Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

“Phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới”

Đó là phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc về logistics - Các giải pháp giảm chi phí, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông diễn ra sáng ngày 16/4, tại Hà Nội.
“Phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới”
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị

Vận tải chiếm chi phí cao nhất trong tổng chi phí logistics

Với vị trí là trung tâm của khu vực ASEAN, độ mở của nền kinh tế cao, xuất nhập khẩu chiếm tỷ lệ quan trọng trong nền kinh tế, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển ngành dịch vụ logistics. Tuy nhiên, đến nay, ngành nghề này vẫn chưa phát triển mạnh như kỳ vọng. Chi phí cao, doanh nghiệp (DN) mới chỉ đáp ứng được từng khâu thay vì toàn bộ dịch vụ logistics chính là yếu tố khiến sức cạnh tranh của DN dịch vụ logistics Việt Nam còn kém so với các DN nước ngoài.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí logistics của nước ta hiện tương đương với khoảng 20,9% GDP, là mức chi phí khá lớn nếu so sánh với các quốc gia khác. Đơn cử, chi phí logistics của Trung Quốc là khoảng 19%; Thái Lan 18%; các nước EU khoảng 10%...

“Ta cứ lo sản xuất trái cây, chế biến thủy sản nhưng chi phí vận chuyển lớn sẽ khiến trái cây, thủy sản không cạnh tranh. Chi phí logistics quá cao sẽ nhấn chìm “con tàu” của chúng ta. Chi phí này có sự đóng góp tương đối lớn của chi phí vận tải. Cho nên, cùng với việc cải cách hành chính, chủ động đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), việc cắt giảm các chi phí lên DN, đặc biệt là chi phí vận tải cần phải được thực hiện hiệu quả hơn” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

“Phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới”
Hội nghị thu hút rất đông các Bộ ngành, lãnh đạo địa phương, Hiệp hội, DN, chuyên gia kinh tế...

Lý giải rõ hơn, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công thông tin, Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, chi phí vận tải luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí logistics. Cụ thể, Việt Nam là 69%; Mỹ khoảng 63,6%; Thái Lan 53,5%...

Nguyên nhân khiến chi phí vận tải của nước ta còn cao là do kết cấu hạ tầng giao thông không đồng bộ, nhất là giữa cảng biển với hệ thống đường bộ, đường sắt và hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau cảng biển. Ngoài ra, việc thiếu những cảng cạn, trung tâm logistics có quy mô và vị trí thuận tiện tại mỗi khu vực kinh tế trọng điểm để làm đầu mối trung chuyển, phân phối hàng hóa cũng là một nguyên nhân khiến chi phí vận tải cũng như chi phí logistics nước ta lớn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: “Hiện nay anh làm sân bay chỉ lo làm sân bay, anh làm cảng biển chỉ lo làm cảng biển, anh làm đường sắt chỉ lo đường sắt. Nhưng kết nối chúng với nhau thì không ai nghĩ đến. Hạ tầng không có sự kết nối sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển”.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại phương tiện vận tải chưa tối ưu khiến vận tải đường bộ và các loại hình vận tải khác có sự chênh lệch về chi phí. Theo khảo sát của Bộ Giao thông Vận tải, chi phí vận chuyển container loại 40 feet bằng đường bộ từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh vào khoảng 35 triệu đồng, cao hơn gấp 2 lần so với vận chuyển bằng đường biển và hơn 3 lần so với vận chuyển bằng đường sắt.

Về phía các DN, ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam cho hay, DN dịch vụ logistics còn gặp khó khăn do nhiều loại chi phí như phí sử dụng kết nối hạ tầng. Cụ thể, việc Hải Phòng tăng phí dịch vụ sử dụng cảng biển từ đầu năm 2017 đã được các DN kiến nghị nhiều lần, đích thân Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị các Bộ ngành báo cáo nhưng đến nay chưa giải quyết được. Chưa kể, DN còn than phiền về tình trạng ách tắc giao thông, thời gian thông quan hàng hóa… Phải giảm thiểu được thời gian làm các hoạt động này thì ngành dịch vụ logistics mới có thể phát triển mạnh được.

Cần đa dạng giải pháp hỗ trợ DN

“Phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới”
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định ngành dịch vụ logistics Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới

Làm rõ hơn về những cơ hội phát triển ngành dịch vụ logistics, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, tăng trưởng thương mại quốc tế và nội địa trong những năm gần đây tăng trưởng ổn định ở mức cao, cho thấy nước ta có điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành nghề này.

Hiện nay, phải tính đến quy mô xuất nhập khẩu ở mức trên 500 tỷ USD để thấy “miếng bánh” của ta về logistics là lớn. Do đó, việc phát triển ngành dịch vụ logistics hiện nay phải hướng tới mục tiêu kép là bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế cho phát triển, phải khẩn trương cắt giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh bởi logistics chính là ngành có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế có độ mở cao như hiện nay” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Đề xuất ý kiến nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dịch vụ này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị các Bộ ngành, địa phương cần triển khai mạnh hơn Quyết định 200/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mã ngành về logistics, tạo điều kiện về pháp lý cho thực hiện dịch vụ logistics. Đặc biệt, khi triển khi Luật Quy hoạch phải chú ý sự kết nối hạ tầng giao thông với các trung tâm logistics để có quy hoạch toàn diện trong phát triển.

Bộ Giao thông Vận tải cũng cần phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương, Bộ ngành để triển khai các quy hoạch. Cần xây dựng và rà soát các trung tâm logistics cả nước gắn kết với quy hoạch cảng cạn, quy hoạch cơ sở hạ tầng đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không. Cần lộ trình đặc biệt để khai thác giao thông vận tải đa phương thức, khai thác tối đa hiệu quả cho logistics phục vụ trong và ngoài nước.

Về phía các DN, ông Lê Duy Hiệp đề xuất, hiện nay 80% thị phần vận tải của nước ta là đường bộ. Tuy nhiên do nước ta có chiều dài lớn nên vận tải đường bộ không phải là giải pháp tối ưu mà Nhà nước phải có ưu đãi để tăng cường phát triển vận tải thủy, đặc biệt ở các khu vực như đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, có cơ chế thu hút đầu tư vào các kho hàng hóa, trung tâm logistics các địa phương để giảm thời gian và chi phí vận chuyển. Đặc biệt, đẩy mạnh đào tạo nhân lực trong tất các các ngành nghề như lái xe, kiểm kho, đóng gói bao bì… Ngoài ra, bổ sung cơ chế quản lý ngành dịch vụ logistics thành nhiệm vụ của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về cơ chế 1 cửa ASEAN, cơ chế 1 cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại nhằm có một cơ quan quản lý chung ngành dịch vụ logistics nước ta.

Trước đòi hỏi cấp thiết của sự phát triển ngành dịch vụ logistics, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các Bộ ngành xây dựng các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ này bằng cách rà soát lại các quy định pháp luật theo hướng đẩy mạnh phát triển hệ thống kho bãi. Đồng thời kết nối hạ tầng giao thông, kết nối các loại hình vận tải. Đặc biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN ngành dịch vụ logistics thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư cho nguồn nhân lực…

Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho các Bộ ngành như Bộ Giao thông Vận tải phải có cơ chế đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, trong đó chú trọng phát triển cảng nước sâu, cảng cạn; phát triển các loại hình giao thông song hành với kết nối các loại hình giao thông để tạo thuận lợi, giảm tối đa chi phí cho DN. Bộ Công Thương được giao chủ trì phối hợp các địa phương triển khai Quyết định 200/QĐ-TTg. Chú trọng triển khai quy hoạch phát triển các trung tâm logistics; kêu gọi nguồn vốn đầu tư để xây dựng các trung tâm logistics kết nối Việt Nam với quốc tế…

Các Bộ ngành như Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xây dựng, triển khai các quy hoạch phát triển ngành gắn với sự phát triển giao thông vận tải; Bộ Tài chính kiểm soát và điều chỉnh các chính sách thuế, dịch vụ một cách đúng đắn nhằm tạo điều kiện cho DN phát triển; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rút ngắn thời gian kiểm tra chuyên ngành hàng hóa. Các địa phương cần dành nguồn đất xây dựng các kho bãi, cảng, trung tâm phân phối hàng hóa…

“Hiệp hội DN logistics, Hiệp hội chủ hàng cần gắn kết chặt hơn với nhau. DN chủ hàng cần tạo điều kiện cho DN dịch vụ logistics tham gia vào các khâu trong dịch vụ này để có điều kiện nâng cao sức cạnh tranh. DN logistics cũng cần nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá phí để cạnh tranh với các DN nước ngoài. Phấn đấu cho mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận.

TIN LIÊN QUAN
Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: hạ tầng giao thông

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ trưởng Phan Thị Thắng tin tưởng, các sản phẩm nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ vươn xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng dự Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Long An

Thứ trưởng Phan Thị Thắng dự Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Long An

Sáng 14/11, UBND tỉnh Long An phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024 (lần II).
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Phát triển khu thương mại tự do là cơ hội cho ngành dịch vụ logistics

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Phát triển khu thương mại tự do là cơ hội cho ngành dịch vụ logistics

Theo Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, phát triển khu thương mại tự do là cơ hội để ngành logistics Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng’.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Vietnam Foodexpo 2024 tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Vietnam Foodexpo 2024 tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Vietnam Foodexpo 2024 mang đến những cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ đối tác tiềm năng, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, phát triển bền vững.
Việt Nam - Thụy Điển trao bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế, thương mại và phát triển xanh

Việt Nam - Thụy Điển trao bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế, thương mại và phát triển xanh

Ngày 11/11, tại Thụy Điển, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Thụy Điển đã gặp gỡ, trao Biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế, thương mại và phát triển xanh
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Châu Á - châu Phi và châu Đại Dương là thị trường quan trọng của Việt Nam

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Châu Á - châu Phi và châu Đại Dương là thị trường quan trọng của Việt Nam

Trong các thị trường xuất khẩu, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh, khu vực châu Á – châu Phi và châu Đại Dương luôn là thị trường quan trọng của Việt Nam.
Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Sáng 12/11, Bộ Công Thương tổ chức Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' do Bộ Chính trị phát động.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức người làm công tác pháp luật ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp Đại sứ Argentina tại Việt Nam, thảo luận khởi động FTA Việt Nam - MERCOSUR

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp Đại sứ Argentina tại Việt Nam, thảo luận khởi động FTA Việt Nam - MERCOSUR

Ngày 6/11, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Đại sứ Argentina tại Việt Nam thảo luận về quan hệ kinh tế và thương mại song phương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam

Sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Brazil tại Việt Nam để thảo luận về quan hệ kinh tế và thương mại...
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, Việt Nam - EU đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên nền tảng vững chắc.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu

Sáng 7/11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC).
Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Chiều 7/11, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cùng Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về tình hình công nghiệp, thương mại, năng lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Chiều 6/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương, doanh nghiệp ngành điện về các dự án lưới điện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Ngày 6/11/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) và tham quan các dự án nằm trong khu kinh tế.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Chiều 4/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với tỉnh Lâm Đồng

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài làm việc với tỉnh Lâm Đồng

Sáng 1/11/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với tỉnh Lâm Đồng về định hướng phát triển ngành công nghiệp bô xít - alumin - nhôm.

'Tiếng chiêng' CEPA và cuộc đua marathon trên bán đảo Ả Rập

Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE vừa ký, 'tiếng chiêng' hợp tác đã lan toả, tạo ra những cuộc đua marathon để Việt Nam ký các FTA với các nền kinh tế lớn xứ dầu lửa.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký hợp tác về kinh tế, thương mại

Ngày 30/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động