Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 05:34

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Ngành giáo dục vẫn loay hoay câu chuyện thi cử, học thêm, sách tham khảo

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, hiện ngành giáo dục vẫn cứ loay hoay với câu chuyện về thi cử, học thêm, dạy thêm, sách tham khảo,…

Việc dạy và học phải đảm bảo thực chất

Tại hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, diễn ra ngày 12/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, năm học vừa qua là một năm vượt khó của ngành Giáo dục. Tuy chịu tác động nặng nề của dịch bệnh nhưng ngành Giáo dục vẫn tiếp tục duy trì được thứ hạng quốc tế; tiếp tục thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.

Đề cập đến vấn đề thi cử, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Bản chất, chúng ta chưa thực sự trung thực ngay trong thi cử. Ở nước ngoài, học sinh vào trường tự do vì bên trong đó họ rất trung thực, khách quan. Học sinh vào không học được thì lưu ban, phải ra khỏi trường”.

Ngành Giáo dục cũng phải rà soát các quy định về dạy thêm, học thêm, kiểm tra, cho điểm… để kiên quyết loại bỏ tình trạng học sinh buộc phải tự nguyện “xin” đi học thêm.

Bên cạnh đó, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, một trong những khó khăn của ngành giáo dục là chưa chú trọng đến công tác truyền thông trước khi ban hành chính sách. Do đó, trong quá trình thực hiện đổi mới còn gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là vẫn loay hoay với câu chuyện thi cử, tuyển sinh, dạy thêm, học thêm, sách tham khảo…

Để gỡ khó cho ngành, Phó Thủ tướng yêu cầu trong năm học mới 2022-2023, ngành Giáo dục tiếp tục bám sát Nghị Quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới ở tất cả các khâu, đi sâu vào từng vấn đề; quyết liệt đổi mới quản lý Nhà nước về giáo dục. Việc dạy và học phải đảm bảo thực chất để phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ.

Về vấn đề học phí, theo Phó Thủ tướng, chi phí cho giáo dục phải tăng mới đảm bảo được chất lượng giáo dục nhưng phần đóng góp của gia đình học sinh phải theo hướng không tăng, hướng tới giảm và có thể là miễn học phí ở cấp phổ thông. Để thực hiện được việc này, ngân sách Trung ương và địa phương cần tiếp tục hỗ trợ, chi cho giáo dục phải tính đúng, tính đủ để đảm bảo chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần rà soát, chủ động đề xuất cơ chế về học phí, thực hiện tự chủ để một số trường có thể chủ động chi được lương cho giáo viên, giảm biên chế hưởng lương của ngân sách để dùng biên chế đó cho các vùng nông thôn.

Về phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa cho học sinh mượn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp đôn đốc cùng Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan để có thể thực hiện trước khi vào năm học mới. Bên cạnh đó, chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính để rà soát, bổ sung các quy định về huy động nguồn lực đóng góp tự nguyện trong các trường học.

Ngành Giáo dục cũng phải rà soát các quy định về dạy thêm, học thêm, kiểm tra, cho điểm… để kiên quyết loại bỏ tình trạng học sinh buộc phải tự nguyện “xin” đi học thêm. Đẩy mạnh chuyển đổi số, học liệu điện tử, học trực tuyến như phương pháp bổ trợ lâu dài; chú trọng bù đắp kiến thức cho học sinh do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Ưu tiên việc hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách

Chia sẻ tại hội nghị về phương hướng nhiệm vụ năm học 2022-2023, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định việc hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách là khâu đột phá, là việc ưu tiên trước hết, trong đó triển khai rà soát các quy định theo hướng đẩy mạnh phân cấp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc chồng chéo, ban hành thêm cơ chế, chính sách nhằm mở đường, tạo điều kiện cho tự chủ và đổi mới sáng tạo.

Coi củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên, đặc biệt giáo viên mầm non, phổ thông và lực lượng khoa học của các trường đại học là yếu tố mang tính quyết định. Lấy việc hiện đại hóa hạ tầng giáo dục, chuyển đổi số, tăng cường tự chủ trong giáo dục, tăng cường dân chủ trong môi trường học đường, tăng cường yếu tố văn hóa trong môi trường học đường và thu hút các nguồn lực cho giáo dục là những giải pháp cần đẩy mạnh trong thời gian sắp tới.

Theo Bộ trưởng, trong 12 tháng tới, nhiệm vụ và công việc của ngành hết sức nặng nề. Đặc biệt với giáo dục phổ thông, các cơ sở giáo dục sẽ phải triển khai nội dung chương trình và sách giáo khoa mới cho lớp 3, lớp 7, lớp 10 và cũng trong 12 tháng tới tiến hành thẩm định, in ấn, xuất bản cho các lớp 4, 8, 11; tổ chức triển khai biên soạn cho các lớp 5, 9, 12.

Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định việc hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách là khâu đột phá, là việc ưu tiên trước hết; trong đó triển khai rà soát các quy định theo hướng đẩy mạnh phân cấp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc chồng chéo, ban hành thêm cơ chế chính sách nhằm mở đường, tạo điều kiện cho tự chủ và đổi mới sáng tạo.

Nhận định nhiệm vụ, công việc trong năm học mới là hết sức nặng nề, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn nhận được sự phối hợp của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương để cùng ngành Giáo dục đẩy nhanh tiến độ, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023, được Bộ GD&DT tổ chức ngày 12/8, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ GD&ĐT cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để sớm trình Chính phủ các văn bản cần thiết để thực hiện chủ trương mua sách giáo khoa cho học sinh mượn dùng.

Về vấn đề học phí, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, để bảo đảm chất lượng giáo dục thì học phí phải tính đúng, tính đủ và theo xu thế phát triển thì học phí phải tăng lên.

Tuy nhiên, phần học phí do phụ huynh đóng sẽ không tăng, đồng thời, căn cứ điều kiện cụ thể để đẩy nhanh lộ trình giảm, miễn phần học phí do gia đình học sinh đóng góp. Khi đó, ngân sách địa phương, hoặc ngân sách Trung ương (đối với những địa phương chưa cân đối được ngân sách) sẽ cấp bù phần học phí được miễn, giảm hoặc tăng thêm nhằm bảo đảm nguồn thu cho các trường phổ thông.

Trao đổi về vấn đề tuyển dụng giáo viên, Phó Thủ tướng cho rằng, Bộ GD&ĐT cần cùng với các địa phương tổ chức tuyển dụng biên chế giáo viên được bổ sung cho thật tốt.

“Các trường phổ thông muốn tuyển giáo viên mà tiếng nói quyết định không phải là đại diện tập thể giáo viên của trường thì liệu có là dân chủ. Phải khi nào đó tiếng nói của tập thể này quyết định trong việc tuyển dụng, khi đó mới là dân chủ thực sự. Đó chính là lí do cho vấn đề thừa- thiếu giáo viên hiện nay”- Phó Thủ tướng nói.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Phó Thủ tướng

Tin cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Cô giáo mang tuổi xuân 'gieo chữ' nơi sóng nước biển Đông

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện 'Cùng em đến trường'

Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Cô giáo 20 năm 'trồng người' nơi sóng nước cực Nam Tổ quốc

Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình ''Cổng trường bình yên''

Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Lễ trao tặng danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú': Tôn vinh những 'người gieo chữ'