Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 05:32

Phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới: Nắm bắt nhanh cơ hội

Theo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (TMĐT&CNBộ Công Thương), vài năm trở lại đây, hình thức bán hàng điện tử xuyên biên giới đã được các doanh nghiệp (DN) Việt Nam quan tâm; tuy nhiên, khả năng khai thác mô hình này vẫn còn hạn chế.
Đẩy mạnh phát triển thương mại xuyên biên giới

Đánh giá của Cục TMĐT&CNTT cho thấy, thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới tạo ra nhiều lợi ích cho cả người mua và người bán. Với mô hình này, nhà sản xuất có thể phân phối hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng, không phải qua bất cứ khâu trung gian nào. Thực tế, so với mô hình giao thương quốc tế truyền thống, tham gia TMĐT xuyên biên giới, DN giảm được rất nhiều khâu, từ đó giảm chi phí giao dịch, người mua, người bán dễ dàng đạt được giá tốt hơn. Với ưu điểm tiết kiệm chi phí, giúp phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng đầu cuối, TMĐT xuyên biên giới rất phù hợp với các DN vừa và nhỏ.

Chia sẻ tại Hội thảo Xuất nhập khẩu trực tuyến 2017 mới đây, ông Nguyễn Kỳ Minh - Giám đốc Trung tâm phát triển TMĐT (Cục TMĐT&CNTT) - cho biết, với nền tảng công nghệ Internet phát triển mạnh mẽ như hiện nay, TMĐT xuyên biên giới ngày càng sôi động. Tuy nhiên tại Việt Nam, DN mới chỉ tận dụng tương đối hiệu quả mô hình B2B (DN-DN), còn tỷ lệ DN Việt Nam tham gia mô hình B2C (DN - người tiêu dùng) rất thấp.

Đưa ra những hạn chế của các DN Việt Nam khi tham gia hình thức bán hàng xuyên biên giới, ông Nguyễn Kỳ Minh cho biết, hiện DN Việt Nam chưa tự tin tham gia các sàn giao dịch thương mại quốc tế là do thiếu kỹ năng bán hàng và xuất khẩu hàng hóa. Một hạn chế nữa là DN Việt Nam chưa tiếp cận được các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics và hoàn tất đơn hàng.

Báo cáo của Cục TMĐT&CNTT cho thấy, lượng người dùng internet tại Việt Nam ở mức khá cao, chiếm hơn 50% (tương ứng 49 triệu dân). Đồng thời, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam cũng đang phát triển nhanh chóng, với giá trị năm 2016 đạt khoảng 5,01 tỷ USD, giá trị mua sắm trung bình 1 người đạt mức 170 USD/năm. Đây cũng là cơ hội lớn cho phát triển TMĐT xuyên biên giới.

Đề cập đến những cơ hội, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, TMĐT xuyên biên giới là xu hướng tất yếu trên quy mô toàn cầu. Việt Nam với tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu gần 200 tỷ USD, các DN Việt Nam nếu biết nắm lấy cơ hội này sẽ mang lại hiệu quả cao.

Riêng đối với DN bán lẻ, ông Trần Văn Trọng - Chánh Văn phòng Hiệp hội TMĐT - cho rằng, các DN có thể sử dụng phương pháp bán hàng xuyên biên giới thông qua các sàn giao dịch điện tử lớn như Amazon, Alibaba.com… bởi đây là kênh uy tín và có lượng người tham gia mua bán lớn. Mục tiêu dài hạn là thông qua TMĐT, các DN xuất khẩu sẽ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Song song với cơ hội, các DN TMĐT cần đầu tư nền tảng hạ tầng tốt, cụ thể là đầu tư bài bản về trực tuyến, đào tạo phổ cập và hỗ trợ phần mềm kinh doanh TMĐT. Tập trung xây dựng các trang web quảng bá sản phẩm Việt xứng tầm quốc gia. Quan trọng là TMĐT cần phổ cập vào tất cả các hoạt động của ban, ngành với định hướng rõ rệt, có như vậy mới tạo "đòn bẩy" phát triển TMĐT xuyên biên giới.

Theo Cục TMĐT&CNTT, TMĐT xuyên biên giới là lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong thương mại thế giới. Từ xuất phát điểm gần như bằng 0 ở thời điểm hai thập kỷ trước, đến cuối năm 2016, TMĐT xuyên biên giới ước tính đạt 1.920 tỷ USD trên toàn cầu.
Việt Anh

Tin cùng chuyên mục

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn