Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ninh Thuận đề xuất phát triển 4.600 MW điện khí LNG thay thế điện hạt nhân

Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị thay thế quy mô 4.600 MW điện hạt nhân Ninh Thuận trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh bằng điện khí LNG trong Quy hoạch điện VIII.

Điều kiện thuận lợi, định hướng rõ ràng

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Ninh Thuân nêu rõ, thực hiện các văn bản của Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 31/2016/QH14 của Quốc hội, Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ, trong đó có nội dung ưu tiên xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước và nghiên cứu phát triển Tổ hợp điện khí, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Cà Ná với quy mô phù hợp. Ninh Thuận đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung Trung tâm điện lực LNG Cà Ná giai đoạn 1, công suất 1.500MW vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tiến độ vận hành năm 2025 - 2026; các giai đoạn tiếp theo sẽ được xem xét cụ thể trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).

Bên cạnh đó, thực hiện văn bản số 69/TTg-CN ngày 23/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện dự án Trung tâm điện lực LNG Cà Ná giai đoạn 1, công suất 1.500MW, đến nay Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định công nhận các Nhà đầu tư đáp ứng sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm và tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và Nghị định số 25/2020/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời triển khai các hạng mục công việc liên quan với quyết tâm hoàn thành, đưa dự án vào hoạt động trong quý II/2026.

Ninh Thuận đề xuất phát triển 4.600 MW điện khí LNG thay thế điện hạt nhân
Bản đồ Quy hoạch Tổ hợp điện khí, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Cà Ná

Một lý do khác mà Ninh Thuận lấy làm căn cứ để đề xuất phát triển điện khí LNG là trong Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cảng Cà Ná đã được quy hoạch thành cảng tổng hợp. Theo các nghiên cứu, khảo sát, cảng Cà Ná là địa điểm duy nhất thuận lợi xây dựng cảng biển nước sâu có khả năng tiếp nhận tàu LNG thương mại lên đến 250.000 m3, khu vực có địa chất tốt, không phải xử lý nền. Đây cũng là yếu tố thuận lợi cạnh tranh về giá thành nguyên liệu đầu vào so với thực tế và lâu dài là nguyên liệu vận hành các nhà máy LNG Việt Nam hiện nay và tương lai chủ yếu được nhập khẩu vì nguyên liệu trong nước không đủ đáp ứng. Điều này phù hợp với định hướng phát triển nguồn điện trong dự thảo Quy hoạch điện VIII là: “Đẩy mạnh phát triển các trung tâm nguồn điện sử dụng LNG với quy mô đủ lớn để đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án, ưu tiên phát triển tại các khu vực có nhu cầu điện lớn, thuận lợi đầu tư cơ sở hạ tầng kho cảng, có khả năng mở rộng trong tương lai”.

Trên thực tế, là một tỉnh nghèo, nhiều khó khăn nhưng tận dụng lợi thế “nắng, gió” cũng như vị trí địa lý thuận lợi ở Nam Trung Bộ, Ninh Thuận đã sớm định hướng và xác định rõ ràng chiến lược phát triển bền vững, trong đó lựa chọn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch là một trong những trụ cột ưu tiên. Sau khi có Nghị quyết của Chính phủ, Ninh Thuận đã đưa ra các cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư và đã tạo được sự phát triển đột phá trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, không chỉ đóng góp sản lượng điện đáng kể cho hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu mà còn thúc đẩy nhiều ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ phát triển, tạo nguồn lực phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động của địa phương cũng như cả vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Tạo đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội

Trước đây, Ninh Thuận đã được chọn để phát triển nguồn điện hạt nhân có công suất 4.600 MW (Quy hoạch điện VII điều chỉnh), tuy nhiên theo chủ trương của Quốc hội tại Nghị quyết số 31/2016/QH14 về việc dừng điện hạt nhân. Do đó, việc thay thế phần quy mô công suất điện hạt nhân này bằng 4.600 MW điện khí LNG Cà Ná trong quy hoạch điện VIII giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 là thật sự cần thiết, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, theo đúng quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của dự án Trung tâm điện khí LNG Cà Ná, cảng biển tổng hợp Cà Ná của tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời, góp phần thực hiện kịp thời, có hiệu quả Nghị quyết số 31/2016/QH14, ngày 22/11/2016 của Quốc hội; Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 115/NQ-CP, ngày 31/8/2018 của Chính phủ.

Ninh Thuận đề xuất phát triển 4.600 MW điện khí LNG thay thế điện hạt nhân
Phối cảnh 3D của dự án cảng Tổng hợp Cà Ná

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc quy hoạch phát triển trung tâm điện khí LNG quy mô lớn, hiện đại sẽ đáp ứng được các tiêu chí về môi trường, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính; góp phần giảm chi phí đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, giám sát; vận chuyển khí; thuận tiện cho truyền tải, điều độ, an toàn, ổn định hệ thống điện, cân bằng cơ cấu nguồn điện từ đó giảm chi phí sản xuất . Mặt khác, sẽ dễ dàng thu hút những nhà đầu tư lớn, có năng lực thực hiện dự án; giảm áp lực về tài chính cho ngành điện cũng như áp lực tăng giá điện về lâu dài so với các dự án đơn lẻ; đồng thời góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong quá trình xây dựng và đưa vào vận hành, dự án còn thúc đẩy các ngành công nghiệp, vận tải và dịch vụ, tạo đòn bẩy cho địa phương và cả khu vực phát triển kinh tế, xã hội mang tính bền vững.

Theo ông Trần Quốc Nam – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, việc phát triển điện khí LNG Cà Ná sẽ là động lực quan trọng và quyết định cho yêu cầu thay thế kịch bản tăng trưởng kinh tế- xã hội của tỉnh Ninh Thuận sau khi có chủ trương dừng xây dựng nhà máy điện hạt nhân, góp phần khai thác hiệu quả lợi thế cảng biển nước sâu Cà Ná, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và an toàn hệ thống điện, ổn định, cân bằng nguồn điện cho các dự án điện gió, điện mặt trời, thay thế nguồn điện hạt nhân đã dừng triển khai, đồng thời góp phần phát triển kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn tới.

Hồng Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện khí LNG

Tin mới nhất

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Công ty Nhôm Lâm Đồng tính toán, với quỹ đất còn lại có thể khai thác được chỉ đáp ứng sản xuất alumin đến ngày 25/9/2024, sau đó có nguy cơ dừng hoạt động.
Nâng cao vị thế doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Nâng cao vị thế doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Việt Nam đang dần trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp quan trọng của khu vực và thế giới, đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành thép giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho Chiến lược phát triển ngành sữa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cuộc thi Con quay Đại chiến VASI 2024: Sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo

Cuộc thi Con quay Đại chiến VASI 2024: Sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo

Cuộc thi 'Con quay Đại chiến VASI 2024' tạo sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo, đẩy mạnh kỹ thuật chế tạo, hướng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về khuyến công: Những trăn trở từ thực tiễn

Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về khuyến công: Những trăn trở từ thực tiễn

Các địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến hay nhằm xây dựng Dự thảo Nghị định về khuyến công hiệu quả, sát với thực tế.
Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

VIMEXPO 2024 là sự kiện chuyên ngành do Cục Công nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp và Công ty Quảng cáo & Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam tổ chức
Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công tại Ninh Bình

Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công tại Ninh Bình

Chiều 19/9, tại Ninh Bình, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định về khuyến công tại khu vực phía Bắc.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.
Triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh, động viên công nghiệp

Triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh, động viên công nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Cần có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc để phát triển công nghiệp hóa chất

Cần có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc để phát triển công nghiệp hóa chất

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm để phát triển công nghiệp hóa chất.
Nền tảng thực tế ảo iguverse giành giải thưởng Red Dot Award 2024

Nền tảng thực tế ảo iguverse giành giải thưởng Red Dot Award 2024

iguverse là nền tảng thực tế ảo dành cho hoạt động bán hàng và kỹ thuật trong công nghiệp giúp doanh nghiệp có thể tạo ra các triển lãm kỹ thuật số tiện lợi.
Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội 'vàng' để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng?

Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng?

Ngành cơ khí Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức, từ công nghệ đến quản lý và cạnh tranh trong thị trường quốc tế.
Tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Bộ Công Thương hướng dẫn các Sở Công Thương, doanh nghiệp khu vực miền Trung – Tây Nguyên về quy định giảm phát thải và kiểm kê khí nhà kính.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 diễn ra từ ngày 18 -20/9 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức, với sự góp mặt của 250 gian hàng.
Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, khả thi với mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8%

Sản xuất công nghiệp bứt phá, khả thi với mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8%

Bộ Công Thương cho biết, sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi tích cực, theo đó, mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8% trong năm 2024 có thể đạt được.
Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.
Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ in thêu, sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may sẽ diễn ra từ ngày 27- 29/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Sau bão, các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp tại một số địa phương đã hoạt động ổn định trở lại, nguồn nguyên liệu đảm bảo cung cấp liên tục.
Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Sự kiện được tổ chức nhằm trao đổi kinh nghiệm, tìm giải pháp phát triển, quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp các tỉnh, thành phía Bắc.
Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Sáng ngày 11/9, Triển lãm Điện tử quốc tế (NEPCON Việt Nam 2024) đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu từ 20 quốc gia.
Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng báo cáo, nhiều chỉ tiêu của ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao trong 8 tháng năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động