Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 11:49

Nợ chồng nợ - ngư dân Nghệ An vỡ mộng tàu 67

Tính đến nay, theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An, các ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng với 90 khách hàng (có 31 tàu hoạt động có hiệu quả, trả gốc/lãi đúng cam kết, 59 tàu hoạt động cầm chừng, không trả được nợ gốc/lãi theo cam kết), dư nợ 438,4 tỷ đồng, dư nợ gốc quá hạn đến thời điểm này là 121,74 tỷ đồng.

Sau gần 6 năm làm ăn, rất nhiều con tàu mang tên 67 ở Nghệ An hoạt động không hiệu quả, chủ tàu mắc nợ ngân hàng hàng chục tỷ đồng. Hiện nay, dư nợ cho vay đối với các chủ tàu 67 lên tới 438,4 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc quá hạn đến thời điểm này là 121,74 tỷ đồng. Đã vậy, nhiều chủ tàu còn đối mặt với nỗi lo tàu nằm bờ do không mua được bảo hiểm, nợ nần chồng chất. Các chủ tàu đã phải theo ngân hàng ra tòa, nhiều ngư dân đang đứng trước nguy cơ mất tàu, mất nhà…

Nghệ An có 104 tàu công suất lớn được đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Có thể nói Nghị định 67/2014/NĐ-CP đã tạo ra bước đột phá về công suất, công nghệ, phương thức khai thác hải sản; đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của đông đảo bà con ngư dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản, đồng thời góp phần bảo vệ an ninh biển đảo, chủ quyền quốc gia.

Tại Nghệ An, việc thực hiện Nghị định 67/2014 và Nghị định 17/2018 của Chính phủ về hỗ trợ cho vay đóng mới tàu cá vươn khơi đã tạo bước đột phá về công suất, công nghệ, phương thức khai thác hải sản. Đến nay, số tàu đóng mới theo Nghị định 67 có 104 tàu, với tổng công suất máy chính theo thiết kế trên 83.800 CV. Trong đó tàu vật liệu vỏ gỗ 90 tàu, vỏ thép 9 tàu, vỏ Composite 5 tàu. Tổng số vốn được các ngân hàng thương mại cho vay theo chính sách hỗ trợ của Nghị định 67/CP là 860 tỷ đồng. Các tàu 67 đánh bắt bằng các nghề: chụp, lưới rê, vây.

Thời điểm này, ngư dân Nguyễn Do Thái, ở huyện Diễn Châu là người bị ngân hàng xếp vào trường hợp cố tình chây ì không trả nợ. Anh Thái, nói “ Gia đình mình vay ngân hàng hơn 22 tỉ đồng để đóng hai chiếc tàu vỏ thép. Nhưng đến nay mới chỉ trả được hơn 1,5 tỉ. Không phải tôi muốn chây ì, mà do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, nhiều lúc tàu ra khơi gần một tháng mà không đủ tiền dầu, tiền nhân công. Để trả được hơn 1,5 tỉ cho ngân hàng tôi phải bán đi hai mảnh đất. Giờ cả hai chiếc tàu nằm bờ, đang chờ phát mại tài sản mà không ai mua, cũng muốn bán để trả nợ cho ngân hàng chuyển sang nghề khác chứ tôi sợ nghề đi biển này lắm rồi…”.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An, đến 28/02/2021, có 31 tàu hoạt động có hiệu quả, trả gốc/lãi đúng cam kết, 59 tàu hoạt động cầm chừng, không hiệu quả, không trả được nợ gốc/lãi theo cam kết, dư nợ 438,4 tỷ đồng, dư nợ gốc quá hạn là 121,74 tỷ đồng. Trong số đó có 51 khách hàng bị chuyển nợ xấu với dư nợ xấu là 366,6 tỷ đồng; 6 tàu đã bàn giao xử lý tài sản dư nợ 39,3 tỷ đồng; 5 tàu không thể hoạt động do gặp rủi ro trong quá trình khai thác, dư nợ 39,1 tỷ đồng. Đến nay, hầu hết các khoản vay để đóng tàu vỏ thép đều bị chuyển sang nợ xấu, nợ quá hạn.

Đến nay, hầu hết các khoản vay để đóng tàu vỏ thép đều bị chuyển sang nợ xấu, nợ quá hạn.

Về chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, từ năm 2014 đến 2019 có 4.281 tàu tham gia bảo hiểm. Số phí bảo hiểm Ngân sách nhà nước hỗ trợ trên 82 tỷ đồng. Số tiền bồi thường bảo hiểm trên 118 tỷ đồng. Từ cuối năm 2019 đến nay, Công ty Bảo hiểm PJICO Nghệ An không triển khai bán theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

Đại diện các Ngân hàng cho biết, một số chủ tàu vỏ thép làm ăn hiệu quả nhưng “tát nước theo mưa” với các tàu bị sự cố hư hỏng để “chây ì” không trả nợ ngân hàng. Trong 2 năm qua, tỉnh Nghệ An cùng các ban ngành liên quan cùng “tính kế” cho các chủ tàu vỏ thép bàn giải pháp trả nợ ngân hàng nhưng không có kết quả, đành kéo nhau ra Tòa. Đến thời điểm này, nợ chồng nợ kéo dài, các ngân hàng và chủ tàu - kéo nhau ra toà, phát mại tài sản là các con tàu.

Tại Nghệ An đã có trên 20 khách hàng đang bị các ngân hàng khởi kiện hoặc cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thu hồi vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc thu hồi nợ thông qua hình thức khởi kiện ra tòa thường mất nhiều thời gian; quá trình xử lý tài sản bảo đảm là tàu biển thông qua thi hành án hoặc tự xử lý bị kéo dài do nhu cầu về tàu đánh bắt cá giảm mạnh so với lúc đóng mới; đồng thời, phát sinh nhiều chi phí khác như chi phí bảo quản, bảo dưỡng con tàu. Có những con tàu đã tổ chức đấu giá lần thứ 5, kéo dài nhiều tháng trời nhưng vẫn chưa có người mua, trong lúc chi phí bảo quản tàu mất hàng triệu đồng mỗi ngày.

Để tìm hướng ra cho tàu 67, trong cuộc làm việc của UBND tỉnh Nghệ An ngày 29/3 vừa qua, ông Hoàng Nghĩa Hiếu Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng với các ban ngành đã họp bàn tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Nghị định 67/CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sảntiếp tục gỡ vướng giúp ngư dân có điều kiện vươn khơi trở lại.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT sớm có giải pháp đối với những chủ tàu hoạt động không hiệu quả, nhưng có khả năng chuyển đổi nghề. Những chủ tàu cố ý chây ỳ không trả nợ... thì có giải pháp cụ thể giữa ngân hàng và chủ tàu theo quy định của pháp luật. Cùng đó, tham mưu cho UBND tỉnh để có hướng tháo gỡ vướng mắc đối với từng chủ tàu. Các địa phương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chính sách theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, Nghị định số 17/2018/NĐ-CP để ngư dân hiểu đúng về chính sách của Nhà nước, trong đó phải quán triệt rõ cho các chủ tàu hiểu trách nhiệm trước pháp luật về phần vốn vay của mình. Các địa phương có ngư dân vay vốn tàu 67 cần nắm bắt và tham mưu UBND tỉnh xử lý kịp thời các tồn tại, vướng mắc của ngư dân, cũng như công tác thu hồi nợ vay của đội tàu 67.

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An chỉ đạo các ngân hàng thương mại chủ trì phối hợp với Ban chỉ đạo 67 của tỉnh, chính quyền địa phương và các chủ tàu tiến hành rà soát, phân tích, đánh giá, phân loại các trường hợp chưa hoặc không trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết để có hướng xử lý cụ thể, hiệu quả cho từng trường hợp. Đối với Công ty Bảo hiểm PJICO sớm trả lời dứt điểm đối với các chủ tàu bị rủi ro, giải quyết các hồ sơ của ngư dân đã kéo dài nhiều năm qua.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu: tỉnh Nghệ An kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng cần có chính sách giãn nợ, chính sách mua bảo hiểm, giảm lãi suất vay vốn cho ngư dân, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, để họ tiếp tục vươn khơi bám biển, có như vậy họ mới có điều kiện tiếp tục trả nợ ngân hàng. Không chỉ bám biển đánh bắt hải sản, ngư dân còn là “cột mốc sống” bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Nợ xấu

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh