Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 16:42

“Nóng” gỗ nguyên liệu

Những thông tin Trung Quốc sẽ cấm toàn bộ việc khai thác gỗ thương mại rừng tự nhiên từ năm 2017, khiến nhiều người lo ngại sẽ có làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc tràn sang Việt Nam để mua gỗ nguyên liệu và gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước đã thiếu lại càng thiếu hụt trầm trọng. Cần nhớ, 11 tháng đầu năm 2016, Việt Nam phải nhập tới 1.627 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ, trong đó phần lớn là gỗ nguyên liệu.
Ảnh minh họa

Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES), Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng các mặt hàng gỗ Việt Nam, chủ yếu là sản phẩm thô. Bình quân mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn dăm gỗ khô sang Trung Quốc, tương đương 8 triệu m3 gỗ quy tròn, khoảng 70% là gỗ keo, còn lại là gỗ bạch đàn, một số loại gỗ khác.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2015, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc gần 965,8 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ, tăng gần 121 triệu USD so với năm 2014; 11 tháng đầu năm 2016 xuất 903,4 triệu USD.

Đặc biệt, xuất khẩu gỗ cao su sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2016, lượng gỗ cao su xẻ xuất khẩu sang Trung Quốc lớn gấp 1,4 lần cả năm 2015.

Thực tế, từ giữa năm 2016, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã sang Việt Nam lập hệ thống thu mua gỗ cao su, keo, tràm từ miền Nam ra đến miền Trung, đặc biệt ở Tây Nguyên, tạo sức ép rất lớn cho các doanh nghiệp gỗ Việt. Một số doanh nghiệp trong VIFORES phản ánh: Có tới 90% lượng gỗ cao su nguyên liệu tại Tây Nguyên đã bị các công ty Trung Quốc mua dưới hình thức thuê người dân mua gỗ, trả ngay hoặc ứng trước bằng tiền mặt, đặt xưởng xẻ gỗ ngay tại địa phương. Từ tháng 9/2016 tới nay, giá gỗ cao su ở các khu vực này đã tăng tới 20 - 30%, giá nhiều loại gỗ khác cũng tăng tới 20%...

Trước thực trạng đó, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt như “ngồi trên đống lửa”, cuộc chiến cạnh tranh mua bán gỗ nguyên liệu khốc liệt đã nhãn tiền. Câu chuyện doanh nghiệp Trung Quốc luôn thắng trong cạnh tranh mua bán hàng hóa nông, thủy sản ngay tại thị trường Việt Nam phải chăng lại tiếp diễn với gỗ nguyên liệu?

Nhiều doanh nghiệp gỗ kiến nghị: Các cơ quan quản lý cần nhanh chóng xem xét việc đầu tư của các doanh nghiệp gỗ Trung Quốc tại Việt Nam và có những giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực cho doanh nghiệp gỗ Việt.

Trần Phương

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng