Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát triển du lịch: Cần thêm lực hút

Hiện Thủ đô Hà Nội có gần 6.000 di tích, đứng đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử, hội tụ đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh... Để quản lý và khai thác tốt tiềm năng du lịch thủ đô, năm 2015, Sở Du lịch thành phố đã được tái lập, điều này đã khẳng định vai trò và vị trí của ngành Du lịch Hà Nội.
Phát triển du lịch: Cần thêm lực hút
Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước

Tăng trưởng mạnh mẽ

Với vị trí là trung tâm trung chuyển khách du lịch của cả nước, những năm vừa qua, lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng bình quân hơn 10% năm; tổng thu từ khách du lịch tăng bình quân trên 15%/năm. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm, tổng khách đạt 11.015.071 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015, chỉ riêng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 2.040.621 lượt, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2015; tổng thu từ khách du lịch đạt 31.306 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở lưu trú, hoạt động lữ hành, vận chuyển khách du lịch của thủ đô cũng phát triển mạnh mẽ.

Đặc biệt, công tác xúc tiến, tổ chức sự kiện được Sở Du lịch hết sức quan tâm, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, hiệu quả đã để lại ấn tượng sâu sắc cho du khách về hình ảnh du lịch Hà Nội thân thiện, hấp dẫn nhưng cũng hết sức độc đáo, riêng biệt.

Nổi bật, sự kiện Hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2016 do Hiệp hội du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch Hà Nội tổ chức với 502 gian hàng của 734 doanh nghiệp du lịch trong nước, quốc tế tham dự, trong đó có 115 gian hàng của các doanh nghiệp và cơ quan xúc tiến du lịch của 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. VITM Hà Nội 2016 đã đón 1.500 lượt doanh nghiệp đến làm việc và khoảng 58.000 lượt khách đến thăm quan, mua bán sản phẩm du lịch.

Không chỉ đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch trong nước như VITM Hà Nội 2016, Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 12 năm 2016; Lễ hội hoa Ban tỉnh Điện Biên; Năm quốc gia 2016 Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long…, thời gian qua Sở Du lịch Hà Nội đã đẩy mạnh nhiều hoạt động xúc tiến du lịch tại thị trường nước ngoài như phối hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức hội chợ xúc tiến du lịch thị trường Nga, nhằm giới thiệu với nước bạn về Thủ đô Hà Nội; phối hợp để kích cầu của du lịch thủ đô với khách Nga trong năm 2016…; tham gia Hội chợ du lịch quốc tế Bắc Kinh 2016 tại Trung Quốc; tổ chức khảo sát thị trường du lịch tại Pháp và Thụy Sỹ nhằm trao đổi kinh nghiệm về khai thác giá trị di sản văn hóa cho phát triển du lịch…

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia và không ít du khách, du lịch Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Cụ thể, hiệu quả kinh tế du lịch chưa cao, cơ cấu và tỷ trọng du lịch trong nhóm ngành dịch vụ còn thấp; thiếu những điểm du lịch, khu thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, mua sắm tầm cỡ khu vực và quốc tế; chưa có các sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao; hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch chưa chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao, thiếu sự phối hợp chặt chẽ để tạo thành chuỗi dịch vụ hoàn chỉnh…

7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Để khắc phục những tồn tại, ngày 26/6/2016, Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển du lịch thủ đô giai đoạn 2016-2020 (Nghị quyết 06) và những năm tiếp theo do Sở Du lịch xây dựng, tham mưu và đề xuất.

Nghị quyết 06 xác định quan điểm xây dựng du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thủ đô là nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân; phát triển du lịch thủ đô gắn với phát triển du lịch nội địa và quốc tế; kết hợp phát triển du lịch với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của thủ đô và của dân tộc, bảo vệ thiên nhiên, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự xã hội; phát triển du lịch chất lượng cao, theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm; đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy mọi nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, các tầng lớp nhân dân để phát triển du lịch.

Phát triển du lịch: Cần thêm lực hút

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Hà Nội đón 30 triệu lượt khách, trong đó có 5,7 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trung bình từ 8 – 10%/năm; tổng thu từ khách du lịch đạt 120.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân từ 15 – 17%/năm; công suất phòng đạt 60 – 65%; đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho 100% nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ và cán bộ quản lý du lịch.

Nhằm đạt được mục tiêu trên, Nghị quyết tập trung vào 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.

Thứ nhất, tuyên truyền, quảng bá, hợp tác xúc tiến đầu tư và phát triển thị trường với trọng tâm là đổi mới tư duy, tăng cường nâng cao nhận thức về phát triển du lịch ở các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân, cùng với đó xây dựng chiến lược tuyên truyền, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước.

Thứ hai, rà soát, bổ sung quy hoạch, trong đó có rà soát và thực hiện tốt công tác Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030; lập và triển khai quy hoạch các cụm du lịch.

Thứ ba, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu du lịch thủ đô.

Thứ tư, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch và dịch vụ du lịch; lựa chọn nhà đầu tư chiến lược thực hiện các dự án đầu tư phát triển dịch vụ du lịch, đồng thời lập danh mục đầu tư, thu hút đầu tư phát triển các dự án tổ hợp cơ sở lưu trú khách sạn cao cấp, có thương hiệu quốc tế.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

Thứ sáu, tăng cường chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển du lịch để tạo cơ chế thuận lợi, thông thoáng cho các dự án đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư làm du lịch.

Thứ bảy, tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, liên kết phát triển du lịch thông qua thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch để đảm bảo đủ năng lực vận hành, thực sự phát huy được vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn.

Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Google sẽ hỗ trợ quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam đến các thị trường quốc tế

Google sẽ hỗ trợ quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam đến các thị trường quốc tế

Xây dựng, phát triển thống nhất hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch trên toàn quốc

Xây dựng, phát triển thống nhất hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch trên toàn quốc

Vực dậy sau bão số 3, du lịch Việt Nam sẵn sàng bước vào cao điểm đón khách quốc tế

Vực dậy sau bão số 3, du lịch Việt Nam sẵn sàng bước vào cao điểm đón khách quốc tế

Lào Cai: Tạm dừng tổ chức một số hoạt động Festival cao nguyên trắng Bắc Hà mùa thu 2024

Lào Cai: Tạm dừng tổ chức một số hoạt động Festival cao nguyên trắng Bắc Hà mùa thu 2024

Rừng tràm gợn sóng xanh mướt Đồng Tháp Mười

Rừng tràm gợn sóng xanh mướt Đồng Tháp Mười

Các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long đón khách trở lại từ ngày 20/9

Các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long đón khách trở lại từ ngày 20/9

Du lịch Việt Nam tăng tốc

Du lịch Việt Nam tăng tốc 'săn đón' khách du lịch Mỹ

Thương nhớ

Thương nhớ 'Thành phố bồ câu' ở miền Đồng Tháp Mười

Bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long 2024"

Bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long 2024"

Lamori Resort & Spa - huyền bí thung lũng xanh mát

Lamori Resort & Spa - huyền bí thung lũng xanh mát

Lamori Resort & Spa nơi nghỉ dưỡng đặc sắc đáng khám phá

Lamori Resort & Spa nơi nghỉ dưỡng đặc sắc đáng khám phá

Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

Nhiều công ty lữ hành muốn hợp tác, khai thác tuyến du lịch với Đắk Nông

Nhiều công ty lữ hành muốn hợp tác, khai thác tuyến du lịch với Đắk Nông

Đưa du lịch Thanh Hóa trở thành du lịch bốn mùa

Đưa du lịch Thanh Hóa trở thành du lịch bốn mùa

Đơn vị quản lý, vận hành nói gì về việc tăng giá vé vào cổng ga Đà Lạt lên gấp 10 lần?

Đơn vị quản lý, vận hành nói gì về việc tăng giá vé vào cổng ga Đà Lạt lên gấp 10 lần?

Tọa đàm

Tọa đàm 'Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới': Tiềm năng hợp tác du lịch và điện ảnh

Doanh nghiệp du lịch nỗ lực khắc phục thiệt hại để sớm phục vụ du khách trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp du lịch nỗ lực khắc phục thiệt hại để sớm phục vụ du khách trở lại sau bão số 3

Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh: Xúc tiến thành công hơn 11.460 cuộc hẹn thương mại B2B

Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh: Xúc tiến thành công hơn 11.460 cuộc hẹn thương mại B2B

Định hướng thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG

Định hướng thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG

8 tháng 2024: Gần 11,4 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

8 tháng 2024: Gần 11,4 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Xem thêm