Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 21:58

Phú Thọ: Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, du lịch mũi nhọn

Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 đặt mục tiêu xây dựng Phú Thọ thành tỉnh phát triển hàng đầu về kinh tế, xã hội, văn hóa.

Kinh tế thuộc nhóm 15 địa phương cao nhất cả nước

Ngày 10/1, Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được công bố tại Phú Thọ. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã trực tiếp trao Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Phú Thọ cho lãnh đạo tỉnh này.

Tỉnh Phú Thọcó vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng: Cửa ngõ phía tây của Thủ đô Hà Nội; trung tâm kết nối tiểu vùng Đông Bắc với tiểu vùng Tây Bắc và trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc); nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Đây là điều kiện thuận lợi để Phú Thọ liên kết không gian, mở ra triển vọng phát triển kinh tế-xã hội.

Trong năm 2023, kinh tế của tỉnh phục hồi, phát triển nhanh với tốc độ ấn tượng 7,58% năm 2023 thuộc nhóm 15 địa phương cao nhất cả nước. Quy mô nền kinh tế (GRDP) vượt mốc 100.000 tỷ đồng, cao gấp hơn 4 lần năm 2010.

Năng lực cạnh tranh với chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), sự hài lòng của tổ chức và cá nhân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) nằm trong top 10.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại sự kiện

Các chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) nằm trong nhóm 20 trên 63 tỉnh, thành phố đã đưa Phú Thọ trở thành một trong những điểm sáng về thu hút đầu tư, trong đó nguồn vốn đầu tư trong nước năm 2023 tăng 19,5%, đầu tư nước ngoài tăng 20,3%. Kết cấu hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư với 18/20 tuyến đường giao thông trọng điểm được triển khai nhanh, vượt tiến độ.

Để hiện thực hóa các mục tiêu được nêu trong Quy hoạch, Phú Thọ xác định các nhiệm vụ và đột phá chiến lược là: Một trung tâm (xây dựng và phát triển đô thị Việt Trì trở thành Thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là đô thị trung tâm vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đạt tiêu chuẩn đô thị loại I); Hai hành lang kinh tế (Hành lang kinh tế dọc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai; hành lang kinh tế dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây);

Ba đột phá phát triển, cụ thể cần tập trung thực hiện là huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trọng tâm là đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng then chốt; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật; Cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản trị địa phương; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Bốn nhiệm vụ trọng tâm được xác định gồm, phát huy lợi thế so sánh để phát triển nhanh công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ và du lịch; đổi mới mô hình, tổ chức sản xuất trong nông, lâm nghiệp theo hướng hiện đại. Thu hút có hiệu quả nguồn vốn ngoài tỉnh, nâng cao chất lượng quản lý đầu tư…

Quy hoạch cũng nêu bật phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng; Phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn và các khu chức năng; Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật; Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội; Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện; Phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai; Phương án bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.

Hướng tới phát triển công nghiệp công nghệ cao, du lịch mũi nhọn

Với việc mở ra không gian phát triển mới, dựa trên những tiềm năng lợi thế riêng có; khai thác thế mạnh về liên kết vùng đặc biệt là với vùng Thủ đô, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trao đổi về định hướng phát triển một số ngành kinh tế trụ cột của tỉnh Phú Thọ.

Theo đó, công nghiệp phải bền vững, thân thiện với môi trường, sản phẩm có giá trị gia tăng cao và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu; giữ vững vai trò là trung tâm công nghiệp của vùng trung du và miền núi phía bắc.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Không gian, đất đai của tỉnh không có nhiều nên cần ưu tiên công nghiệp công nghệ cao, đồng bộ với nguồn nhân lực, không tạo sức ép tăng dân số cơ học khi hạ tầng xã hội, kỹ thuật chưa theo kịp".

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao quyết định phê duyệt Quy hoạch cho lãnh đạo tỉnh Phú Thọ - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng nâng cao tỉ trọng các sản phẩm dịch vụ chất lượng và giá trị gia tăng cao; hình thành chuỗi cung ứng, phân phối hiện đại và trở thành một trong những trung tâm thương mại, logistics của vùng, trên cơ sở quy hoạch đồng bộ, tính toán đầy đủ chi phí, lợi ích của các phương thức vận tải, tuyến giao thông đô thị, kết nối đường bộ, đường sắt cao tốc, giao thông thủy nội địa.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, du lịch phải được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Hình ảnh những đồi chè xanh tươi cho thấy du lịch của Phú Thọ không chỉ có thế mạnh văn hóa, lịch sử mà rất hấp dẫn, tiềm năng cho du lịch tự nhiên, sinh thái, nông nghiệp.

Phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, thông minh gắn với chuỗi giá trị, chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Trong quá trình triển khai Quy hoạch, Phó Thủ tướng đề nghị Phú Thọ nghiên cứu kỹ Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành, lĩnh vực quốc gia, quy hoạch vùng, về hệ thống đô thị, nông thôn để phát triển các đô thị kinh tế đồng bộ với các hệ sinh thái công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại, dịch vụ.

"Phú Thọ cần có sáng kiến, ý tưởng tốt, lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực để lập quy hoạch chi tiết cho đô thị, nông thôn, phân khu chức năng công nghiệp, nông nghiệp, du lịch… trên địa bàn toàn tỉnh, công khai đến người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, quá trình phát triển đô thị phải hướng tới tiêu chuẩn đồng bộ, hài hòa, xanh, hiện đại, thông minh, giữ được bản sắc văn hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu, khai thác được hết thế mạnh của tự nhiên, kết nối với hệ thống đô thị của vùng, giữa đô thị và khu vực nông thôn.

Trong phát triển công nghiệp, dịch vụ cần ưu tiên các dự án động lực có tác động lan tỏa lớn, lựa chọn các dự án dự theo các tiêu chuẩn xanh, suất vốn đầu tư lớn, công nghệ cao, sử dụng đất tiết kiệm.

Phú Thọ cần bảo tồn, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa của dân tộc, biểu tượng tự hào của triệu triệu con tim mang dòng máu Lạc Hồng về cội nguồn, khát vọng thống nhất, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết và minh triết độc đáo của quốc gia, dân tộc, làm nên sức mạnh Việt Nam.

Gắn kết du lịch văn hóa, lịch sử với du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng, sinh thái, tự nhiên, nông nghiệp kết hợp chăm sóc sức khỏe; tăng cường quảng bá thương hiệu và kết nối điểm đến, sản phẩm du lịch giữa các địa phương trong tỉnh, giữa các tỉnh trong vùng", Phó Thủ tướng phân tích thêm.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Viettel

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo