Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

OPEC+ sẽ làm gì khi cắt giảm sản lượng chưa thể đẩy giá dầu lên?

Cuộc họp chính sách ngày 30/11 của OPEC+ khép lại với quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện gần 2,2 triệu thùng/ngày trong quý I/2024.
Giá dầu suy yếu trước thềm họp OPEC+, bất ngờ nào có thể xảy ra? OPEC+ đối mặt với nhiều áp lực dư cung, giá dầu giảm

Cuộc họp chính sách ngày 30/11 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) khép lại với quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện gần 2,2 triệu thùng/ngày trong quý I/2024. Tuy nhiên, thông tin này không thể “cứu vãn” được giá dầu, thậm chí còn khiến giá dầu WTI mất mốc 70 USD/thùng, về mức thấp nhất 6 tháng…

Bất đồng quan điểm về chính sách sản lượng

Trước thềm diễn ra cuộc họp, nội bộ nhóm bị “rạn nứt” do bất đồng quan điểm về chính sách cắt giảm sản lượng. Điều này khiến OPEC+ phải lùi cuộc họp sang ngày 30/11 và tổ chức bằng hình thức trực tuyến, thay vì đàm phán trực tiếp tại Vienna vào ngày 26/11 như kế hoạch ban đầu.

Thủ lĩnh nhóm, Saudi Arabia đã yêu cầu các thành viên khác giảm hạn ngạch, nhưng vấp phải nhiều sự phản đối. Một số thành viên châu Phi bao gồm Angola và Nigeria không chấp nhận hạn ngạch sản xuất thấp hơn. Trong cuộc họp hồi tháng 6, hai quốc gia này đã miễn cưỡng chấp nhận bị điều chỉnh giảm đáng kể hạn ngạch cho năm 2024, xuống lần lượt 1,28 triệu thùng/ngày và 1,38 triệu thùng/ngày, từ 1,45 triệu thùng/ngày và 1,74 triệu thùng/ngày.

OPEC+ sẽ làm gì khi cắt giảm sản lượng chưa thể đẩy giá dầu lên?
Sản lượng dầu của Angola, Nigeria và hạn ngạch

Nhận định về động thái của OPEC+, ông Dương Đức Quang - Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV) cho rằng trên thực tế, sản lượng của các quốc gia châu Phi thường thấp hơn nhiều so với hạn ngạch. Nhưng hai thành viên châu Phi vẫn không muốn cắt giảm thêm, do tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực dầu mỏ. Ngành công nghiệp này chiếm đến khoảng 26% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Angola, chiếm hơn 5% GDP và hơn 80% doanh thu xuất khẩu của Nigeria. Hơn nữa, thị phần của OPEC+ vốn đã thu hẹp, không thành viên nào muốn “miếng bánh nhỏ” bị xẻ thêm.

Cam kết cắt giảm về lý thuyết, thực tế lại khác xa

Tổng mức cắt giảm gần 2,2 triệu thùng/ngày của OPEC+ áp dụng hết quý I/2024, đã bao gồm 1,3 triệu thùng/ngày gia hạn cắt giảm tự nguyện mà Saudi và Nga vốn đang áp dụng. Do vậy, mức cắt giảm mới sẽ là 900.000 thùng/ngày. Trước đó, OPEC+ thảo luận về việc cắt giảm bổ sung 2 triệu thùng/ngày. Điều này đồng nghĩa với quyết định chính thức không được như kỳ vọng của thị trường.

Tính chất “tự nguyện” cũng khiến thị trường hoài nghi về mức độ tuân thủ cam kết. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tổng sản lượng của OPEC+ trong tháng 10/2023 đạt 43,19 triệu thùng/ngày, giảm 1,7 triệu thùng/ngày so với tháng 10/2022. Con số này thấp hơn nhiều so với tổng cam kết cắt giảm tự nguyện gần 5 triệu thùng/ngày tính từ tháng 11/2022 của nhóm.

OPEC+ sẽ làm gì khi cắt giảm sản lượng chưa thể đẩy giá dầu lên?
Sản lượng dầu của OPEC+

Ngoại trừ Saudi Arabia, mức độ tuân thủ cam kết cắt giảm của các thành viên khác trong nhóm khá lỏng lẻo. Nga cam kết cắt giảm 800.000 thùng/ngày, nhưng thực tế chỉ cắt giảm trên 200.000 thùng/ngày. Thậm chí, các thành viên được miễn trừ hạn ngạch bao gồm Iran và Venezuela còn có xu hướng gia tăng sản lượng mạnh mẽ.

Ngoài ra, sản lượng của các quốc gia nằm ngoài OPEC gia tăng nhanh chóng vẫn luôn là bài toán “đau đầu” với OPEC+. Chẳng hạn như Mỹ, theo số liệu từ Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng của quốc gia sản xuất dầu lớn thế giới đạt kỷ lục 13,24 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2023, tăng gần 1 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương gần 1% nhu cầu toàn cầu. Tất cả các yếu tố trên đã kéo giá dầu lao dốc, nhất là trong thời điểm mùa tiêu thụ yếu thường rơi vào cuối năm.

OPEC+ sẽ không “khoanh tay đứng nhìn” giá dầu lao dốc

Giá dầu giảm là điều không vui đối với các nhà xuất khẩu dầu hàng đầu. Do đó, OPEC+ có thể sẽ can thiệp nhiều vào thị trường dầu mỏ trong năm 2024.

Hướng đi sắp tới của OPEC+ sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ tuân thủ cam kết cắt giảm sản lượng tự nguyện của từng thành viên trong nhóm. Tuần trước, Tổng thống Nga và Thái tử Saudi Arabia đã kêu gọi tất cả quốc gia thuộc OPEC+ tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait và Iraq cũng nêu bật sự ủng hộ đối với các biện pháp phòng ngừa mà OPEC+ áp dụng, duy trì sự cân bằng và ổn định của thị trường. Tuy nhiên, thị trường có thể sẽ không còn tin vào những “lời nói suông” từ phía OPEC+. Điều đáng quan tâm nhất là các dữ liệu thực tế chứng minh tỷ lệ tuân thủ cam kết của nhóm.

Theo báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn (STEO) tháng 12, EIA dự báo giá dầu WTI giao ngay đạt trung bình 78,8 USD/thùng trong quý I/2024, với vùng đỉnh rơi vào khoảng tháng 3, ở mức 81,5 USD/thùng. EIA cho rằng việc OPEC+ cắt giảm sản lượng sẽ khiến thị trường toàn cầu thâm hụt tới 800.000 thùng/ngày trong quý I/2024, hỗ trợ giá dầu phục hồi.

OPEC+ sẽ làm gì khi cắt giảm sản lượng chưa thể đẩy giá dầu lên?
Dự báo cán cân cung cầu dầu thế giới EIA
Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, đà phục hồi này có thể không bền vững, do triển vọng tăng trưởng toàn cầu vẫn còn mờ nhạt. Phần lớn các tổ chức đều cho rằng tốc độ tăng GDP thế giới sẽ chậm lại trong năm 2024 so với năm 2023. Đây sẽ là “những cơn gió ngược” đối với giá dầu.

“Trong kịch bản cắt giảm thực tế đúng như cam kết, giá dầu sẽ được hỗ trợ trong quý đầu năm sau. Nếu như mức giá trung bình ở khoảng 75 USD/thùng, OPEC+ có thể gia hạn kế hoạch trong các quý sau đó. Đây vốn được cho là mức giá hòa vốn ngân sách của Saudi Arabia trong năm 2024 theo như ước tính mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tuy nhiên, nếu giá dầu vẫn thấp hơn vùng 70 USD/thùng, rất có thể OPEC+ sẽ tiếp tục thu hẹp sản lượng, ít nhất là tác động đi đầu của thủ lĩnh nhóm Saudi Arabia”, ông Dương Đức Quang - nhận định.

Như vậy, OPEC+ có thể sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến hỗ trợ giá vào năm 2024. Theo Rapidan Energy Group, nhóm tổ chức này sẽ cần quản lý nguồn cung chặt chẽ trong 5 năm nữa để ngăn chặn sự sụt giảm của giá dầu.

Tất nhiên, với một quốc gia nhập siêu xăng dầu như Việt Nam, các kỳ điều chỉnh giá cũng phải tính toán, cân nhắc theo biến động giá dầu thế giới. Rủi ro kinh tế và địa chính trị, cũng như chính sách sản lượng bất ngờ từ phía OPEC+ có thể khiến xu hướng giá dầu thế giới biến động khó lường. Do vậy, việc theo dõi chặt chẽ các động thái từ OPEC+ sẽ là một trong những lưu ý cho năm 2024. Qua đó, công tác điều hành giá sẽ có cơ sở bám sát diễn biến quốc tế, đồng thời có kế hoạch chủ động tốt về nguồn cung.

Giang Nguyễn - Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

​​Vĩnh Long: Trong quý III, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 17.500 tỷ đồng

​​Vĩnh Long: Trong quý III, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 17.500 tỷ đồng

Trong quý III năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Vĩnh Long ước tính đạt gần 17.500 tỷ đồng.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2024 tăng 8,8%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2024 tăng 8,8%

Báo cáo công bố sáng 6/9 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng ước đạt 4.703 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8%.
Thị trường hàng hóa hôm nay 4/10: Giá dầu tiếp tục ‘nóng’, giá ngô cắt đứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 4/10: Giá dầu tiếp tục ‘nóng’, giá ngô cắt đứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang “nóng” theo căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông.
Bạch kim trở thành mặt hàng được giao dịch nhiều nhất tại Việt Nam trong quý III/2024

Bạch kim trở thành mặt hàng được giao dịch nhiều nhất tại Việt Nam trong quý III/2024

Bạch kim trở thành sản phẩm được giao dịch nhiều nhất tại Việt Nam, chiếm 21,5% khối lượng giao dịch tại MXV.
Thị trường hàng hóa hôm nay 3/10: Thị trường kim loại khởi sắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 3/10: Thị trường kim loại khởi sắc

Lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua (2/10) kéo chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,4% lên 2.232 điểm.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 2/10: Giá dầu quay đầu bật tăng, giá nông sản tiếp đà đi lên

Thị trường hàng hóa hôm nay 2/10: Giá dầu quay đầu bật tăng, giá nông sản tiếp đà đi lên

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, lực mua mạnh mẽ đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch hôm qua (1/10).
Thị trường hàng hóa hôm nay 1/10: Giá ca cao giảm mạnh, giá ngô khởi sắc sau báo cáo tồn kho

Thị trường hàng hóa hôm nay 1/10: Giá ca cao giảm mạnh, giá ngô khởi sắc sau báo cáo tồn kho

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa và giằng co trong ngày đầu tuần (30/9).
Thị trường hàng hóa hôm nay 30/9: Chỉ số MXV-Index ‘về lại’ mức cao nhất trong vòng hơn hai tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay 30/9: Chỉ số MXV-Index ‘về lại’ mức cao nhất trong vòng hơn hai tháng

Theo MXV, giá nhiều mặt hàng trong nhóm kim loại, nông sản và nguyên liệu công nghiệp như: quặng sắt, ngũ cốc, cà phê tăng vọt trong tuần giao dịch vừa qua.
Thị trường hàng hóa hôm nay 27/9: Giá dầu giảm sau thông tin OPEC+ gia tăng sản lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay 27/9: Giá dầu giảm sau thông tin OPEC+ gia tăng sản lượng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến giằng co và phân hóa trong ngày giao dịch hôm qua (26/9).
Hội thảo xây dựng Dự thảo Nghị định về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá

Hội thảo xây dựng Dự thảo Nghị định về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá

Dự thảo Nghị định về mua bán qua Sở Giao dịch hàng hoá nhằm góp phần kiến tạo không gian phát triển mới cho lĩnh vực mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.
Hơn 2.000 doanh nghiệp tham gia kết nối cung ứng xanh tại TP. Hồ Chí Minh

Hơn 2.000 doanh nghiệp tham gia kết nối cung ứng xanh tại TP. Hồ Chí Minh

Sáng 26/9, hơn 2.000 doanh nghiệp tham gia hội nghị kết nối cung cầu tại TP.HCM, thúc đẩy chuỗi cung ứng xanh, giảm phí trung gian và tăng hiệu quả liên kết.
Hướng đi giúp cà phê Việt vững bước trên

Hướng đi giúp cà phê Việt vững bước trên 'hành trình giá’ mới

Nửa năm trở lại đây, giá cà phê nội địa liên tục tạo thêm nhiều đỉnh mới và neo trên 100.000 đồng/kg.
Thị trường hàng hóa hôm nay 25/9: Giá ngô và lúa mì đồng loạt suy yếu

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/9: Giá ngô và lúa mì đồng loạt suy yếu

Theo MXV, đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần,lực mua tiếp tục chiếm áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua (24/9) MXV-Index tăng
Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo xây dựng dự thảo về mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo xây dựng dự thảo về mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá

Hội thảo xây dựng dự thảo Nghị định về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá nhận được nhiều ý kiến góp ý từ các hiệp hội, doanh nghiệp...
Thị trường hàng hóa hôm nay 24/9: Giá cà phê và nông sản quay đầu tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 24/9: Giá cà phê và nông sản quay đầu tăng mạnh

Theo MXV, đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (23/9), sắc xanh tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng.
Giá cà phê hôm nay 23/9/2024: Việt Nam là thị trường cung cấp cà phê thứ ba cho Trung Quốc

Giá cà phê hôm nay 23/9/2024: Việt Nam là thị trường cung cấp cà phê thứ ba cho Trung Quốc

Cập nhật giá cà phê hôm nay 23/9/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê mới nhất, cà phê Robusta, cà phê nhân, cà phê Arabica hôm nay 23/9/2024.
Thị trường trong nước: Động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Thị trường trong nước: Động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Cùng với đầu tư và xuất khẩu, thị trường trong nước là một trong ba cấu phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô.
Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Chiều 20/9, Bộ Công Thương ban hành công điện số 7323/CĐ-BCT về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó cơn bão số 4 (Soulik) 2024.
Thị trường hàng hóa hôm nay 20/9: MXV-Index nối dài chuỗi tăng sang phiên thứ 7

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/9: MXV-Index nối dài chuỗi tăng sang phiên thứ 7

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cho biết lực mua tiếp tục chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 1,02% lên mức 2.155 điểm, nối dài chuỗi tăng sang phiên 7.
Thị trường hàng hóa hôm nay 19/9: Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co, đối mặt với áp lực chốt lời

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/9: Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co, đối mặt với áp lực chốt lời

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (18/9).
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng hàng hoá thiết yếu trước khi xảy ra thiên tai

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng hàng hoá thiết yếu trước khi xảy ra thiên tai

Sở Công Thương Quảng Bình lên phương án triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phòng chống thiên tai trước nguy cơ áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Thị trường hàng hóa hôm nay 18/9: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hấp dẫn dòng tiền đầu tư

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/9: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hấp dẫn dòng tiền đầu tư

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết dòng tiền đầu tư tiếp tục chảy vào thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (17/9).
Bà Rịa – Vũng Tàu: Sức mua bánh Trung thu có nơi tăng, nơi giảm

Bà Rịa – Vũng Tàu: Sức mua bánh Trung thu có nơi tăng, nơi giảm

Dù đã cận Tết Trung thu nhưng theo các tiểu thương, năm nay sức mua bánh Trung thu giảm khoảng 30% so với mọi năm, trong khi tại siêu thị sức mua lại tăng.
Tăng cường kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa

Tăng cường kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa

Từ nay đến cuối năm, nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng sẽ được triển khai nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa.
Lâm Đồng: Ổn định nguồn cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão

Lâm Đồng: Ổn định nguồn cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão

Tỉnh Lâm Đồng ổn định nguồn cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như rau, củ, quả và bình ổn thị trường sau bão số 3 Yagi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động