Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký nghị quyết triển khai thực hiện 3 tuyến đường cao tốc trọng điểm

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký hàng loạt nghị quyết triển khai chủ trương của Quốc hội về đầu tư các tuyến đường cao tốc trên cả nước.
Thủ tướng Chính phủ: Nhiều điểm mới trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 về nguồn lực đất đai

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 25/7/2022 của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 58/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn I.

Nghị quyết nêu rõ: Triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 (Dự án) được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 58/2022/QH15 ngày 16/6/2022 và thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tiến độ, chất lượng công trình, quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Cụ thể: Chính phủ yêu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần được Thủ tướng Chính phủ phân cấp làm cơ quan chủ quản.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án đối với dự án thành phần do Bộ Giao thông vận tải làm cơ quan chủ quản. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định pháp luật về đầu tư công. Việc lập, thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo từng dự án thành phần.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và người có thẩm quyền tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 02 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp liên quan đến các dự án thành phần, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu. Riêng gói thầu xây lắp các dự án thành phần (không bao gồm gói thầu xây lắp phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư), việc chỉ định thầu kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu (không bao gồm chi phí dự phòng).

Chính phủ cho phép Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xác định các bãi đổ chất thải rắn xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án bao gồm: Tổ chức lập, phê duyệt, bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng của các dự án thành phần theo từng giai đoạn (tùy thuộc mức độ phức tạp về kỹ thuật của từng đoạn tuyến), cơ bản hoàn thành trước ngày 20/1/2023 để các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng sẽ được cập nhật bảo đảm phù hợp dự án đầu tư được duyệt.

Các địa phương tổ chức rà soát, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện bảo đảm đủ cơ sở, căn cứ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; thực hiện các công việc khác có liên quan tới công tác giải phóng mặt bằng.

Trên cơ sở hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng, các địa phương xác định sơ bộ nhu cầu tái định cư, rà soát quỹ đất, quỹ nhà tái định cư để xác định địa điểm, hình thức tái định cư; tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng các khu tái định cư; triển khai thực hiện việc giải phóng mặt bằng khu tái định cư (nếu có).

Các địa phương chủ trì xác định vị trí, diện tích các bãi đổ chất thải rắn xây dựng đáp ứng nhu cầu các dự án thành phần; thực hiện các công việc liên quan như đánh giá tác động môi trường, giải phóng mặt bằng các bãi đổ chất thải rắn xây dựng (nếu có), bảo đảm tiến độ thi công.

Đối với dự án này, Chính phủ cũng cho phép triển khai đồng thời các thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện các công việc: Thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm tra, quyết định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán và lựa chọn nhà thầu; các công việc khác có liên quan để bảo đảm tiến độ triển khai các dự án thành phần; các thủ tục nêu trên cần tuân thủ đúng các giai đoạn, bước thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký nghị quyết triển khai thực hiện 3 tuyến đường cao tốc trọng điểm
Chính phủ triển khai thực hiện nghị quyết về chủ trương đầu tư 3 tuyến đường cao tốc trên cả nước (ảnh minh họa)

Đối với việc khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án được áp dụng các cơ chế tại Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021, Nghị quyết số 133/NQ-CP ngày 19/10/2021 của Chính phủ.

Đối với các mỏ khoáng sản nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án nhưng chưa cấp Giấy phép khai thác được áp dụng cơ chế đặc thù sau:

- Trước khi khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, nhà thầu thi công phải lập hồ sơ đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mỏ khoáng sản; thực hiện đánh giá tác động môi trường và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; trình tự thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP và theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Sau khi đã khai thác khoáng sản đủ khối lượng cung cấp cho Dự án, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường, bàn giao mỏ khoáng sản và đất đai để địa phương quản lý theo quy định pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.

Cùng ngày 25/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cũng ký Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 25/7/2022 triển khai Nghị quyết số 59/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.

Cụ thể, Chính phủ quyết nghị triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 (Dự án) được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 59/2022/QH15 ngày 16/6/2022 và thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tiến độ, chất lượng công trình, quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Chính phủ giao Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần được Thủ tướng Chính phủ phân cấp làm cơ quan chủ quản; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án đối với dự án thành phần do Bộ Giao thông vận tải làm cơ quan chủ quản.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định pháp luật về đầu tư công. Việc lập, thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo từng dự án thành phần.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và người có thẩm quyền tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 02 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp liên quan đến các dự án thành phần, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu. Riêng gói thầu xây lắp các dự án thành phần (không bao gồm gói thầu xây lắp phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư), việc chỉ định thầu kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu (không bao gồm chi phí dự phòng).

Chính phủ cũng cho phép Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xác định các bãi đổ chất thải rắn xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án; bao gồm:

Tổ chức lập, phê duyệt, bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng của các dự án thành phần theo từng giai đoạn (tùy thuộc mức độ phức tạp về kỹ thuật của từng đoạn tuyến), cơ bản hoàn thành trước ngày 20/11/2022 để các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng sẽ được cập nhật bảo đảm phù hợp dự án đầu tư được duyệt.

Các địa phương tổ chức rà soát, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện bảo đảm đủ cơ sở, căn cứ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; thực hiện các công việc khác có liên quan tới công tác giải phóng mặt bằng.

Trên cơ sở hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng, các địa phương xác định sơ bộ nhu cầu tái định cư, rà soát quỹ đất, quỹ nhà tái định cư để xác định địa điểm, hình thức tái định cư; tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng các khu tái định cư; triển khai thực hiện việc giải phóng mặt bằng khu tái định cư (nếu có).

Các địa phương chủ trì xác định vị trí, diện tích các bãi đổ chất thải rắn xây dựng đáp ứng nhu cầu các dự án thành phần; thực hiện các công việc liên quan như đánh giá tác động môi trường, giải phóng mặt bằng các bãi đổ chất thải rắn xây dựng (nếu có) bảo đảm tiến độ thi công.

Cho phép triển khai đồng thời các thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện các công việc: Thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán và lựa chọn nhà thầu; các công việc khác có liên quan để bảo đảm tiến độ triển khai các dự án thành phần; các thủ tục nêu trên cần tuân thủ đúng các giai đoạn, bước thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đối với việc khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án được áp dụng các cơ chế tại Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021, Nghị quyết số 133/NQ-CP ngày 19/10/2021 của Chính phủ và các cơ chế đặc thù.

Cũng trong ngày 25/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký ban hành Nghị quyết số 91/NQ-CP ngày 25/7/2022 của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 60/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.

Cụ thể, Chính phủ quyết nghị triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc -Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 (Dự án) được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 60/2022/QH15 ngày 16/6/2022 và thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tiến độ, chất lượng công trình, quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Chính phủ giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định quyết định phê duyệt dự án thành phần được Thủ tướng Chính phủ phân cấp làm cơ quan chủ quản. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định pháp luật về đầu tư công. Việc lập, thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo từng dự án thành phần.

Đồng thời, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và người có thẩm quyền tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 02 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp liên quan đến các dự án thành phần, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu. Riêng gói thầu xây lắp các dự án thành phần (không bao gồm gói thầu xây lắp phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư), việc chỉ định thầu kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu (không bao gồm chi phí dự phòng).

Cho phép UBND các tỉnh, thành phố: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xác định các bãi đổ chất thải rắn xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án.

Cho phép triển khai đồng thời các thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện các công việc: Thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm tra, quyết định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán và lựa chọn nhà thầu; các công việc khác có liên quan để bảo đảm tiến độ triển khai các dự án thành phần; các thủ tục nêu trên cần tuân thủ đúng các giai đoạn, bước thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đối với việc khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án được áp dụng các cơ chế tại Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021, Nghị quyết số 133/NQ-CP ngày 19/10/2021 của Chính phủ và các cơ chế đặc thù sau:

Đối với các mỏ cát, sỏi lòng sông đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long:

- UBND cấp tỉnh được phép quyết định nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác chỉ nhằm mục đích phục vụ cho Dự án (không tăng trữ lượng đã cấp phép) mà không phải lập dự án đầu tư điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường (báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường) hoặc giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường sau khi tổ chức, cá nhân khai thác đã ký văn bản cam kết cung cấp vật liệu cho nhà thầu thi công Dự án. Nội dung giấy phép khai thác (điều chỉnh) phải xác định đơn vị sử dụng khoáng sản là nhà thầu thi công Dự án. Sau khi đã khai thác cung cấp đủ khối lượng cho Dự án, dừng việc nâng công suất, tiếp tục khai thác theo công suất quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp.

- Tổ chức, cá nhân khai thác phải thiết lập hệ thống và thực hiện quan trắc, giám sát, đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông theo quy định pháp luật; chịu mọi trách nhiệm trong việc bảo đảm các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường trong khai thác, không làm thay đổi dòng chảy, không gây sạt lở lòng, bờ, bãi sông. Nghiêm cấm việc nâng giá, ép giá, nếu có vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đối với các mỏ khoáng sản nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án nhưng chưa cấp Giấy phép khai thác:

- Trước khi khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, nhà thầu thi công phải lập hồ sơ đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND cấp tỉnh nơi có mỏ khoáng sản; thực hiện đánh giá tác động môi trường và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; trình tự thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP và theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Sau khi đã khai thác khoáng sản đủ khối lượng cung cấp cho Dự án, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường, bàn giao mỏ khoáng sản và đất đai để địa phương quản lý theo quy định pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.

Nghị quyết cũng giao một số nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan và địa phương.

Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghị quyết số 12/NQ-CP

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo có gì mới?

Quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo có gì mới?

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác nghị viện

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác nghị viện

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo các tổ chức quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo các tổ chức quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, hiểm nghèo

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, hiểm nghèo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Chủ tịch EC và Tổng thống Ukraine

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Chủ tịch EC và Tổng thống Ukraine

IMF cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển

IMF cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển

Truyền thông Cuba đưa đậm thông tin trước chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Truyền thông Cuba đưa đậm thông tin trước chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo một số quốc gia

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo một số quốc gia

Việt Nam – Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Việt Nam – Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đảm bảo hạ tầng trực tuyến phục vụ phòng, chống thiên tai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đảm bảo hạ tầng trực tuyến phục vụ phòng, chống thiên tai

Thủ tướng: Tới ngày 31/12/2025 phải cơ bản hoàn thành dự án sân bay Long Thành

Thủ tướng: Tới ngày 31/12/2025 phải cơ bản hoàn thành dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo COP26

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo COP26

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp chỉ đạo về phát triển đường sắt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp chỉ đạo về phát triển đường sắt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc hội đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc hội đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: CAEXPO và CABIS là biểu tượng cho quan hệ hợp tác ASEAN - Trung Quốc

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: CAEXPO và CABIS là biểu tượng cho quan hệ hợp tác ASEAN - Trung Quốc

Luật Việc làm (sửa đổi): Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Luật Việc làm (sửa đổi): Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh số 3

Lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh số 3

Đề xuất điều chỉnh chủ trương dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Đề xuất điều chỉnh chủ trương dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Xem thêm