Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 15:25

Phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam: Cú hích đột phá?

Mất không ít thời gian cho quá trình soạn thảo và lấy ý kiến đóng góp, mới đây Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 cũng đã được Thủ tướng phê duyệt

 - Theo chiến lược này thì Chính phủ vẫn xác định ô tô là ngành công nghiệp quan trọng. Và vì vậy để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp này, Chính phủ sẽ vẫn có những định hướng, chính sách ưu đãi. Nội dung Chiến lược được Thủ tướng phê duyệt (Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16-7-2014 của Thủ tướng Chính phủ) cũng cho thấy xe tải và xe khách từ 10 chỗ trở lên là hai nhóm sản phẩm đứng đầu được ưu tiên phát triển.

Việc đưa hai nhóm sản phẩm này vào danh sách đứng đầu ưu tiên được xem là lẽ đương nhiên bởi hiện trên thực tế, xe tải của các DN ô tô trong nước sản xuất đã đáp ứng được hơn 90% thị trường xe tải trong nước. Nền tảng phát triển đối với sản phẩm xe chở người trên 10 chỗ ngồi cũng khá vững chắc khi hiện các DN đã nội địa hóa được khá cao (trên 50%)

Điểm đáng bàn nhất ở đây là dòng sản phẩm xe chở người dưới 9 chỗ. Mặc dù mục tiêu đặt ra không cao so với Chiến lược quy hoạch phát triển giai đoạn trước (năm 2020 xe chở người dưới 9 chỗ ngồi đạt mức tỉ lệ nội địa hóa 30 - 40%: đáp ứng được 60% tổng nhu cầu thị trường; XK 5.000 xe), nhưng mục tiêu này vẫn được đánh giá là khá tham vọng, thậm chí là khó có thể thực hiện được.

Một thực tế đang thấy rất rõ là các liên doanh đang rất dè dặt trong đầu tư mở rộng sản xuất (80% hiện là lắp ráp). Dè dặt là phải khi sản phẩm tiêu thụ trên thị trường thấp (năm 2013 khoảng trên 100.000 xe), sản xuất thực tế thấp hơn nhiều so với năng lực (xấp xỉ 20% so với tổng năng lực khoảng 500.000 xe); quan trọng hơn lộ trình thuế NK xe nguyên chiếc sẽ giảm mạnh trong một vài năm tới (từ 2018 thuế suất thuế NK ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN sẽ giảm về 0%).

Một câu hỏi đang rất được quan tâm là các Chính sách ưu đãi cho nhóm sản phẩm này (sẽ được quy định cụ thể hơn ở các quyết định khác) sẽ "mạnh" đến thế nào để thay đổi được một thực tế nói trên trong thời gian ngắn.

Thậm chí có ý kiến cho rằng, dù có hết sức ưu đãi (trong khả năng và điều kiện có thể) thì việc đạt được mục tiêu này cũng sẽ rất khó khăn. Bởi chúng ta đã có những giai đoạn dành ưu đãi cao cho ngành công nghiệp này nhưng kết quả đã không được như mong muốn.

Nay thời gian còn ngắn, chính sách chưa có dấu hiệu thay đổi đột biến, DN lại không thiết tha, liệu sẽ có cú hích thần kỳ nào để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát triển như mục tiêu đề ra.

Theo Báo Hải Quan

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp ô tô

Tin cùng chuyên mục

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á