử phạt, Phòng khám đa khoa Tháng Tám lại ‘vẽ bệnh, moi tiền’

TP. Hồ Chí Minh: Vừa bị xử phạt, Phòng khám đa khoa Tháng Tám lại ‘vẽ bệnh, moi tiền’

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, sẽ chuyển hồ sơ sang công an để điều tra vụ Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Tháng Tám “vẽ bệnh, moi tiền”.
Hà Nội: Đối tượng truy nã bị bắt khi đang phê pha trong khách sạn

Hà Nội: Đối tượng truy nã bị bắt khi đang phê pha trong khách sạn

Nguyễn Mạnh Tùng - đối tượng truy nã bị Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) bắt quả tang khi đang phê pha cùng "bạn nghiện" trong khách sạn.
Đường Văn Thái bị tuyên phạt 12 năm tù

Đường Văn Thái bị tuyên phạt 12 năm tù

TAND TP. Hà Nội tuyên phạt Đường Văn Thái 12 năm tù giam về tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước".
Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm tại Trung tâm Giám định y khoa tỉnh Thanh Hóa sang cơ quan Công an

Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm tại Trung tâm Giám định y khoa tỉnh Thanh Hóa sang cơ quan Công an

Sở Y tế Thanh Hóa đã chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm của Giám đốc Trung tâm Giám định y khoa Thanh Hóa sang cơ quan Công an vì tự ý chỉnh sửa 29 kết quả giám định.
Quảng Ninh: Phát hiện xe bán tải chở 900kg nầm lợn không rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Phát hiện xe bán tải chở 900kg nầm lợn không rõ nguồn gốc

Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh vừa kiểm tra, phát hiện một chiếc xe bán tải chở 900kg nầm lợn không rõ nguồn gốc.
TP. Hồ Chí Minh: Mở rộng điều tra vụ nhập lậu hơn 700 viên kim cương

TP. Hồ Chí Minh: Mở rộng điều tra vụ nhập lậu hơn 700 viên kim cương

Công an TP. Hồ Chí Minh đang tiếp tục củng cố tài liệu, chứng cứ, đồng thời mở rộng điều tra vụ nhập lậu 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng.
Thái Nguyên: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Jeil Engineering

Thái Nguyên: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Jeil Engineering

Nợ thuế hơn 2,3 tỷ đồng, Công ty TNHH Jeil Engineering bị Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
Vụ AIC tại Bắc Ninh: Lời khai và mức án đối với các bị cáo

Vụ AIC tại Bắc Ninh: Lời khai và mức án đối với các bị cáo

Sáng nay 30/10, phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến, Chủ tịch Công ty AIC cùng các đồng phạm diễn ra ở phần tranh luận.
TP. Hồ Chí Minh: Chuyển điều tra vụ Phòng khám Y học Sài Gòn ‘vẽ bệnh, moi tiền’

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển điều tra vụ Phòng khám Y học Sài Gòn ‘vẽ bệnh, moi tiền’

Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Y học Sài Gòn (số 153-155 Nguyễn Văn Cừ, phường 2, quận 5, TP. Hồ Chí Minh) tái phạm tình trạng “vẽ bệnh, moi tiền”.
Kỳ họp 49 Ủy ban KTTW: Kỷ luật, đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ các tỉnh Quảng Ninh, Hà Nam, Đắklắk

Kỳ họp 49 Ủy ban KTTW: Kỷ luật, đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ các tỉnh Quảng Ninh, Hà Nam, Đắklắk

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị kỷ luật ông Bùi Văn Cường (nguyên Tổng Thư ký Quốc hội) và kỷ luật nhiều cán bộ các tỉnh.
Tuyên Quang: Cảnh giác với hoạt động của tổ chức Rise

Tuyên Quang: Cảnh giác với hoạt động của tổ chức Rise

Công an Tuyên Quang khuyến cáo người dân nâng cao ý thức cảnh giác với tổ chức Rise, tránh để bản thân bị lôi kéo, tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh khai: Chỉ đến khi làm việc với cơ quan điều tra, mới biết đó vẫn là tiền phần trăm

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh khai: Chỉ đến khi làm việc với cơ quan điều tra, mới biết đó vẫn là tiền phần trăm

Tại phiên tòa, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh thừa nhận việc nhận hối lộ 4 tỷ đồng, còn 10 tỷ đồng là Nguyễn Thị Thanh Nhàn biếu xén trong các dịp lễ, Tết.
Nghệ An: Thu giữ gần 2,5 tạ pháo lậu chuẩn bị tiêu thụ vào dịp Tết Ất Tỵ 2025

Nghệ An: Thu giữ gần 2,5 tạ pháo lậu chuẩn bị tiêu thụ vào dịp Tết Ất Tỵ 2025

Các đối tượng đã mua pháo lậu từ biên giới rồi mang về tỉnh Nghệ An và các địa bàn ngoại tỉnh để tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đà Nẵng:

Đà Nẵng: 'Nữ quái' mượn tiền đáo hạn ngân hàng rồi lừa đảo chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Đưa ra thông tin gian dối về việc cần tiền để đáo hạn ngân hàng, Ngô Thị Ái Vy lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 1 tỷ đồng.
Vụ AIC tại Bắc Ninh: Các bị cáo khai gì tại toà?

Vụ AIC tại Bắc Ninh: Các bị cáo khai gì tại toà?

Sau khi nhận 6 tỷ đồng tiền cảm ơn, cựu Giám đốc Ban QLDA Bắc Ninh Trần Văn Tuynh đã chi lại cho các ông Nguyễn Nhân Chiến, Nguyễn Tử Quỳnh, Nguyễn Văn Nhường..
Đắk Lắk: Phong tỏa tài khoản Công ty TNHH kinh doanh Thành Đạt do nợ thuế

Đắk Lắk: Phong tỏa tài khoản Công ty TNHH kinh doanh Thành Đạt do nợ thuế

Cơ quan thuế Đắk Lắk vừa cưỡng chế bằng biện pháp phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH kinh doanh Thành Đạt do nợ hơn 3,6 tỷ đồng tiền thuế quá hạn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động