Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chính phủ họp trực tuyến với các địa phương

Phát huy tinh thần bứt phá, tìm giải pháp để phát triển toàn diện

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp trực tuyến đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, kế hoạch 6 tháng cuối năm 2019, giữa Chính phủ và các địa phương sáng 4/7, dù đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của các bộ, ngành, địa phương, song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, hạn chế và yêu cầu các cấp, ngành phát huy tinh thần bứt phá, tìm giải pháp khắc phục để phát triển toàn diện.

Không bàn lùi

Thủ tướng đã nêu một loạt vấn đề như: tình hình dịch tả lợn, nguy cơ hạn hán, cháy rừng; giá các mặt hàng nông thủy sản giảm; việc triển khai các nhiệm vụ chống “thẻ vàng” của EC chưa nghiêm; thị trường bất động sản nhiều thành phố lớn bị chững lại; nhiều dự án hạ tầng, giao thông chậm tiến độ; đầu tư công nhìn chung còn chậm, giải ngân vốn ODA thấp;… đến việc dù Việt Nam và EU đã ký thỏa thuận về EVFTA, nhưng làm sao để triển khai hiệu quả… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ trưởng, lãnh đạo địa phương tìm ra đối sách giải quyết, không để vướng mắc kéo dài.

phat huy tinh than but pha tim giai phap de phat trien toan dien
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Các bộ, ngành, địa phương tìm giải pháp khắc phục trong 6 tháng cuối năm với tinh thần không ai bàn lùi (Ảnh Chinhphu.vn)

Vẫn nhấn mạnh đến những hạn chế, Thủ tướng chỉ rõ, công tác cắt giảm điều kiện kinh doanh chưa có bước tiến thực chất; còn tình trạng bê trễ, lòng vòng trong giải quyết công việc của cán bộ, công chức; tình hình văn hóa – xã hội còn nhiều bất cập… “Vai trò của các bộ trưởng, các tư lệnh ngành là rất quan trọng” – Thủ tướng nói và yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương tìm giải pháp khắc phục trong 6 tháng cuối năm với tinh thần không ai bàn lùi.

Đặc biệt, trong bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp, các bộ, ngành, địa phương phải có những ứng phó kịp thời, không chủ quan, đồng thời thực hiện phân cấp mạnh mẽ hơn, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị để thực hiện thành công những mục tiêu đã đề ra từ đầu năm.

Phát huy động lực hỗ trợ tăng trưởng

Trên tinh thần thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, trong phần báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP và 3 tháng triển khai Chỉ thị số 09/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ 2019 về các giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết, một số bộ, ngành, địa phương thực hiện chưa nghiêm, chưa đủ, còn chậm trễ, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Vì vậy, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra, trong 6 tháng cuối năm, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung cao độ, thực hiện nhanh, quyết liệt các giải pháp đề ra tại các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, duy trì nỗ lực của toàn hệ thống, củng cố niềm tin và sự an tâm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong sản xuất, kinh doanh, phấn đấu mục tiêu kế hoạch đã đề ra ở mức cao.

phat huy tinh than but pha tim giai phap de phat trien toan dien
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Quý III là quý rất quan trọng, có tính chất quyết định, với mục tiêu tăng tốc, tốc độ tăng trưởng ít nhất đạt 6,91%, đồng thời duy trì mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững (Ảnh Chinhphu.vn)

Các bộ, ngành, địa phương cũng cần ưu tiên những nhiệm vụ chưa hoàn thành trong 6 tháng đầu năm để đẩy nhanh tiến độ, sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, phải theo dõi chặt chẽ tiến độ thực hiện, có giải pháp phù hợp, kịp thời nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

“Quý III là quý rất quan trọng, có tính chất quyết định, với mục tiêu tăng tốc, tốc độ tăng trưởng ít nhất đạt 6,91%, đồng thời duy trì mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và lưu ý một số vấn đề, trước hết, cần tập trung phát huy các dư địa của động lực hỗ trợ tăng trưởng trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương, từng dự án lớn, trọng điểm.

Cụ thể với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, bên cạnh việc tiếp tục các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, cần chuẩn bị sẵn các điều kiện để nhanh chóng tái đàn, phục hồi, ổn định sản xuất. Phát huy tốt đà tăng trưởng của ngành thủy sản gắn với ổn định và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản nói chung và thủy sản nói riêng.

Với lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, dù vẫn giữ vai trò động lực chính của tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2019, song không đạt tốc độ bứt phá như cùng kỳ năm 2018. Để giải quyết khó khăn này, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cho rằng, trong thời gian tới, cần tập trung phát huy dư địa động lực đối với các dự án lớn đã và mới đi vào hoạt động và đẩy nhanh tiến độ các dự án FDI đăng ký mới trong lĩnh vực chế biến, chế tạo hiện đang chiếm tỷ trọng tới 73,4% tổng vốn FDI đăng ký trong 6 tháng đầu năm.

Tương tự với các ngành dịch vụ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ rõ, dù tăng trưởng ổn định ở mức khá nhưng dư địa còn nhiều, nhất là phát triển dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao, dịch vụ tích hợp, ứng dụng công nghệ hiện đại, dó đó, cần khẩn trương hoàn thiện khung khổ pháp lý và quản lý hiệu quả các hoạt động dịch vụ mới, kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch bền vững, có chất lượng, thu hút mạnh mẽ khách du lịch quốc tế và trong nước để giúp khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức cao hơn 7%.

Về xuất khẩu hàng hoá, cần tập trung các giải pháp duy trì ổn định các thị trường xuất khẩu chủ lực, như: Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, ASEAN... và kịp thời hóa giải những nguy cơ dẫn tới căng thẳng thương mại giữa Việt Nam với các thị trường lớn. Tăng cường các biện pháp chống gian lận xuất xứ để bảo vệ các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trước rủi ro của những vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, tuy đã có những chuyển biến tích cực, nhưng tiến độ nhìn chung còn chậm, đặc biệt là vốn nước ngoài. Bộ trưởng Bộ KH-ĐT đề nghị tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công, tập trung hoàn thiện thủ tục pháp lý, nghiệm thu khối lượng, thủ tục thanh toán, quyết toán... không để dồn vào cuối năm, tránh tình trạng đùn đẩy, kéo dài thời gian nhằm né tránh trách nhiệm.

Xử lý kịp thời vấn đề phát sinh

Tại phiên họp, ông Mai Tiến Dũng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng – nhắc lại phương châm: "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá" của Chính phủ trong năm 2019 và cho biết, ngay từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo 6 trọng tâm điều hành.

“Với phương châm đó, về xây dựng thể chế, hoạch định chính sách, Chính phủ tập trung thể chế hóa các chủ trương của Đảng, tích cực triển khai chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội” – Ông Mai Tiến Dũng nói và cho biết thêm, quan điểm xây dựng chính sách là bảo đảm sự ổn định, thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, loại bỏ lợi ích nhóm, tháo gỡ mọi vướng mắc, tạo động lực thực sự cho đầu tư kinh doanh, phát triển.

phat huy tinh than but pha tim giai phap de phat trien toan dien
Ông Mai Tiến Dũng: Trong 6 tháng cuối năm, từng Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (Ảnh Chinhphu.vn)

Tuy nhiên, theo ông Mai Tiến Dũng, công tác xây dựng thể chế, hoạch định chính sách còn có những điểm yếu, chậm được khắc phục. Việc xây dựng văn bản hướng dẫn chậm, thiếu đồng bộ, gây khó khăn trong quản lý, điều hành, thực thi.

Việc thực hiện Quy chế làm việc và kỷ luật, kỷ cương chưa thực sự nghiêm túc. Thủ tục hành chính còn chồng chéo, bất cập, gây khó khăn trong quản lý, điều hành và hoạt động của doanh nghiệp. Các vướng mắc chậm được tháo gỡ, nhất là thủ tục phân bổ, triển khai đầu tư, giải ngân vốn; lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch;...

Từ những khó khăn, hạn chế này, ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, trong 6 tháng cuối năm từng Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng thể chế, xử lý vướng mắc do chính sách của ngành, lĩnh vực.

Trong đó, cần tập trung đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành bằng những việc làm cụ thể, đột phá, mang lại hiệu quả thực chất. Đặc biệt chú trọng cải cách thực chất thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh và chi phí cho doanh nghiệp. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; gắn việc chỉ đạo, triển khai với công tác đôn đốc, kiểm tra; kiên quyết xử lý, thay thế cán bộ, công chức trì trệ, thiếu trách nhiệm...
Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn phòng Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch danh dự của Nghiệp đoàn giới chủ Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch danh dự của Nghiệp đoàn giới chủ Pháp

Bộ Công Thương nêu 6 giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Công Thương nêu 6 giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện cho đội ngũ nữ trí thức phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện cho đội ngũ nữ trí thức phát triển

Thủ tướng quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Thủ tướng quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Đề nghị phân loại, làm rõ những vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh

Đề nghị phân loại, làm rõ những vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh

Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào sẽ thông qua 80 văn kiện hợp tác trong và ngoài khu vực ASEAN

Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào sẽ thông qua 80 văn kiện hợp tác trong và ngoài khu vực ASEAN

Bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển y tế tư nhân

Bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển y tế tư nhân

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên tạp chí Influences

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên tạp chí Influences

Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam thực hiện

Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam thực hiện '5 tiên phong' phát triển cùng đất nước

Doanh nghiệp bán lẻ đang gặp áp lực lớn trên

Doanh nghiệp bán lẻ đang gặp áp lực lớn trên 'sân nhà'

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 6 kiến nghị để phát huy tiềm năng của doanh nhân Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 6 kiến nghị để phát huy tiềm năng của doanh nhân Việt Nam

Sứ mệnh mới đối với Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sứ mệnh mới đối với Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Đẩy nhanh hạ tầng giao thông kết nối các trung tâm du lịch

Đẩy nhanh hạ tầng giao thông kết nối các trung tâm du lịch

Đề xuất cấp voucher mua sắm cho người dân để kích cầu tiêu dùng

Đề xuất cấp voucher mua sắm cho người dân để kích cầu tiêu dùng

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngân hàng Nhà nước muốn giảm lãi suất thấp để đồng hành cùng doanh nghiệp

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngân hàng Nhà nước muốn giảm lãi suất thấp để đồng hành cùng doanh nghiệp

Thủ tướng: PVN, Viettel, Vingroup, FPT, THACO, Hòa Phát, TH, Vinamilk… đóng góp lớn vào thương hiệu quốc gia

Thủ tướng: PVN, Viettel, Vingroup, FPT, THACO, Hòa Phát, TH, Vinamilk… đóng góp lớn vào thương hiệu quốc gia

Doanh nghiệp Việt hoàn toàn có đủ năng lực triển khai các dự án lớn

Doanh nghiệp Việt hoàn toàn có đủ năng lực triển khai các dự án lớn

Petrovietnam ảnh hưởng lớn tới chuỗi giá trị năng lượng tại Việt Nam

Petrovietnam ảnh hưởng lớn tới chuỗi giá trị năng lượng tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Cả nước có hơn 930 nghìn doanh nghiệp hoạt động, đóng góp khoảng 60% GDP cả nước

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Cả nước có hơn 930 nghìn doanh nghiệp hoạt động, đóng góp khoảng 60% GDP cả nước

Thủ tướng: Không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ

Thủ tướng: Không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ

Xem thêm