Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 09:30

Nông dân “lao đao” vì được mùa lúa

Giảm mạnh hơn vụ trước, tiêu thụ lúa Hè - Thu năm 2013 của nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn hơn bao giờ hết khi giá mua xuống thấp, lúa chín đầy đồng mà thương lái vẫn “bặt tăm”.

 - Ngoài vấn đề tạm trữ, để người nông dân bớt cơ cực với hạt lúa thì cần có ngay những định hướng cụ thể trong việc sản xuất và xuất khẩu gạo để cả doanh nghiệp, nông dân và nhà quản lý đều không bị rối mỗi khi mùa thu hoạch đến.

Giá lúa “tươi” giảm mạnh

Hiệp hội Lương thực Việt Nam  (VFA) đã phân bổ chỉ tiêu thu mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa gạo vụ Hè - Thu ở Đồng bằng sông Cửu Long cho 115 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia mua tạm trữ lúa gạo, bắt đầu từ 15/6 đến 31/7/2013. Cụ thể như: Long An 91.000 tấn, Kiên Giang 85.000 tấn,  Đồng Tháp mua 76.000, Bạc Liêu 10.000 tấn, Hậu Giang 15.000 tấn... Đợt thua mua tạm trữ lúa gạo lần này sẽ kéo dài đến 31/7/2013.

Theo công bố của Bộ Tài chính, giá thành bình quân sản xuất vụ Hè - Thu ở Đồng bằng sông Cửu Long là 4.142 đồng/ki- lô-gam, trong đó giá lúa định hướng là 5.383 đồng/ki-lô-gam. Ngày 17/6, VFA cho biết giá lúa khô tại kho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động từ 4.850 – 4.950 đồng/ki-lô-gam, lúa dài khoảng 5.050 – 5.150 đồng/ki-lô-gam. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá trong mơ của người nông dân bởi giá lúa tươi thực tế tại ruộng rớt thê thảm. Nếu như vụ Đông - Xuân liền trước người nông dân còn bán được từ 4.500- 4.800 đồng/ki-lô-gam lúa tại ruộng (tùy từng thời điểm) thì giá lúa tươi vụ này đang dao động ở mức “10.000 đồng/3 ki-lô-gam”, hoặc trên dưới 3.800 đồng/ki-lô-gam. Ông Vũ Quý Mùi, ấp số 8, xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất - Kiên Giang chia sẻ: Người trồng lúa đang “xuống đáy” rồi, giá lúa tươi tại ruộng xa thương lái chỉ trả 10 ngàn 3 ký trong khi giá sản xuất 1 ki-lô-gam lúa đã từ 3.600 - 3.700 đồng, nếu bán được 4.300 - 4.500 đồng thì nông dân mới có lời.

Thu hoạch vụ hè thu kéo dài gần hết tháng 8 nhưng thời điểm này bắt đầu thu hoạch rộ, những ngày qua tại nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long có mưa nên việc thu hoạch lúa gặp khó khăn hơn và thương lái cũng không mặn mà tới mua khiến người nông dân thiệt đủ mọi bề. Ông Danh Kiên, dân tộc Khơ-me ngụ tại huyện Hòn Đất - Kiên Giang bộc bạch: Mưa xuống khiến cây lúa bị đổ, thương lái chê chất lượng giảm nên ép giá hoặc không mua. Chi phí mỗi công lúa hết 3,5 triệu đồng nhưng thu hoạch chưa được một tấn thóc, giờ bán chỉ 3.800 – 3.900 đồng/ki-lô-gam thì lỗ lớn. Ruộng càng ở xa thì giá lúa càng hạ, trồng lúa không có lợi nhuận nữa rồi, nhiều người dân ở đây đã bỏ ruộng đi làm công nhân, làm thuê.

Tạm trữ chỉ là giải pháp tình thế

Dự kiến sản lượng gạo vụ hè thu này của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đạt hơn 4,6 triệu tấn, trong đó có trên 3,1 triệu tấn gạo hàng hóa, ở nhiều địa phương như Kiên Giang, An Giang… sản lượng lúa đạt hàng triệu tấn mỗi vụ. Chính vì thế việc mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo quy đổi, tương đương gần 2 triệu tấn lúa là không thấm vào đâu so với sản lượng thu hoạch được. Bên cạnh đó, vụ Đông - Xuân liền kề còn tồn ở kho doanh nghiệp khoảng 900.000 tấn và ở trong dân cũng tồn hàng triệu tấn lúa chưa bán được. Giá lúa giảm mạnh, càng vào chính vụ càng giảm khiến người dân và chính quyền lo lắng, ngay cả các doanh nghiệp cũng chưa có cách nào để đẩy mạnh tiêu thụ lúa khi đơn hàng xuất khẩu gạo chưa có nhiều.

Giải pháp trước mắt vẫn là đẩy mạnh việc mua lúa gạo tạm trữ để người nông dân thu lại được một phần vốn và cũng giúp kích thích giá lúa trên thị trường tăng lên. Mặc dù đầu ra của thị trường xuất khẩu gạo chưa có nhiều cải thiện nhưng các địa phương và người nông dân đều mong muốn những doanh nghiệp được giao tạm trữ gạo đẩy nhanh tiến độ thu mua để hỗ trợ cho tiêu thụ lúa. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, về lâu dài việc định hướng trồng lúa chất lượng cao, chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng màu cũng cần được các cơ quan quản lý nhà nước tính đến để người nông dân đỡ khổ trước cảnh được mùa mất giá diễn ra nhiều năm nay.

Duy Minh

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'