Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 07:29

Ninh Thuận dành 2.400 tỷ đồng cho đề án phát triển làng nghề đến năm 2020

Với mục tiêu xây dựng ngành tiểu thủ công nghiệp và làng nghề (TTCN&LN) và làng nghề theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh cao... mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành đề án “phát triển ngành nghề TTCN&LN đến năm 2020” nhằm thúc đẩy và tạo định hướng cho ngành công nghiệp nông thôn của tỉnh phát triển.

 - Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận, trên địa bàn tỉnh hiện có 4 hợp tác xã TTCN, 9 DN và 5.610 cơ sở sản xuất (CSSX) công nghiệp nông thôn tập trung vào các ngành nghề: chế biến thực phẩm, đồ uồng, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt, da... Tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế này là 136,363 tỷ đồng. Còn ở khu vực làng nghề, trong tỉnh có một số làng nghề truyền thống khá nổi tiếng với doanh thu trung bình hàng năm của mỗi làng nghề đạt khoảng 10 tỷ đồng như: làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ, làng nghề gốm Bàu Trúc, làng nghề dệt chiếu cói An Thạnh... và một số nghề mới được du nhập như: chế biến nước mắm, chế biến cá hấp, sản xuất đũa gỗ... cũng phát triển khá mạnh. Các ngành nghề TTCN&LN của tỉnh được phân bố đồng đều và rộng khắp trên địa bàn, góp phần quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế chung của tỉnh. Ngoài ra, ngành TTCN&LN còn tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực này chủ yếu là hình thức kinh tế hộ gia đình, quy mô nhỏ lẻ, năng suất thấp, khả năng cạnh tranh không cao...

Nhằm khắc phục những hạn chế này của ngành TTCN&LN, đồng thời khai thác những thế mạnh về nguồn nguyên liệu, tay nghề của người lao động và tiềm năng về du lịch, UBND tỉnh Ninh Thuận đã quyết định ban hành đề án “phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đến năm 2020”. Theo đó, mục tiêu chung của đề án là phát triển ngành nghề TTCN&LN theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất và chất lượng sản phẩm, có khả năng cạnh tranh cao; Kết hợp du lịch làng nghề với sinh hoạt văn hóa - dân tộc, bảo tồn các lễ hội truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc để từng bước phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch; Phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn mỗi huyện, thành phố hình thành từ 3-5 làng nghề, xây dựng từ 2-3 thương hiệu sản phẩm đặc thù; Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp nông thôn đạt 1.400 tỷ đồng, tạo việc làm cho 12.000 lao động và thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/người/tháng...
Để đảm bảo cho đề án được thực hiện một cách hiệu quả và hoàn thành những mục tiêu đã đề ra, UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ dành nhiều ưu đãi cho các DN, nhà đầu tư đầu tư vào ngành TTCN&LN của tỉnh.
Về đầu tư, tín dụng, UBND tỉnh sẽ dùng ngân sách địa phương hoặc ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm - điểm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển nghành TTCN; hỗ trợ một phần kinh phí cho các CSSX hiện gây ô nhiễm môi trường di dời vào khu quy hoạch; hỗ trợ và khuyến khích các DN quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO:14.000, sử dụng và sản xuất các loại sản phẩm thân thiện với môi trường...
Về mặt bằng sản xuất, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ diện tích đất phù hợp cho việc di dời các CSSX đòi hỏi mặt bằng sản xuất lớn, dễ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. UBND tỉnh cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm - điểm công nghiệp để tạo quỹ đất đủ đảm bảo mặt bằng cho dự án đầu tư thuận lợi, sản xuất ổn định và bền vững cho phát triển ngành TTCN&LN.
UBND tỉnh cũng khuyến khích các DN, CSSX áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại, công nghệ sạch vào sản xuất, xử lý môi trường... Đồng thời, tỉnh cũng chú trọng phân bổ nguồn ngân sách thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh để hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới, hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu có khả năng thương mại hóa... Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật mới phục vụ cho sản xuất để hiện đại hóa công nghệ sản xuất truyền thống và tập trung vào những ngành nghề địa phương có lợi thế như: nghề cơ khí, chế biến nông – lâm - thủy sản, sơ chế nguyên liệu cho ngành TTCN...
Việc phát triển nguồn nhân lực cũng sẽ là một trong những vấn đề trọng tâm được UBND tỉnh chú trọng thực hiện để tạo điều kiện cho ngành TTCN&LN của tỉnh phát triển. Tỉnh sẽ thường xuyên thực hiện các đề án đào tạo nghề tại chỗ cho lao động khu vực nông thôn, đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với ngành nghề và lứa tuổi lao động, đặc biệt chú trọng tới những ngành nghề truyền thống và ngành nghề địa phương có lợi thế... nhằm khuyến khích người dân khu vực nông thôn tham gia học nghề, cải thiện cuộc sống ...

Với nguồn vốn đầu tư cho đề án này là hơn 2.400 tỷ đồng, hy vọng thời gian tới các ngành nghề TTCN&LN của tỉnh Ninh Thuận sẽ có những bước phát triển vượt bậc, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

KTVN

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất