Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát triển thị trường lao động: Mảnh ghép quan trọng để hoàn thiện, xây dựng thể chế kinh tế thị trường

Hàng loạt các bộ, ngành, tập đoàn kinh tế… đã “hiến kế” để thị trường lao động, việc làm của Việt Nam thời gian tới phát triển bền vững, hội nhập.
Phát triển thị trường lao động hiện đại, bền vững: Giải pháp nào?

Tận dụng thời cơ, không để tình trạng “chưa giàu đã già”

Ngày 20/8, tại hội nghị Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng: Phát triển thị trường lao động luôn được Đảng, Nhà nước coi là nhiệm vụ hết sức quan trọng, đột phá, chiến lược. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng xác định việc hoàn thiện thể chế phát triển thị trường lao động là mảnh ghép hết sức quan trọng xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trong ngắn hạn để góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, cả trong dài hạn để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đồng thời, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng: Về hạn chế của thị trường lao động, việc phân bố lao động không đồng đều giữa các vùng miền, địa phương; chất lượng lao động thấp, chỉ có hơn 26% lao động qua đào tạo, có chứng chỉ, nhất là lao động quản lý, tay nghề cao rất thiếu, không đáp ứng cho thu hút đầu tư FDI công nghệ cao; năng suất lao động rất thấp, theo các đánh giá quốc tế. Cùng với đó, trong giai đoạn hiện nay có tình trạng mất việc làm, thiếu hụt lao động cục bộ một số địa phương và lĩnh vực.

Ngoài ra, tốc độ già hóa dân số nhanh hơn dự báo, trước đây Ngân hàng Thế giới dự báo Việt Nam bắt đầu già hóa dân số sau năm 2030 nhưng hiện nay đã diễn ra, làm giảm lực lượng lao động. Nếu chúng ta không tranh thủ, tăng tốc nhanh, với chính sách mạnh hơn để tận dụng thời cơ dân số vàng thì chúng ta "chưa giàu đã già".

Về giải pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 5 giải pháp ngắn hạn và 6 giải pháp dài hạn.Cụ thể, về ngắn hạn: Theo dõi, nắm bắt nhu cầu lao động, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, cung ứng lao động cho quá trình phục hồi phát triển; phát triển hệ thống thông tin và dự báo thị trường lao động, làm tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học; giải quyết vấn đề khan hiếm lao động cục bộ; thực hiện tốt các quy định hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP; tiếp tục triển khai hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 để phục hồi sản xuất và kinh doanh sau đại dịch.

Phát triển thị trường lao động: Mảnh ghép quan trọng để hoàn thiện, xây dựng thể chế kinh tế thị trường
Phát triển thị trường lao động góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội (ảnh minh họa)

Tiếp theo là 6 nhóm giải pháp dài hạn: Hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu lao động trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đáp ứng yêu cầu tình hình mới, huy động mạng lưới trí thức người Việt trong và ngoài nước;

Xây dựng chiến lược quốc gia phát triển nguồn nhân lực, thống nhất đầu mối quản lý đào tạo nhân lực, đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế;

Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao năng lực tự chủ của các cơ sở đào tạo nhân lực, đa dạng hóa các hình thức liên kết đào tạo, nghiên cứu giữa các cơ sở đào tạo, hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư, giải quyết việc làm; Có các chính sách để các cơ sở kinh tế phi chính thức chuyển sang khu vực chính thức; Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ thông tin để kết nối cung cầu lao động, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, xây dựng và phát triển kinh tế số, xã hội số.

Cũng tại hội nghị, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trong tham luận cho rằng, để thị trường lao động phát triển đúng phương châm nêu tại Hội nghị, trước mắt đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo triển khai quyết liệt chính sách hỗ trợ cho người lao động đã được ban hành trong thời gian qua theo những mốc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ấn định, bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả, cấp thiết của những chủ trương, chính sách nhân văn đã ban hành.

Cùng đó tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề, giúp cung cấp lượng lớn lao động có tay nghề kịp thời cho các doanh nghiệp thiếu hụt sau dịch, đặc biệt đối với những lĩnh vực: May mặc, giầy da, điện tử… Chú trọng đào tạo theo các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.

“Về lâu dài, đây là thị trường đặc biệt liên quan đến người lao động nên cũng phải tuân thủ theo các quy luật khách quan, bảo đảm sự can thiệp của Nhà nước vì liên quan đến người lao động, đối tượng rất đặc biệt trong thị trường”- ông Khang nói.

Còn Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Phạm Tấn Công đề xuất, trước mắt, chính sách hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm cho người lao động khi gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 cần linh hoạt hơn trong cơ chế phối hợp giữa đơn vị sử dụng lao động với cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm các phương án phù hợp với nhu cầu vị trí việc làm của doanh nghiệp.

“Quốc hội, Chính phủ xem xét có ưu đãi giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp thực hiện các chương trình đào tạo nội bộ tại doanh nghiệp đáp ứng đúng tiêu chuẩn về đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp”- ông Công nêu đề xuất.

Ông Nguyễn Văn Thân- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ủng hộ ý kiến này theo đó xem xét, nghiên cứu giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu chứng minh được việc thực hiện đào tạo, đào tạo lại cho người lao động (thay vì chứng minh chi phí bằng hóa đơn chứng từ phức tạp như hiện nay thì nên nghiên cứu cho doanh nghiệp được giảm thuế tương tự như trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là người khuyết tật…). Hiện tại, Luật Giáo dục nghề nghiệp chỉ quy định các ưu đãi cho doanh nghiệp có thành lập trung tâm/trường/cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp và các cơ sở này phải hoạt động như một đơn vị đào tạo chuyên nghiệp.

Có giải pháp tạo thuận lợi cho dịch chuyển lao động trong nước và ngoài nước, khuyến khích lao động học nghề, đào tạo, xuất khẩu lao động ở nước ngoài về nước làm việc, phát triển nhà ở xã hội cho họ về nước an cư lạc nghiệp.

Cần có cơ chế để doanh nghiệp đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực

Tại hội nghị lần này, về phía các địa phương, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM cho rằng: TP. HCM là địa phương có quy mô về lực lượng lao động rất lớn với gần 5 triệu người lao động và trong 7 tháng đầu năm 2022 có những tín hiệu tích cực đó là có hơn 430.000 người lao động tăng lên so với năm 2021.

So với quý IV/2021, số lao động tham gia hoạt động kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 đã tăng hơn 518.000 người, trong đó lao động ở khu vực có quan hệ lao động tăng gần 120.000 người. Đây là tín hiệu tích cực đối với thị trường lao động trên địa bàn Thành phố.

Với việc phục hồi hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, nhu cầu thị trường lao động của doanh nghiệp cũng gia tăng mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Vấn đề gặp khó khăn trong thị trường lao động đã xảy ra trong những năm vừa qua, tập trung vào một số thời điểm.

Từ yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, Thành phố có một số đề xuất trước hết tiếp tục làm tốt các công tác quản lý và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực; triển khai có hiệu quả các giải pháp kết nối cung cầu nhu cầu, trong đó đẩy mạnh liên kết vùng, điều tiết cung cầu lao động, phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

Kết nối doanh nghiệp với hệ thống cơ sở dữ liệu nghề nghiệp, phát triển mô hình đào tạo song hành giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, tạo cơ hội cho sinh viên được học tập, thực hành trong doanh nghiệp từ đó tạo nguồn lao động cho tương lai.

Ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tài trợ, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt với những ngành công nghệ cao.

Triển khai các giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nhu cầu xã hội. Đào tạo lại, đào tạo nâng cao thường xuyên, liên tục cho người lao động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và người lao động đang có việc làm trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Triển khai các giải pháp hỗ trợ người lao động yên tâm làm việc lâu dài ổn định như xây dựng các khu nhà ở, nhà lưu trú dành cho người lao động có thu nhập thấp để họ mua hoặc trả góp; xây dựng nhà trẻ, trường học cho con em người lao động; thực hiện tốt các chương trình bình ổn giá.

Phát triển thị trường lao động: Mảnh ghép quan trọng để hoàn thiện, xây dựng thể chế kinh tế thị trường
Phát triển thị trường lao động có tay nghề đang là nhu cầu bức thiết đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Về phía doanh nghiệp, cần quan tâm và chủ động có các chương trình bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động trong kế hoạch sử dụng nhân lực lâu dài. Thay đổi tư duy sử dụng nguồn nhân lực giá rẻ để đưa khoa học công nghệ, trang thiết bị hiện đại vào hoạt động sản xuất, hướng đến người lao động làm chủ công nghệ, nâng cao năng suất lao động, qua đó nâng cao mức lương chi trả cho người lao động. Chủ động tham gia đào tạo nghề cùng với các cơ sở đào tạo cho sinh viên, học sinh. Tích cực xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhân văn, thực hiện trách nhiệm xã hội với người lao động nhằm tạo sự gắn bó lâu dài với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho rằng: Bắc Giang xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động hội nhập là một trong các khâu đột phá. Chúng tôi chú trọng cả 5 khâu: Ban hành cơ chế chính sách về đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp; phân luồng đào tạo; dạy nghề; dự báo kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động; bảo đảm các chính sách an sinh xã hội để sẵn sàng cho làn sóng lao động nhập cư.

Trong số hơn 300.000 lao động làm việc tại các khu công nghiệp, có tới 1/3 là lao động nhập cư nên tỉnh rất chú trọng các giải pháp để phát triển thị trường lao động hài hòa, bền vững.

Từ thực tế địa phương, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cho rằng, để phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập cần chú trọng vào một số giải pháp trọng tâm. Trong đó, chú trọng phát triển hài hòa giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, phải có sự liên thông giữa hai lĩnh vực này. Giáo dục phổ thông đã đi vào chiều sâu nhưng giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm phát triển đúng mức. Cơ chế chính sách cho đội ngũ giáo viên cũng cần tương đương nhau.

Cùng với đó, cần có chính sách đào tạo nghề cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu làm được sẽ đạt mục tiêu kép vì vừa nâng cao dân trí của đồng bào, tạo việc làm cho lao động nông thôn vừa xóa đói giảm nghèo bền vững.

“Tôi cho rằng, giữ thị phần lao động kỹ thuật trong nước cũng là một giải pháp rất quan trọng. Cần có quy định về tỉ lệ lao động kỹ thuật giữa lao động Việt Nam và lao động nước ngoài trong doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam đã đưa lao động của họ vào làm việc tại các khu công nghiệp” – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nêu quan điểm.

Chính phủ cũng cần đầu tư mạnh mẽ hơn cho hệ thống các trường nghề, nhất là các trường nghề đào tạo trình độ cao đẳng. Trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, các trường nghề đào tạo trình độ cao đẳng đem lại hiệu quả cao và rõ ràng.

Ngoài ra, cần sớm có cơ chế để các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tham gia vào việc đào tạo cấp chứng chỉ đào tạo nghề cho người lao động. Thực tế các doanh nghiệp vẫn đào tạo cho người lao động tại doanh nghiệp nhưng cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện nên chưa có chứng chỉ được công nhận. Khi có cơ chế, các doanh nghiệp có công nghệ mới, kỹ thuật mới có thể tham gia đào tạo nghề cho lao động tại địa phương, tạo nên chuỗi giá trị bền vững.

Tham dự hội nghị lần này, bà Caitlin Wiesen, quyền Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP) tại Việt Nam cũng đưa ra 5 khuyến nghị đối với việc phát triển thị trường lao động tại Việt Nam. Cụ thể:

Về lao động: Có những chính sách tạo việc làm mới cũng như chuyển dịch lao động nhằm bảo vệ các nhóm bị tổn thương như người khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em. Tạo thêm cơ hội cho lao động nữ, đặc biệt trong khu vực công vì phụ nữ hiện nay vẫn đang làm ở lĩnh vực có thu nhập thấp.

Đối với đầu tư công, thúc đẩy và tạo ra việc làm mới, đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo sẽ mang lại lợi ích trong ngắn hạn và dài hạn.

Đào tạo nghề, đào tạo suốt đời mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Nên xây dựng thêm các Trung tâm đào tạo nghề để đáp ứng những nhu cầu mới trong lĩnh vực công nghiệp, đồng thời nên mời gọi các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo.

Thu hẹp khoảng cách về giới, hỗ trợ thêm những chương trình bảo hiểm bởi đây là chương trình đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ cho phụ nữ hoặc nam giới tạm thời nghỉ việc để chăm lo gia đình; có gói hỗ trợ cho người khuyết tật, dân tộc thiểu số…

Cần hỗ trợ cho những hộ gia đình dễ bị tổn thương trong khủng hoảng kinh tế hoặc chịu những cú sốc từ bên ngoài trong trường hợp họ tạm thời giúp việc, giúp duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.

Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh

Về thông tin nhân sự ngày 22/11, ông Nguyễn Văn Phú, được bầu giữ chức Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay ông Dương Nghiệp Khôi.
Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Viettel tuyển thẳng 101 tài năng công nghệ từ hơn 3.000 hồ sơ ứng tuyển

Sau 6 tháng đào tạo và thực tập tại các dự án trọng điểm của tập đoàn, 101 sinh viên xuất sắc đã được tuyển thẳng vào làm việc tại Viettel.
Nhân sự ngày 21/11: Công bố lí do kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Nhân sự ngày 21/11: Công bố lí do kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Ngày 21/11, theo quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể.
Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Về thông tin nhân sự ngày 20/11, đồng chí Nguyễn Mạnh Cường được Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
Nhân sự 19/11: Quốc hội ban hành nghị quyết nhân sự; Bộ Công Thương bổ nhiệm Phó Vụ trưởng

Nhân sự 19/11: Quốc hội ban hành nghị quyết nhân sự; Bộ Công Thương bổ nhiệm Phó Vụ trưởng

Về thông tin nhân sự ngày 19/11, Quốc hội ban hành các nghị quyết về công tác nhân sự, bao gồm chức vụ Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu.

Tin cùng chuyên mục

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp cuối năm, nhu cầu việc làm tại các tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu lại tăng cao.
Nhân sự 18/11: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế; Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND tỉnh

Nhân sự 18/11: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế; Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND tỉnh

Về thông tin nhân sự ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định bổ nhiệm lại.
Nhân sự Trung ương tuần qua: Bộ Chính trị điều động cán bộ từ địa phương

Nhân sự Trung ương tuần qua: Bộ Chính trị điều động cán bộ từ địa phương

Về thông tin nhân sự cấp Trung ương tuần qua, Bộ Chính trị quyết định đồng chí Phạm Gia Túc giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Nhân sự địa phương: Hà Nội, Nam Định bổ nhiệm cán bộ; tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Nhân sự địa phương: Hà Nội, Nam Định bổ nhiệm cán bộ; tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Về thông tin nhân sự địa phương trong tuần (11-15/11), ông Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.
Nhân sự 15/11: Ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường bị kỷ luật cảnh cáo; Ban Dân vận có nhân sự mới

Nhân sự 15/11: Ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường bị kỷ luật cảnh cáo; Ban Dân vận có nhân sự mới

Thông tin nhân sự ngày 15/11: Ông Nguyễn Xuân Ký và ông Bùi Văn Cường bị kỷ luật cảnh cáo; khai trừ khỏi Đảng 4 cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh…
Bắt người mẫu An Tây, ca sĩ Chi Dân: Lời xin lỗi muộn màng và bài học đắt giá cho nghệ sĩ

Bắt người mẫu An Tây, ca sĩ Chi Dân: Lời xin lỗi muộn màng và bài học đắt giá cho nghệ sĩ

Từ lời xin lỗi của ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây sau khi bị bắt vì liên quan ma túy, giới nghệ sĩ cần hiểu về trách nhiệm, chuẩn mực đạo đức khi nổi tiếng.
Nhân sự 14/11: Bộ Giao thông Vận tải điều động Vụ trưởng; Ninh Bình, Trà Vinh bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt

Nhân sự 14/11: Bộ Giao thông Vận tải điều động Vụ trưởng; Ninh Bình, Trà Vinh bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt

Về thông tin nhân sự ngày 14/11, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trao quyết định điều động, bổ nhiệm 6 lãnh đạo.
Nhân sự ngày 13/11: Công bố lí do đề nghị kỷ luật đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Nhân sự ngày 13/11: Công bố lí do đề nghị kỷ luật đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Về thông tin nhân sự ngày 13/11, ông Nguyễn Văn Thể, nguyên Bộ trưởng Giao thông vận tải bị đề nghị kỷ luật do liên quan đến CTCP Tập đoàn Thuận An.
Trường Đại học Điện lực thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

Trường Đại học Điện lực thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

Năm 2024, Trường Đại học Điện lực có nhu cầu tuyển dụng 61 viên chức trong đó giảng viên là 43 chỉ tiêu và viên chức hành chính là 18 chỉ tiêu.
Nhân sự 12/11: Bộ Chính trị điều động lãnh đạo; Thái Bình, Trà Vinh, Đắk Nông bổ nhiệm Giám đốc Sở

Nhân sự 12/11: Bộ Chính trị điều động lãnh đạo; Thái Bình, Trà Vinh, Đắk Nông bổ nhiệm Giám đốc Sở

Về thông tin nhân sự 12/11, Bộ Chính trị điều động đồng chí Phạm Gia Túc thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định, bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương
Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Về thông tin nhân sự ngày 11/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký quyết định bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt tại Bộ Quốc Phòng.
Bộ Nội vụ thông tin về lệ phí thi tuyển, xét tuyển công chức

Bộ Nội vụ thông tin về lệ phí thi tuyển, xét tuyển công chức

Bộ Nội vụ đã công bố 3 thủ tục hành liên quan tới công chức, trong đó có vấn đề lệ phí thi, xét tuyển công chức dựa trên số người tham gia.
Nhân sự Trung ương: Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông điều động nhân sự lãnh đạo

Nhân sự Trung ương: Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông điều động nhân sự lãnh đạo

Về thông tin nhân sự cấp Trung ương tuần qua (4-8/11), Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyết định điều động nhiều cán bộ chủ chốt.
Luật Việc làm (sửa đổi): Kỳ vọng cho thị trường lao động bền vững

Luật Việc làm (sửa đổi): Kỳ vọng cho thị trường lao động bền vững

Với nhiều chính sách lớn về hỗ trợ tạo việc làm, phát triển kỹ năng nghề… Luật Việc làm (sửa đổi) kỳ vọng phát triển thị trường lao động linh hoạt, bền vững.
Hỗ trợ việc làm cho người lao động ngoài nước trở về

Hỗ trợ việc làm cho người lao động ngoài nước trở về

Nhiều lao động từ nước ngoài trở về là nguồn nhân lực được nhiều công ty săn đón, song cũng không ít người khó tìm được việc làm như mong muốn.
4 công việc phổ biến dành cho tân sinh viên muốn có thêm thu nhập

4 công việc phổ biến dành cho tân sinh viên muốn có thêm thu nhập

Cuộc sống sẽ giảm căng thẳng nếu biết chọn việc làm thêm phù hợp kiếm tiền chi tiêu và đảm bảo học tập, dưới đây là những việc mà các sinh viên có thể tham khảo
Nhân sự 8/11: Bộ Quốc phòng sáp nhập hai Cục; Ban Tuyên giáo Trung ương bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Nhân sự 8/11: Bộ Quốc phòng sáp nhập hai Cục; Ban Tuyên giáo Trung ương bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Về thông tin nhân sự ngày 8/11, Bộ Quốc phòng sáp nhập lại Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật thành Cục Hậu cần - Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không - Không quân.
Nhân sự 7/11: Công bố lý do đề nghị kỷ luật Đảng đối với hai cựu cán bộ tỉnh Kiên Giang

Nhân sự 7/11: Công bố lý do đề nghị kỷ luật Đảng đối với hai cựu cán bộ tỉnh Kiên Giang

Về thông tin nhân sự ngày 7/11, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang đã đề nghị kỷ luật Đảng đối với ông Nguyễn Chí Trung và ông Nguyễn Thanh Đó.
Nhân sự 6/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Thứ trưởng Bộ Y tế nhận nhiệm vụ mới

Nhân sự 6/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Thứ trưởng Bộ Y tế nhận nhiệm vụ mới

Về thông tin nhân sự ngày 6/11, Đại tá Đặng Trọng Cường được Bộ Công an điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Sơn La thay Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Vân.
95,4% hộ gia đình không thay đổi thu nhập trong tháng 10/2024

95,4% hộ gia đình không thay đổi thu nhập trong tháng 10/2024

Theo khảo sát tình hình đời sống hộ dân cư tháng 10/2024, tỷ lệ hộ đánh giá thu nhập trong tháng không thay đổi, tăng so với cùng kỳ 2023 là 95,4%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động