Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 20:45

Nỗ lực “kìm” giá tiêu dùng trong dịp Tết

Theo Tổ điều hành thị trường trong nước, mặc dù đã thực hiện quyết liệt các biện pháp kiềm chế tăng giá tiêu dùng nhưng chỉ số CPI tháng 1/2011 vẫn tăng 1,74% so với tháng 12/2010, là mức tăng cao nhất so với tháng giáp Tết những năm gần đây.

 - CPI tháng 1/2011 tăng 1,74%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cân đối cung cầu hàng hóa, kiềm chế giá cả, bình ổn thị trường, Bộ Công Thương, các Sở Công Thương và các doanh nghiệp (DN) thuộc Bộ đã tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao, nhất là công tác bình ổn thị trường và phục vụ Tết Nguyên đán Tân Mão 2011. Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản, và còn làm việc trực tiếp với nhiều địa phương lớn, trọng điểm về công tác bình ổn thị trường, chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết.

Cục Quản lý Thị trường, Ban chỉ đạo 127/TW đã có nhiều văn bản chỉ đạo các chi cục quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 127 các địa phương tập trung đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chú trọng kiểm tra cung cầu, giá cả hàng hóa, thị trường Tết Tân Mão; kiểm soát quản lý giá tại các địa phương; tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại, đặc biệt là ngăn chặn xuất lậu xăng dầu; kiểm soát xử lý các hành vi gian lận thương mại.

Trong tháng 1/2011, nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm đã được chuẩn bị đủ nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Tuy nhiên, do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài tại các tỉnh phía Bắc, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhiều diện tích rau, hoa, màu và vật nuôi phát triển chậm hoặc bị chết rét. Hơn nữa, đây là tháng cận Tết Âm lịch nên giá hàng ăn, lương thực, thực phẩm tăng rất cao (CPI nhóm lương thực tăng 2,47%; thực phẩm tăng 2,74%). Ngoài ra, trong tháng 1, CPI nhóm giáo dục tăng mạnh (2,89%) do nhiều địa phương tăng học phí; trên thị trường, giá một số mặt hàng như vật liệu xây dựng (thép xây dựng), gas, sữa, đồ uống, thuốc lá, hàng may mặc, giày dép… đều tăng do giá nguyên liệu nhập khẩu, nhu cầu tăng cao trong dịp Tết và khi thời tiết lạnh đã góp phần đẩy CPI tháng 1/2011 lên mức cao (1,74%).

Không để xảy ra hiện tượng khan hàng, sốt giá

Theo báo cáo của các địa phương, đến nay, nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm rất dồi dào, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên so với năm trước, mặt bằng giá hàng hóa Tết năm nay đã tăng khoảng 10-20%, nhất là các mặt hàng thực phẩm. Dự báo, giá các loại hàng hóa phục vụ Tết sẽ còn tăng trong những ngày giáp Tết tới, nhưng mức tăng không nhiều do nguồn hàng đã được chuẩn bị sớm, mặt bằng giá hiện đã ở mức cao, thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết sẽ không xảy ra hiện tượng khan hàng, sốt giá.

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… các chương trình bình ổn thị trường Tết đang được triển khai tích cực, tại các siêu thị, trung tâm thương mại và một số khu vực ngoại thành, các DN tham gia chương trình bình ổn đã bắt đầu tổ chức chương trình khuyến mại, hội chợ, các đợt bán hàng Tết, hàng hóa cung ứng dồi dào, đa dạng, giá bán hợp lý và ổn định so với thị trường bên ngoài.

Để chuẩn bị bình ổn giá từ tháng 6/2010 đến tháng 3/2011, Sở Công Thương Hà Nội đã tạm ứng 400 tỷ đồng với lãi suất 0% cho 13 DN mua hàng thiết yếu dự trữ phục vụ nhân dân 9 mặt hàng. Lượng hàng dự trữ gồm: gạo các loại 6.400 tấn; thịt gia súc 1.520 tấn; thịt gia cầm 560 tấn; trứng gia cầm 12 triệu quả; thủy hải sản đông lạnh 800 tấn; thực phẩm chế biến 1.280 tấn; dầu ăn 240 tấn; đường 240 tấn; rau củ các loại 4.000 tấn. Ngoài ra, các trung tâm thương mại, siêu thị như Metro, BigC, Intimex… cũng có kế hoạch dự trữ 1.200 tỷ đồng hàng hóa dịp Tết. Mạng lưới cung ứng hàng hóa bình ổn gồm 396 điểm. Các điểm bán hàng tăng gấp 2 lần so với năm trước.

Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ 380,608 tỷ đồng cho 14 DN vay lãi suất 0% dự trữ hàng hóa bình ổn trong 10 tháng (từ 1/6/2010 đến hết tháng 3/2011). Riêng lượng hàng tham gia bình ổn trong 2 tháng dịp Tết Tân Mão gồm: gạo tẻ, gạo nếp 9.000 tấn; đường kính 4.200 tấn; dầu ăn 1.500 tấn; thịt gia súc 8.000 tấn; thịt gia cầm 3.100 tấn; trứng gia cầm 27 triệu quả; thực phẩm chế biến 3.000 tấn; rau củ quả 3.000 tấn. Tính đến đầu năm 2011, TP. Hồ Chí Minh có 2.088 điểm bán thuộc chương trình bình ổn giá. So với Tết Canh Dần, tăng 588 điểm. Đến hết tháng 1/2011, các DN mở thêm 100 điểm bán nữa để phục vụ Tết.

Thành phố Đà Nẵng cũng hỗ trợ 3,5 tỷ đồng cho một số DN vay lãi suất ưu đãi để chuẩn bị hàng hóa tiêu dùng trong dịp Tết với thời hạn 2 tháng…

Để đảm bảo cho nhân dân chuẩn bị và đón Tết Nguyên đán Tân Mão 2011 vui tươi, lành mạnh, riêng tháng 1/2011, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 10.207 vụ, xử lý 5.913 vụ, trong đó 1.781 vụ buôn lậu; 548 vụ hàng giả; 3.037 vụ vi phạm trong kinh doanh và 547 vụ vi phạm về giá, với tổng số thu là 20,5 tỷ đồng, phạt hành chính 9,2 tỷ đồng, hàng tịch thu: 11.3 tỷ đồng.

Thanh Hương

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp: Tạm hoãn xuất cảnh 4 người nợ thuế trên địa bàn huyện Tân Hồng

TP. Hồ Chí Minh: Tạm hoãn xuất cảnh Giám đốc Công ty Ánh Ban Mai Lê Hoàng Ý Nhi

Tước giấy phép 4 tháng hai phòng khám đa khoa Tháng Tám và Y học Sài Gòn vì ‘vẽ bệnh, moi tiền’

Bà Rịa – Vũng Tàu: Xả thải vượt chuẩn, Công ty dầu khí IDICO bị phạt 330 triệu đồng

Đắk Lắk: Bắt giam 2 đối tượng thuê xe ô tô thực hiện hàng loạt vụ trộm cắp liên tỉnh

Chi nhánh Công ty Vương Ưng tại Yên Bái bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn​

Vĩnh Long: Công khai danh sách 136 doanh nghiệp, người nợ thuế hơn 13 tỷ đồng

Lâm Đồng: Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân cấp 7 sổ đỏ trái luật

Công an Hà Nội truy tìm thanh niên nhận tiền chạy việc rồi 'mất hút'

Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn giả danh shipper gọi điện lừa đảo

TP. Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều lãnh đạo doanh nghiệp do nợ thuế

Nghệ An: Công ty TNHH Phúc Thổ nợ thuế hơn 53 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra phát hiện nhiều sai phạm tại 2 dự án chợ Minh Phụng và Phú Lâm

Lào Cai: Ngừng sử dụng hoá đơn của Công ty Xây dựng và Thương mại Bắc Long do nợ thuế

Bộ Công an khám xét kho chứa titan của Công ty Chế biến khoáng sản Thân Gia

Hà Tĩnh: Cưỡng chế thuế hơn 4,7 tỷ đồng đối với Công ty vật liệu xây dựng Licogi 166

Công ty Hoàng Long Tuyên Quang nợ thuế hơn 4,5 tỷ đồng bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Đồng Nai: 3 công ty Bá Lộc, Công nghiệp Plus Việt Nam và Quốc tế Grande bị phạt hơn 1,2 tỷ đồng

Vì sao Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Vũng Tàu bị bắt?

Công an thành phố Hà Nội đánh sập trang phim lậu Fmovies với gần 50.000 phim xâm phạm quyền tác giả