Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc Tập huấn thực hiện nội dung nông thôn mới thuộc lĩnh vực Bộ Công Thương phụ trách tại phía Nam |
Phóng viên Vuasanca đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thiện Nam – Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương.
Vừa qua, thực hiện nhiệm vụ Bộ Công Thương giao, nhà trường đã triển khai đào tạo “Bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương” và lớp “Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên”. Theo ông, chương trình có ý nghĩa thế nào trong công tác quản lý của ngành?
Lớp “Bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương” được khai giảng vào cuối tháng 9 vừa qua với sự tham gia của 70 học viên đến từ các đơn vị trực thuộc Công Thương và các ban ngành khác.
TS Nguyễn Thiện Nam (Ảnh: Vitis) |
Đây là hoạt động thường niên, được Bộ Công Thương hết sức quan tâm và hàng năm đều cân đối nguồn ngân sách để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Điều đó cho thấy, Bộ Công Thương luôn để cao hoạt động bồi dưỡng và rèn luyện những kỹ năng quản lý, lãnh đạo thiết yếu gắn với chức danh, yêu cầu vị trí việc làm của công chức lãnh đạo cấp phòng, góp phần xây dựng hành vi và thái độ làm việc phù hợp của lãnh đạo cấp phòng.
Sau khi kết thúc khóa học, học viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng điều hành công việc, phát huy tốt được tư duy của người quản lý; áp dụng kỹ năng quản lý, giám sát nhân viên cấp dưới hiệu quả, đồng thời tăng cường giao quyền, giao nhiệm vụ cho cấp dưới làm việc.
Bên cạnh đó, khóa học sẽ cung cấp cho học viên những kỹ năng cơ bản nhất để giải quyết và tổ chức công việc cũng như áp dụng tốt các phương thức điều hành, hội họp nơi mà các Lãnh đạo cấp phòng thường xuyên phải thực hiện tại cơ quan. Đặc biệt, các kỹ năng quản lý này đều gắn liền với thực tế phát triển của đơn vị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
Các khóa đào tạo này có tác động thế nào đến công tác quản lý và thực thi nhiệm vụ của cán bộ cấp phòng thưa ông?
Mục tiêu của việc bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng sẽ giúp cho người học được trang bị, cập nhật, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị cấp phòng. Qua đó, góp phần giúp lãnh đạo, quản lý cấp phòng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Bên cạnh đó, khóa bồi dưỡng cũng sẽ góp phần trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức về lãnh đạo, quản lý nhằm giúp lãnh đạo, quản lý cấp phòng xử lý có hiệu quả những vấn đề thực tiễn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Học viên tham gia lớp bồi dưỡng sẽ được rèn luyện những kỹ năng cần thiết để thực hiện có hiệu quả vai trò của lãnh đạo, quản lý cấp phòng trong lĩnh vực phụ trách và quản lý nội bộ cấp phòng. Góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý cấp phòng. Qua đó, huy động sức mạnh của công chức, viên chức dưới quyền; tăng cường phối hợp nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Công tác đào tạo cán bộ quản lý cấp phòng, chuyên viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, công tác quản lý nhà nước ngành Công Thương (Ảnh: VITIS) |
Tại khóa học, các học viên sẽ được trang bị thêm kiến thức về nhiệm vụ của chuyên viên bao gồm: Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực, địa phương; tham gia xây dựng cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế; tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan, các công chức khác trong việc thực hiện công việc đúng thẩm quyền, trách nhiệm được giao; tham gia kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tư liệu, số liệu nhằm phục vụ công tác; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện các quy định hoặc quyết định quản lý đạt kết quả; trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.
Ngoài ra, học viên cũng sẽ có thêm kiến thức về các tiêu chuẩn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chuyên viên: Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác, các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ thuộc phạm vi công tác; có khả năng tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương công tác; có khả năng tham gia nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất.
Trước ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đào tạo lực lượng cán bộ quản lý cấp phòng, chuyên viên, ông có đề nghị gì cho các hoạt động này trong thời gian tới?
Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên là chương trình quan trọng, cần thiết, mang tính bắt buộc nhằm chuẩn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bổ sung những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
Do đó, duy trì các khóa đào tạo theo định kỳ hàng năm hoặc các nhiệm vụ đột xuất là việc hết sức cần thiết. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, công tác quản lý nhà nước ngành Công Thương trong bối cảnh hiện nay cũng như trong xu thế quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng.
Xin cảm ơn ông!