Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh:Liều thuốc nào cho nạn ăn theo xăng dầu tăng giá?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đưa ra liều thuốc cho nạn ăn theo xăng dầu tăng giá và không chịu giảm giá khi giá xăng dầu đã giảm.
Đề nghị tiếp tục có giải pháp bình ổn giá xăng dầu, kiềm chế lạm phát Giá xăng dầu hạ nhiệt, doanh nghiệp vận tải “dễ thở” để hoạt động

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính đã có cuộc trao đổi với phóng viên Vuasanca xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, giá xăng điều chỉnh giảm nhưng giá cả hàng hóa vẫn chưa giảm, đâu là nguyên nhân thưa ông?

Sau 7 lần tăng liên tiếp kể từ cuối tháng 4/2022, trong kỳ điều hành ngày 1/7 và 11/7 vừa qua, giá xăng dầu mới có sự điều chỉnh giảm. Trong đó, kỳ gần đây nhất (ngày 11/7), giá xăng dầu mới có sự điều chỉnh giảm sâu. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 3.103 đồng/lít, xăng RON95-II giảm 3.088 đồng/lít, dầu diesel 0.05S giảm 3.022 đồng/lít, dầu hỏa giảm 2.008 đồng/lít, dầu mazut 180CST 3.5S giảm 2.010 đồng/kg.

Phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong điều hành giá xăng dầu
Người dân đổ xăng tại cây xăng trên đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Vì sao giá xăng điều chỉnh giảm mà giá cả hàng hóa vẫn không có động thái điều chỉnh giảm? Theo tôi, giá xăng dầu được điều chỉnh 10 ngày/lần, việc điều chỉnh lên xuống này là theo giá thị trường. Trong 2 lần điều chỉnh gần đây, giá xăng dầu điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, doanh nghiệp sản xuất cũng sẽ không điều chỉnh ngay giá cả hàng hóa giảm theo mức giá xăng mà họ căn cứ theo xu hướng giá chung.

Theo đó, từ đầu năm đến nay, giá của nhiều loại hàng hóa điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, giá xăng dầu chỉ là một phần trong những yếu tố tác động lên giá thành hàng hóa. Các yếu tố khác có thể kể đến như giá nguyên vật liệu đầu vào, giá sắt thép, giá thức ăn chăn nuôi, giá phân bón… đều tăng. Do đó, giá cả hàng hóa trong thời gian qua có xu hướng tăng theo giá nguyên liệu đầu vào (trong đó có giá xăng) và họ hạch toán dần dần vào chi phí sản xuất.

Cũng phải khẳng định, việc điều chỉnh tăng hay giảm giá hàng hóa không thể thực hiện trong “một chốc, một lát”. Bởi thực tế giá đầu vào tăng, các doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh tăng giá dần dần và khi giá ra đến thị trường sẽ mất một khoảng thời gian nhất định.

Với giá xăng dầu hiện nay lúc tăng, lúc giảm. Tuy nhiên, phản ánh từ sự thay đổi của giá xăng dầu phải vào giá các vật tư nhiên liệu hàng hóa khác, sau đó mới ra được giá hàng hóa bán trên thị trường. Việc này phải có thời gian. Vì vậy, mức giảm giá xăng dầu lần này chưa thể kỳ vọng sẽ có đợt giảm giá hàng hóa tương ứng. Có thể giá xăng dầu phải giảm từ 1-2 tháng thì khi đó mới tác động đến giá hàng hóa bán ra.

Chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế (tùy ngành nghề). Các chi phí sản xuất khác tăng nữa thì mới thành vấn đề. Do đó, tôi xin nhắc lại, sẽ rất khó để giá hàng hóa giảm ngay trong 10 ngày (theo một kỳ điều hành xăng dầu).

Cũng phải khẳng định, thời gian gần đây một số vật tư nhiên liệu đã xuống giá. Việc này cũng hi vọng sẽ tác động đến giá của các loại hàng hóa có thể giảm trong thời gian tới.

Khi nào giá cả hàng hóa giảm theo giá xăng dầu?
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh

Liệu có tình trạng cố tình “té nước theo mưa” không thưa ông?

Chúng ta cũng nhìn thấy rất nhiều lần, khi giá xăng dầu giảm, báo chí và người dân có kêu ca nhưng phải 2-3 tháng sau mới có sự dịch chuyển. Việc này cũng là bình thường. Bởi nguyên tắc của người kinh doanh làm sao có thể thu được lợi nhuận càng nhiều càng tốt và rõ ràng họ cũng muốn lợi dụng lúc này để giữ giá.

Tuy nhiên, nếu chúng ta có các khung pháp lý và các biện pháp quản lý tốt thì việc lên xuống giá cả hàng hóa sẽ đi theo sự lên xuống của thị trường.

Ở đây, tôi cho rằng, tiếng nói của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam và vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước là hết sức quan trọng. Chỉ có cơ quan quản lý nhà nước mới có thể tính toán, xác định chính xác tỉ lệ tăng - giảm giá hàng hóa của thị trường theo sự tăng - giảm giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào.

Đặc biệt, nhấn mạnh vai trò của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) phải là người kiểm tra giám sát mức độ tăng giá hàng hóa của từng lĩnh vực, từ đó, xác định đầu vào sản xuất của doanh nghiệp tăng lên bao nhiêu, xác định giá thành sản xuất cũng như mức giá bán cho phù hợp.

Trở lại về Quỹ bình ổn giá xăng dầu, ông đánh giá như thế nào về công cụ này?

Trong thời gian vừa qua, nhiều ý kiến đề nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu với lý do giá xăng dầu trong nước đã theo sát giá thế giới. Tôi cho rằng, Quỹ bình ổn giá xăng dầu là một công cụ rất quan trọng và không thể thiếu lúc này.

Bởi lẽ, xăng dầu là mặt hàng chiến lược và thị trường xăng dầu vẫn do Nhà nước quản lý. Như vậy, rõ ràng chúng ta cần công cụ để Nhà nước có thể điều phối giá xăng dầu. Và công cụ đó hiện nay chỉ còn có mỗi Quỹ bình ổn giá xăng dầu bên cạnh đó là công cụ định giá (theo quy định 10 ngày chúng ta sẽ định giá một lần).

Vấn đề thứ hai, đó là mức trích Quỹ bình ổn giá xăng không quá cao, chưa kể khi giá xăng dầu tăng cao, Nhà nước không yêu cầu doanh nghiệp trích lập vào Quỹ bình ổn giá xăng dầu mà khi đó sẽ xả Quỹ để khống chế giá.

Việc này cực kỳ quan trọng, bởi khi khi giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, việc xả Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ giúp nền kinh tế tránh được những cú sốc về giá cũng như tạo ra sự linh hoạt cho hoạt động quản lý xăng dầu.

Tôi được biết, tại Hoa Kỳ, họ có quỹ dự trữ xăng dầu rất lớn, khi cần hạ giá thì họ xả quỹ trong một khoảng thời gian nào đó nhằm kéo giá xăng dầu xuống.

Việc xem xét bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ được tính đến khi chúng ta có một thị trường xăng dầu hoạt động theo kinh tế thị trường thực thụ và Nhà nước có các công cụ khác để điều chỉnh hoạt động giá cả của thị trường xăng dầu như các nước phát triển. Tuy nhiên, đây là việc về lâu dài.

Xin cảm ơn ông!

Ngày 18/7, giá bán lẻ xăng dầu phổ biến như sau: xăng E5 RON 92 không quá 27.788 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 29.675 đồng/lít; dầu diesel không quá 26.593 đồng/lít; dầu hỏa không quá 26.345 đồng/lít và dầu mazut không quá 17.712 đồng/kg. Mức giá này được điều chỉnh lúc 0 giờ ngày 11/7 và về gần bằng giá vào giữa tháng 4 năm nay. Đây là lần giảm thứ hai của mặt hàng xăng sau 7 lần tăng liên tiếp và là mức giảm mạnh nhất từ đầu năm đến nay (hơn 3.000 đồng/lít). Với những diễn biến của giá xăng dầu thế giới, các chuyên gia dự báo, tại kỳ điều chỉnh giá tới (21/7), giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh giảm.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Việc ký bản ghi nhớ (MOU) giữa Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Gothenburg giúp giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tạo điều kiện cho hàng Việt vào thị trường EU.
Đình chỉ giám đốc Điện lực Hạ Long: Điện lực Quảng Ninh nêu tinh thần

Đình chỉ giám đốc Điện lực Hạ Long: Điện lực Quảng Ninh nêu tinh thần 'ai không làm đứng sang một bên'

Việc đình chỉ chức vụ Giám đốc Điện lực Hạ Long Nguyễn Đại Cương cho thấy sự quyết liệt đáng ghi nhận của ngành điện Quảng Ninh trong khắc phục hậu quả bão lụt
Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Hướng tới một hệ thống logistics xanh và bền vững hơn

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng và cảng Gothenburg ký kết bản ghi nhớ về hợp tác cảng biển và logistics.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng trưởng kinh tế và hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, tăng trưởng kinh tế và hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển và Thương vụ Thuỵ Điển tại Việt Nam (Business Sweden) vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác (MOU).
Mục tiêu tăng trưởng 7% khả thi hơn nhờ kinh tế thế giới đang phục hồi

Mục tiêu tăng trưởng 7% khả thi hơn nhờ kinh tế thế giới đang phục hồi

Kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi, điều này sẽ tạo ra những tác động tích cực đến mục tiêu tăng trưởng 7% của Việt Nam trong năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

'Bắt bệnh' nguyên nhân nông sản Việt vẫn đối diện với bài toán không ổn định

Dù đã xuất khẩu đến 180 thị trường, nhưng nông sản Việt vẫn đang đối diện với bài toán không ổn định.
Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Tăng cường hợp tác logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Mới đây, Cảng Gothenburg (Thụy Điển) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Sở Công Thương Hải Phòng và Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) về hợp tác logistics.
Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Năm 2025, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và GDP có thể vượt năm 2024

Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế thời gian qua khi có mức tăng khá tốt.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh 'hiến kế' để ngành Công Thương về đích nhiều chỉ tiêu quan trọng

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, những tháng cuối năm, ngành Công Thương đặt trọng tâm vào nhiệm vụ kết nối, khơi thông và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Mở rộng thị phần bán lẻ, doanh nghiệp Việt cần chú trọng sản phẩm mới

Mở rộng thị phần bán lẻ, doanh nghiệp Việt cần chú trọng sản phẩm mới

Trong 10 năm qua, quy mô bán lẻ hiện đại của Việt Nam tăng gấp 10 lần. Để mở rộng thị phần bán lẻ, doanh nghiệp Việt cần chú trọng sản phẩm mới.
Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối: Động lực mới cho sự phát triển kinh tế đất nước

Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối: Động lực mới cho sự phát triển kinh tế đất nước

Việc hoàn thành thần tốc công trình đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối đã mang lại nhiều bài học quý giá đối với phát triển kinh tế đất nước.
Bão YAGI tăng 6 cấp khi vào biển Đông, có khả năng nhấn chìm tàu trọng tải lớn

Bão YAGI tăng 6 cấp khi vào biển Đông, có khả năng nhấn chìm tàu trọng tải lớn

Đây là nhận định của ông Vũ Anh Tuấn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia về sức mạnh của cơn bão số 3 - bão YAGI khi đi vào biển Đông.
Phẫn nộ nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc lan truyền hình bản đồ lãnh thổ Việt Nam không chính xác

Phẫn nộ nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc lan truyền hình bản đồ lãnh thổ Việt Nam không chính xác

Trong thời gian qua, một số thương hiệu ô tô, xe máy điện từ Trung Quốc đã lan truyền những tấm bản đồ khuyết thiếu địa phận lãnh thổ Việt Nam.
Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc tiếp tục soi đường, dẫn lối

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc tiếp tục soi đường, dẫn lối

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc sẽ tiếp tục soi đường, dẫn lối cho chúng ta tiến bước, cùng nhau xây dựng, phát triển đất nước.
Phát huy tối đa nguồn lực, đưa thương mại Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

Phát huy tối đa nguồn lực, đưa thương mại Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

Với sự ủng hộ từ phía Trung Quốc trong việc mở thêm nhiều văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại đây là cơ hội nâng tầm mối quan hệ thương mại hai nước.
Miễn, giảm thuế để khuyến khích huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa

Miễn, giảm thuế để khuyến khích huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa

Góp ý về Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đại biểu Quốc hội đề nghị, nên miễn, giảm thuế để khuyến khích huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa.
Lạng Sơn: Tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Lạng Sơn: Tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu.
Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệp định EVFTA hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Bên cạnh xóa bỏ thuế quan, EVFTA mang lại nhiều lợi ích như tự do hóa dịch vụ và mua sắm, giảm các rào cản thương mại phi thuế quan, phát triển bền vững...
Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA mang lại những lợi ích đáng kể và đang dần chứng minh giá trị

Hiệp định EVFTA là 1 trong những động lực quan trọng góp phần gia tăng thương mại đầu tư Việt Nam–Thuỵ Điển sau 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1969-2024)
Ngành điện tử Việt Nam cần hỗ trợ bằng chính sách với tính thực thi mạnh

Ngành điện tử Việt Nam cần hỗ trợ bằng chính sách với tính thực thi mạnh

Trong chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp điện tử, Việt Nam vẫn đang ở phần đáy của chuỗi với vị trí doanh nghiệp sản xuất nên giá trị gia tăng khá thấp.
Tháo rào cản để tạo đà tăng trưởng cho ngành thép

Tháo rào cản để tạo đà tăng trưởng cho ngành thép

Mặc dù sản xuất thép của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN. Tuy nhiên, ngành thép còn có những điểm nghẽn mang tính dài hạn.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Cần nghiên cứu thật kỹ

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Cần nghiên cứu thật kỹ

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tác động thay đổi đến hành vi sản xuất, tiêu dùng, quan hệ cung-cầu trong xã hội, vì vậy cần phải nghiên cứu thật kỹ.
Cần quyết liệt quản lý và kiểm soát tiền chất công nghiệp

Cần quyết liệt quản lý và kiểm soát tiền chất công nghiệp

Thời gian qua, việc quản lý tiền chất công nghiệp vẫn còn thiếu chặt chẽ, có thể dẫn đến tình trạng tiền chất công nghiệp bị tuồn ra, trôi nổi trên thị trường.
Điều gì khiến người tiêu dùng ‘chần chừ’ khi lựa chọn sản phẩm xanh?

Điều gì khiến người tiêu dùng ‘chần chừ’ khi lựa chọn sản phẩm xanh?

Một số doanh nghiệp không chân chính lợi dụng thông tin sản phẩm xanh để bán giá cao, là vấn đề khiến người tiêu dùng lo ngại khi lựa chọn sản phẩm gắn mác xanh
Tại thị trường trong nước, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng gặp nhiều thách thức

Tại thị trường trong nước, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng gặp nhiều thách thức

Hỗ trợ lãi suất vốn vay, được cung cấp thiết bị cho dự án giao thông đường sắt trong nước là đề xuất của doanh nghiệp nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động