Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 08/11/2024 11:08

Phát triển công trình xanh tại Việt Nam vẫn còn hạn chế

Công trình xanh là xu hướng tất yếu và đang phát triển rất mạnh mẽ trong khu vực cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam việc phát triển các công trình xanh hiện vẫn còn hạn chế bởi chi phí cao, nhu cầu của khách hàng chưa nhiều.
Việc đầu tư phát triển các công trình xanh tại Việt Nam còn chưa nhiều. Ảnh minh họa

Trước bài toán nan giải, quyết định tầm vóc của đô thị và chất lượng sống của con người trong tương lai, ba đơn vị là tạp chí Nhịp cầu đầu tư, Công ty Cổ phần DKRA Việt Nam và Công ty GreenViet quyết định hình thành dự án dài hơi và phi lợi nhuận mang tên “Phát triển bất động sản bền vững” với chuỗi hội nghị thường niên, cùng các hoạt động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường sống.

Khởi phát chuỗi dự án là Hội nghị lần thứ nhất “Phát triển bất động sản bền vững 2018 với chủ đề Chiến lược xanh”. Chủ đề xanh lần này sẽ tập trung vào phân tích thực trạng xâm hại môi trường tự nhiên quốc gia khẩn thiết trong sự phát triển các dự án bất động sản; So sánh bài toán và tìm lời giải về bảo tồn môi trường, phát triển đô thị xanh từ các nước trong khu vực; và bàn thảo công thức chuẩn mực trong các hạng mục xanh ở các dự án dân dụng, hướng đến một đô thị văn minh, bền vững.

Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố cho thấy, hoạt động xây dựng và phát triển các dự án đầu tư bất động sản là một trong những tác nhân chính gây ra các vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Trên toàn thế giới, các công trình chiếm tới 1/3 tổng năng lượng sử dụng, thải ra gần ¼ tổng lượng khí thải CO2 và tiêu thụ tới 12% lượng nước sạch. Khi xây dựng công trình, việc san lấp, đào, đắp, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên để sản xuất vật liệu xây dựng cũng như lượng chất thải rắn thải ra môi trường… đã làm ảnh hưởng đến sinh thái, môi trường thực vật tự nhiên, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn…

Theo tính toán của các doanh nghiệp đã thực hiện công trình xanh, lợi ích rõ ràng nhất của công trình xanh là có thể tiết kiệm 50% tiêu thụ năng lượng so với thiết kế ban đầu mà không làm tăng chi phí, ngoài ra còn giảm chi phí vận hành (thường chiếm hơn 80% chi phí đầu tư). Qua đó, làm tăng giá trị tài sản, mức hoàn vốn đầu tư nhanh, hấp dẫn khách hàng.

Theo ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, các dự án đầu tư bất động sản luôn đối mặt với thách thức cân bằng giữa phát triển đô thị và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa. Quá trình phát triển hạ tầng du lịch ở các thành phố như Đà Lạt, Sapa… là minh chứng rõ ràng với nhiều khu rừng bị tàn phá, những công trình kiến trúc có giá trị không đuợc bảo tồn đúng mực. Từ những thành phố có mức chức năng nghỉ dưỡng, tĩnh lặng và lãng mạn theo kiểu châu Âu, Đà Lạt và Sapa đang trở thành thành phố bán xô bồ, bị bê tông hóa trên diện rộng. Yếu tố bản sắc có nguy cơ mất dần từ các dự án đầu tư xây dựng của tư nhân và nhà nước.

Chính vì thế, các chuyên gia cho rằng, công trình xanh là xu hướng tất yếu và đang phát triển rất mạnh mẽ trong khu vực cũng như trên thế giới, khi đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế dể có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của công trình xây dựng tới sức khỏe con người cũng như môi trường tự nhiên.

Về vấn đề này, ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc, sáng lập của DKRA Việt Nam chia sẻ, một trong ba tiêu chí ưu tiên của khách hàng khi chọn mua bất động sản là cảnh quan môi trường gắn liền (cây xanh, an toàn an ninh, tiện ích, quản lý). Đối với bất động sản nghỉ dưỡng thì yếu tố xanh càng được đặt lên hàng đầu. Xanh về cảnh quan, xanh về thiên nhiên môi trường tự nhiên, xanh về sự quản lý của con người.

Thế nhưng tại Việt Nam, số lượng công trình xanh đến nay vẫn khá hạn chế. Hiện chỉ có khoảng 150 công trình đã được chứng nhận cuũn như đang trong quá trình thiết kế, thi công. Ông Đỗ Hữu Nhật Quang, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc của GeenViet cho rằng, 3 lý do chính dẫn đến tình trạng này là chi phí cao, chưa có nhu cầu thực sự từ khách hàng, và chưa có chính sách hỗ trợ từ chính phủ. Vì vậy, để nâng cao số lượng công trình xanh cần cả nỗ lực từ phía các chủ đầu tư và ưu đãi từ chính phủ.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Tin bão gần Biển Đông (Cơn bão Yinxing) mới nhất hôm nay 8/11/2024: Biển Đông dậy sóng giật cấp 17

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Dự báo thời tiết ngày mai 8/11/2024: Bão Yinxing tăng cấp sát Biển Đông, biển động dữ dội

Vuasanca tổ chức khám sức khỏe cho cán bộ, viên chức, người lao động năm 2024

Cầu ở Hà Giang bất ngờ đổ sập trong lúc đang thi công

Cùng hướng đến những tác động tích cực và bền vững cho trẻ em

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia

TP. Hồ Chí Minh: Phụ huynh bức xúc vì phải thanh toán học phí qua app của bên thứ ba

Tìm được hai phi công lái máy bay Yak-130 nhờ Viettel tăng cường sóng hỗ trợ

Nhân sự 6/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Thứ trưởng Bộ Y tế nhận nhiệm vụ mới

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay 7/11/2024: Bắc Bộ ngày nắng; Trung Bộ mưa lớn giảm dần

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 7/11/2024: Hà Nội tăng nhiệt trở lại, ngày nắng; đêm vẫn lạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 7/11/2024: Biển động rất mạnh do ảnh hưởng Cơn bão Yinxing gần Biển Đông

Tin bão gần Biển Đông (Cơn bão Yinxing) mới nhất hôm nay 7/11/2024: Vùng gần tâm bão biển động dữ dội

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Giới thiệu bà Nguyễn Thị Tuyến để bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Dự báo thời tiết ngày mai 7/11/2024: Mưa lớn, lốc sét và gió giật mạnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Bão Yinxing di chuyển nhanh, giật cấp 17 hướng vào Biển Đông