Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Tạo sinh kế bền vững cho người dân

Việt Nam bước đầu đã hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần tạo sinh kế bền vững cho bà con.
Đòn bẩy giúp vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển bền vững Tu Mơ Rông chú trọng đầu tư phát triển dược liệu và sản phẩm đặc hữu sâm Ngọc Linh

Hỗ trợ phát triển dược liệu quý

Nhằm góp phần tạo sinh kế, tăng thu nhập cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu: Giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức dự án liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh, với 18 dự án vùng trồng dược liệu quý và 4 dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao.

Mục tiêu của chương trình là bước đầu hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý; hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo chuỗi giá trị và bảo tồn nguồn gien dược liệu đảm bảo các quy trình, tiêu chuẩn quản lý chất lượng; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Tạo sinh kế bền vững cho người dân
Phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi tạo sinh kế bền vững cho người dân. Ảnh minh họa

Đối tượng của chương trình là các dự án phát triển sâm và dược liệu quý có hoạt động ở địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng tối thiểu 50% lao động là người dân tộc thiểu số (ưu tiên dự án sử dụng trên 50% lao động là nữ), do các tổ chức kinh tế và cá nhân, hộ gia đình người dân tộc thiểu số, hộ nghèo sinh sống trong vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp cùng tham gia thực hiện và cam kết hỗ trợ thu mua, sản xuất, tiêu thụ dược liệu trong vùng…

Để thực hiện hiệu quả chương trình này, Đảng và Nhà nước đã có chương trình hỗ trợ người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị dược liệu. Lần đầu tiên sâm và dược liệu quý nhận được sự quan tâm đầu tư từ ngân sách nhà nước với mức hỗ trợ, đầu tư lớn nhất từ trước đến nay.

Tổng mức đầu tư hỗ trợ có thể lên tới 65 tỷ cho một vùng dự án. Với các nội dung như: Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ; hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh; hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 3 vụ hoặc 3 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm....

Đánh giá của Cục quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế): Đây là một quyết sách mang tính chiến lược trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gắn phát triển dược liệu với sinh kế của người dân.

Giá trị kinh tế lớn

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% dân số ở các nước đang phát triển sử dụng y học cổ truyền và thuốc từ thảo dược để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu. Doanh thu hàng năm của thuốc từ dược liệu trên toàn thế giới đạt trên 100 tỷ USD và nhu cầu về dược liệu, thuốc từ dược liệu có xu hướng ngày càng gia tăng.

Dự báo của Fortune Business Insights, tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu có thể đạt 430 tỷ USD vào năm 2028.

Phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Tạo sinh kế bền vững cho người dân
Nhiều loài cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng nên việc hỗ trợ phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng

Tại Việt Nam, tổng số loài cây thuốc có nhu cầu sử dụng trong y học cổ truyền khoảng 800 loài, tổng nhu cầu về lượng khoảng 30,000 tấn/năm. Tổng số loài thảo dược có nhu cầu sử dụng trong công nghiệp dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, công nghiệp thực phẩm, đồ uống khoảng 300 loài, tổng nhu cầu về lượng khoảng 30.000 tấn/năm. Tổng giá trị xuất khẩu thảo dược Việt Nam ước khoảng 400 triệu USD/năm, trong đó đóng góp chính là quế, hồi và thảo quả.

Đến thời điểm hiện nay, một số doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đã tham gia xuất khẩu nhiều loại dược liệu như: Quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe, kê huyết đằng... Mặc dù tổng giá trị xuất khẩu quế, hồi liên tục tăng, năm 2022 đạt 276 triệu USD, nhưng theo các chuyên gia, con số này còn nhỏ so với thị phần dược liệu trên toàn thế giới.

Nhằm chủ động tham gia vào sân chơi toàn cầu, Bộ Y tế đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó có nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp dược như: Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc dược liệu chất lượng cao, phát triển sản xuất thuốc dược liệu mang thương hiệu quốc gia.

TS. Nguyễn Minh Khởi - Viện Dược liệu - cho biết: Từ năm 2011 đến nay, thông qua Chương trình Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen cấp Quốc gia, Viện Dược liệu đã chủ trì và phối hợp nghiên cứu trên một số đối tượng: Đảng sâm Việt Nam, hà thủ ô đỏ, ngũ vị tử, sâm Ngọc Linh, bạch truật, sâm bố chính, cát cánh, độc hoạt, kim ngân, huyền sâm. Sản phẩm đạt được từ các nhiệm vụ này là cơ sở dữ liệu về phân bố và đa dạng nguồn gen cây thuốc, vườn giống gốc, tiêu chuẩn giống, mô hình nhân giống, mô hình trồng và sơ chế dược liệu. Kết quả đạt được từ các nhiệm vụ này là tiền đề cho việc nhân rộng mô hình trồng ở quy mô lớn hơn nhằm phát triển vùng nguyên liệu làm thuốc cho địa phương.

Trong bài tham luận của mình về chính sách phát triển dược liệu Việt Nam tại Diễn đàn kinh tế dược liệu Việt Nam vừa được tổ chức, tiến sĩ Trần Minh Ngọc - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền - nhấn mạnh: Việt Nam đã bước đầu hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần đảm bảo đầu ra sản phẩm dược liệu sản xuất trong vùng và tăng thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực triển khai dự án gấp hai lần so với thời điểm trước khi triển khai dự án. Hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo chuỗi giá trị đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng, ý thức bảo tồn nguồn gien dược liệu, bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo phát triển bền vững.

Dược liệu Việt Nam là tài nguyên quý giá của đất nước, là thế mạnh của kinh tế tập thể hợp tác xã, song để các sản phẩm dược liệu mang thương hiệu Việt từng bước khẳng định ra thế giới, ông Nguyễn Ngọc Bảo - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam - cho rằng: Rất cần sự liên kết của 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, doanh nhân.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

CHÙM ẢNH: Cảnh đổ nát như "phim Ngày tận thế" ở Hải Phòng, Quảng Ninh sau bão Yagi

CHÙM ẢNH: Cảnh đổ nát như "phim Ngày tận thế" ở Hải Phòng, Quảng Ninh sau bão Yagi

Sau bão số 3 (bão Yagi), hạ tầng giao thông, cây xanh, trụ sở cơ quan và nhiều nhà dân tại Hải Phòng, Quảng Ninh bị hư hỏng, gây thiệt hại rất lớn.
Thượng úy 27 tuổi hy sinh vì cứu đồng đội khi làm nhiệm vụ trong siêu bão Yagi

Thượng úy 27 tuổi hy sinh vì cứu đồng đội khi làm nhiệm vụ trong siêu bão Yagi

Thượng úy quân đội Nguyễn Đình Khiêm và thiếu tá công an Trần Quốc Hoàng hy sinh khi làm nhiệm vụ phòng chống bão Yagi ở tâm bão Quảng Ninh.
Hà Nội: Khám, điều trị hơn 10.700 người trong bão Yagi

Hà Nội: Khám, điều trị hơn 10.700 người trong bão Yagi

Các cơ sở y tế ở Hà Nội đã khám, chữa bệnh cho 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú, trong đó khám, cấp cứu các tai nạn là 929 trường hợp.
Hà Nội: Cây xanh bật gốc sau bão, lộ ra nghi vấn gian dối

Hà Nội: Cây xanh bật gốc sau bão, lộ ra nghi vấn gian dối

Hàng loạt cây xanh trên các phố phường Hà Nội bị bão Yagi quật đổ, đã hé lộ những bất thường, có dấu hiệu của việc làm ăn gian dối.
Hoà Bình: Khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất gây sập nhà làm 4 người tử vong

Hoà Bình: Khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất gây sập nhà làm 4 người tử vong

Chính quyền địa phương tổ chức lo hậu sự cho các nạn nhân vụ sạt lở đất gây sập nhà làm 4 người tử vong ở Đà Bắc, Hòa Bình và khắc phục giao thông bị chia cắt.

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ căng mình cấp cứu người bị nạn trong bão Yagi

Bác sĩ căng mình cấp cứu người bị nạn trong bão Yagi

Nhiều ca tai nạn do mái tôn rơi vào đầu, ngã từ trên cao xuống khi đang ứng phó với bão... đã được cấp cứu kịp thời ngay trong đêm siêu bão Yagi đổ bộ.
Bão số 3 đã làm thiệt hại nhiều tài sản của Bộ đội Biên phòng

Bão số 3 đã làm thiệt hại nhiều tài sản của Bộ đội Biên phòng

Trên địa bàn biên giới, vùng biển từ Thừa Thiên Huế trở ra, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã làm thiệt hại nhiều tài sản của Bộ đội Biên phòng.
Siêu bão chưa dừng lại tại các tỉnh thành Bắc Bộ; Xác định thiệt hại do bão Yagi gây ra

Siêu bão chưa dừng lại tại các tỉnh thành Bắc Bộ; Xác định thiệt hại do bão Yagi gây ra

Siêu bão chưa dừng lại tại các tỉnh thành Bắc Bộ; Xác định thiệt hại do bão Yagi gây ra... là những thông tin nóng đáng chú ý ngày 8/9/2024.
Lào Cai: 6 người tử vong, 4 người mất tích trong vụ sạt lở do hoàn lưu bão số 3

Lào Cai: 6 người tử vong, 4 người mất tích trong vụ sạt lở do hoàn lưu bão số 3

Chiều ngày 8/9, một vụ sạt lở mảng đồi ở xã Mường Hoa (Sa Pa) do hoàn lưu bão số 3 đã khiến 6 nạn nhân tử vong và 4 người đang còn mất tích.
Quảng Ninh: Cận cảnh thành phố Hạ Long hoang tàn sau cơn

Quảng Ninh: Cận cảnh thành phố Hạ Long hoang tàn sau cơn 'cuồng nộ' của bão Yagi

Sau khi cơn bão Yagi quét qua, nhiều cây xanh, nhà cửa và cả những công trình biểu tượng của thành phố Hạ Long, Quảng Ninh bị hư hỏng, ảnh hưởng nặng nề.
Sau bão Yagi, hàng loạt tàu thuyền được Cảnh sát biển, Hải quân cứu nạn

Sau bão Yagi, hàng loạt tàu thuyền được Cảnh sát biển, Hải quân cứu nạn

Lực lượng Cảnh sát biển và Hải quân tại Quảng Ninh đã giải cứu thành công nhiều người, bao gồm thuyền viên và người dân, mắc kẹt do ảnh hưởng của siêu bão Yagi.
Vì sao cần duy trì hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản?

Vì sao cần duy trì hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản?

Việc tiếp tục duy trì hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản không làm phát sinh bộ máy, biên chế.
Nhân sự tuần qua: Bộ Công an bổ nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo; quyền Tổng giám đốc VNG là ai?

Nhân sự tuần qua: Bộ Công an bổ nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo; quyền Tổng giám đốc VNG là ai?

Trong tuần qua, từ ngày 4-7/9, Bộ Công An bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục An ninh Điều tra; các doanh nghiệp tầm cỡ như Standard Chartered, VNG cũng có tân CEO.
Dự báo thời tiết ngày mai 9/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa tiếp tục có mưa lớn trong vài ngày tới

Dự báo thời tiết ngày mai 9/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa tiếp tục có mưa lớn trong vài ngày tới

Dự báo thời tiết ngày mai 9/9/2024: Bắc Bộ, Thanh Hóa tiếp tục có mưa to đến rất to trong vài ngày tới, mưa lớn trên 200mm.
Vùng 1 Hải quân cứu nạn và bàn giao 17 ngư dân cho tỉnh Quảng Ninh

Vùng 1 Hải quân cứu nạn và bàn giao 17 ngư dân cho tỉnh Quảng Ninh

Trưa ngày 8/9, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân tổ chức bàn giao 17 ngư dân cho UBND tỉnh Quảng Ninh.
Cập nhật thông tin các khu vực có nguy cơ ngập, lũ, sạt lở đất tại phía Bắc

Cập nhật thông tin các khu vực có nguy cơ ngập, lũ, sạt lở đất tại phía Bắc

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi bản tin cảnh báo các khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt do mưa lớn sau bão số 3.
Kiểm tra, giám sát hội thảo, đào tạo bán hàng đa cấp của Care For Việt Nam

Kiểm tra, giám sát hội thảo, đào tạo bán hàng đa cấp của Care For Việt Nam

Nhiều nơi có văn bản về việc tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp của Care For Việt Nam.
Báo cáo nhanh về thiệt hại do bão số 3 gây ra cho cơ sở hạ tầng viễn thông

Báo cáo nhanh về thiệt hại do bão số 3 gây ra cho cơ sở hạ tầng viễn thông

Theo báo cáo nhanh của Bộ Thông tin và Truyền thông, bão số 3 (bão Yagi) đã gây ảnh hưởng và làm thiệt hại đến một số cơ sở hạ tầng viễn thông.
Sự trùng hợp những cơn siêu bão, lụt kinh hoàng trong 3 năm Giáp Thìn liên tiếp

Sự trùng hợp những cơn siêu bão, lụt kinh hoàng trong 3 năm Giáp Thìn liên tiếp

Trong 3 năm Giáp Thìn 1904, 1964, 2024, Việt Nam phải hứng chịu những cơn siêu bão cuồng nộ tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, khiến nhiều người dân bị thiệt mạng.
Điện lực Hà Nội khẩn trương khắc phục nhanh sự cố sau bão số 3

Điện lực Hà Nội khẩn trương khắc phục nhanh sự cố sau bão số 3

Bão số 3 đi qua, ngành điện Hà Nội ưu tiên tập trung khôi phục hệ thống điện, khắc phục hậu quả sự cố các đường dây để phục vụ đời sống người dân.
Hà Nội: Lực lượng Công an cùng nhân dân chung tay dọn dẹp sau cơn bão số 3 càn quét

Hà Nội: Lực lượng Công an cùng nhân dân chung tay dọn dẹp sau cơn bão số 3 càn quét

Đường nhiều chỗ ngập úng, cây cối, biển quảng cáo la liệt trên đường. Trong cơn mưa rả rích, lực lượng Công an chung tay dọn dẹp khắc phục hậu quả sau bão...
Quân đội nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3 tại nhiều địa phương

Quân đội nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3 tại nhiều địa phương

Các đơn vị quân đội ở nhiều địa phương đã khẩn trương triển khai lực lượng, phương tiện giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả do bão số 3 (siêu bão Yagi).
Bưu điện Việt Nam ưu tiên chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội ngay sau bão số 3

Bưu điện Việt Nam ưu tiên chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội ngay sau bão số 3

Sau khi phải tạm ngừng phục vụ để chống bão số 3 (bão Yagi), Bưu điện Việt Nam đã khôi phục hoạt động trở lại và ưu tiên chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội.
Doanh nhân Thanh Hằng gây phẫn nộ vì khoe giàu có, vô cảm với tình hình bão Yagi

Doanh nhân Thanh Hằng gây phẫn nộ vì khoe giàu có, vô cảm với tình hình bão Yagi

Doanh nhân Thanh Hằng vừa đăng bài xin lỗi vì có dòng trạng thái được cho là khoe độ giàu có, vô cảm với tình hình với bão Yagi tàn phá các tỉnh miền Bắc.
Khuyến cáo 8 việc cần làm ngay sau bão Yagi

Khuyến cáo 8 việc cần làm ngay sau bão Yagi

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa đưa ra khuyến cáo 8 việc cần làm ngay sau bão số 3 (bão Yagi).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động