Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 00:20

Những “lợi ích nhóm” có được từ các chuyến bay giải cứu trong đại dịch Covid-19

Để được cấp phép tổ chức các chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam về nước, doanh nghiệp phải trải qua nhiều bước theo trình tự thủ tục.

Do có sự chồng chéo, không rõ ràng về thẩm quyền giữa các cơ quan chức năng đã “tạo cơ hội” cho một số cá nhân có chức vụ gây khó khăn, nhũng nhiễu phát sinh tiêu cực.

Những chuyến bay giải cứu mang tính nhân đạo bị một nhóm đối tượng câu kết trục lợi cá nhân. Ảnh: CTV

Trục lợi trên chủ trương chính sách nhân đạo

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra vụ án chuyến bay giải cứu, đề nghị truy tố 54 bị can về các tội: Đưa hối lộ; môi giới hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vụ án bắt đầu từ các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam bị mắc kẹt tại nước ngoài khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020.

Theo kết luận điều tra đã có hơn 1.000 chuyến bay giải cứu đã được thực hiện, đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Chủ trương này không những thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo hộ, bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe của công dân mà còn nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, ghi dấu ấn ngoại giao của Việt Nam.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện có sự chồng chéo, không rõ ràng về thẩm quyền đã “tạo cơ hội” cho một số cá nhân có chức vụ tại các bộ, ngành liên quan có hành vi sai phạm nhằm trục lợi cá nhân, buộc doanh nghiệp tổ chức các chuyến bay phải nâng giá vé, các chi phí phát sinh gây thêm gánh nặng cho công dân khi muốn bay về nước.

Cụ thể, doanh nghiệp muốn được cấp phép tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước thì phải có văn bản chấp thuận của Văn phòng Chính phủ (VPCP); tổ công tác 5 bộ: Ngoại giao, Y tế, Giao thông Vận tải, Công an, Quốc phòng; văn bản chấp thuận chủ trương cách ly y tế của UBND các tỉnh, thành phố.

Trong thời gian đó, doanh nghiệp còn phải ký hợp đồng và đặt cọc tiền thuê tàu bay với hãng hàng không, hợp đồng và đặt cọc tiền thuê khách sạn. Do vậy, nếu không được nhận được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng (VPCP; tổ công tác 5 bộ; địa phương tổ chức cách ly y tế) thì doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại lớn về tài chính. Vì vậy, doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau trực tiếp hoặc qua trung gian đưa tiền số lượng lớn cho những người có nhiệm vụ, quyền hạn.

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố 54 bị can trong vụ án
“Bắt tay nhau” làm khó để doanh nghiệp phải chung chi

VPCP có nhiệm vụ tập hợp tham mưu, đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổ chức các chuyến bay, theo đề xuất của Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, các cán bộ Vụ Quan hệ Quốc tế đã đề xuất thẳng lên lãnh đạo Chính phủ về chủ trương cấp phép chuyến bay cho các doanh nghiệp. Việc này đã bỏ qua quy trình giám sát, đề xuất của tổ công tác 5 bộ trong việc thẩm định, đưa ra ý kiến đối với kế hoạch tổ chức các chuyến bay, tạo điều kiện cho các bị can tại VPCP nhận hối lộ của doanh nghiệp.

Do đó, cơ quan điều tra đã khởi tố: Nguyễn Quang Linh, nguyên Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Thanh Hải, Vụ trưởng; Nguyễn Tiến Thân, chuyên viên; Nguyễn Mai Anh, chuyên viên của Vụ Quan hệ quốc tế về cùng tội danh nhận hối lộ.

Trong tổ công tác 5 bộ, Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ bảo hộ công dân Việt Nam tại nước ngoài, quản lý danh sách công dân đăng ký nhu cầu về nước. Theo kết luận, bị can Tô Anh Dũng khi đang giữ chức vụ là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, có nhiệm vụ phê duyệt tổ chức kế hoạch chuyến bay trên cơ sở đề xuất của Cục Lãnh sự để gửi thành viên trong tổ công tác 5 bộ xin ý kiến. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Dũng đã chỉ đạo cấp dưới đưa doanh nghiệp thân quen vào danh sách chuyến bay combo của chiến dịch chuyến bay giải cứu. Từ việc tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp được cấp phép thực hiện chuyến bay combo, ông Tô Anh Dũng đã được “cảm ơn” bằng lượng tiền rất lớn.

Trong số 21 bị can bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ, có nhiều người nguyên là cán bộ của Bộ Ngoại giao, trong đó hai người đã từng giữ chức vụ cao là nguyên Thứ trưởng Tô Anh Dũng và nguyên Thứ trưởng Vũ Hồng Nam. Trong tổng số tiền hơn 77 tỷ đồng mà nhóm cán bộ này đã nhận hối lộ, cơ quan điều tra xác định bị can: Tô Anh Dũng nhận hơn 21,5 tỷ đồng; Vũ Hồng Nam nhận hơn 1,8 tỷ đồng; Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự nhận hơn 25 tỷ đồng; Đỗ Hoàng Tùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự nhận hơn 12,2 tỷ đồng...

Tại Bộ Y tế, để thực hiện nhiệm vụ được giao, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên được phân nhiệm vụ xem xét, duyệt ký văn bản trả lời Bộ Ngoại giao, VPCP và các cơ quan chức năng khi những nơi này xin ý kiến về chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo và xin cho khách lẻ được về nước. Mọi trao đổi đều thông qua Phạm Trung Kiên khi đó đang là thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế. Các văn bản sẽ được Kiên tiếp nhận, trình thứ trưởng xem xét, ký duyệt văn bản trả lời.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Kiên đã tiếp xúc, yêu cầu và thỏa thuận với các đại diện doanh nghiệp phải chung chi số tiền rất lớn. Với hình thức "trọn gói", thư ký của thứ trưởng thỏa thuận các doanh nghiệp phải chi từ 50 - 200 triệu đồng/1 chuyến bay combo. Còn với hình thức "đếm đầu người", Kiên yêu cầu doanh nghiệp phải chi từ 500 nghìn đồng - 2 triệu đồng/người đối với chuyến bay combo và giá từ 7 - 15 triệu đồng/người đối với khách lẻ.

Kết quả điều tra xác định, bị can Phạm Trung Kiên đã có hơn 180 lần nhận hối lộ với tổng số tiền là 42,6 tỷ đồng. Trong đại án các chuyến bay giải cứu, Phạm Trung Kiên được xem là đối tượng đã tiền hối lộ với giá trị lớn hơn rất nhiều so với các quan chức đã bị bắt.

Với vai trò là một thành viên của tổ công tác 5 bộ, Bộ Công an đã giao Cục Quản lý xuất nhập cảnh được phê duyệt hoặc từ chối kế hoạch tổ chức chuyến bay (số lượng, tần suất chuyến bay, doanh nghiệp thực hiện, nơi cách ly, người dự kiến về...) trên cơ sở đề xuất của Bộ Ngoại giao.

Bị can Trần Văn Dự khi đó đang giữ chức vụ Cục Phó Cục xuất nhập cảnh được phân công duyệt, ký các văn bản trả lời Bộ Ngoại giao về kế hoạch tổ chức chuyến bay combo. Hai người giúp việc cho ông Dự là Vũ Anh Tuấn, Phó Phòng Tham mưu và Vũ Sỹ Cường, cán bộ Phòng Tham mưu.

Cơ quan điều tra phát hiện ba người này đã tạo thành "một nhóm lợi ích", trong đó ông Tuấn được giao liên hệ với doanh nghiệp, yêu cầu chi 50 - 200 triệu đồng trên một chuyến bay hoặc 500 nghìn - 1,5 triệu đồng/1 hành khách, tùy thời điểm. Doanh nghiệp nào không chấp nhận chung chi, Vũ Anh Tuấn sẽ gây khó dễ bằng cách không cho tổ chức chuyến bay hoặc trả lời vào sát ngày. Cơ quan điều tra chỉ ra và cho rằng đây là hành vi nhũng nhiễu, ép doanh nghiệp chi tiền hối lộ.

Theo kết luận, bị can Vũ Anh Tuấn đã 46 lần nhận tiền của doanh nghiệp với tổng số 27,3 tỷ đồng, trong số này hưởng lợi cá nhân 22,8 tỷ đồng. Trần Văn Dự nhận hối lộ 7,6 tỷ đồng và Vũ Sỹ Cường 9,3 tỷ. Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã đề nghị truy tố 3 bị can này về tội nhận hối lộ.

Tại Bộ Giao thông Vận tải, Cơ quan An ninh điều tra xác định, một số cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi đã làm trung gian môi giới hối lộ hoặc nhận hối lộ để cấp phép bay tăng số lượng công dân về nước theo phê duyệt của tổ công tác 5 bộ.

Các bị can tại Bộ Giao thông Vận tải bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ gồm: Ngô Quang Tuấn, nguyên chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế; Vũ Hồng Quang, nguyên Phó Trưởng Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam.

Ở cấp độ địa phương, bị can Chử Xuân Dũng, Trần Văn Tân đã trục lợi trong việc phê duyệt chủ trương, địa điểm tổ chức cách ly cho công dân khi bay về nước
Muốn được cách ly cũng phải chi tiền

Ngoài việc phải “gặp gỡ” cán bộ tại tổ công tác 5 bộ, doanh nghiệp còn phải hối lộ các quan chức tại các địa phương để được khi phê duyệt chủ trương, địa điểm tổ chức cách ly cho công dân khi bay về nước.

Tại Hà Nội, khi đó ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội được phân công làm Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội. Ông Dũng ký 66 văn bản đồng ý cho 16 công ty được đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về cách ly trên địa bàn TP Hà Nội. Quá trình thực hiện công vụ, bị can Dũng đã có hành vi nhận tiền từ các doanh nghiệp. Theo cơ quan điều tra, bị can Chử Xuân Dũng nhận thức được hành vi của mình, gia đình bị can đã nộp lại 50.000 USD và 600 triệu đồng tiền hưởng lợi bất chính.

Bị can Trần Văn Tân, thời điểm làm Phó Chủ tịch UBND Quảng Nam được UBND tỉnh Quảng Nam phân công làm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch. Quá trình duyệt, ký chấp thuận cho một số công ty đưa công dân về cách ly tại Quảng Nam, bị can Tân có nhiều lần nhận hối lộ với tổng số tiền lên đến 5 tỷ đồng để tạo điều kiện cho các công ty tổ chức cách ly trên địa bàn.

Đại án những chuyến bay giải cứu được xem là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Các bị can đã lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19, vì mục đích lợi nhuận, vụ lợi cá nhân, bất chấp các quy định của pháp luật, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; làm giảm sút lòng tin của nhân dân.

Theo Báo Thanh tra
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Tin cùng chuyên mục

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Cục Hải quan TP. Cần Thơ công khai 13 doanh nghiệp nợ thuế

Người phụ nữ ở Hà Nội bị 'ông bố đơn thân' lừa gần 4 tỷ đồng

Làm rõ nguyên nhân bé gái 7 tuổi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

Thanh Hóa: Tạm giữ hình sự đối tượng say rượu, gây tai nạn giao thông, chống người thi hành công vụ

Công ty CP Du lịch Hồ Nam Bạc Liêu bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản tại 4 ngân hàng