Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba, 08/11/2022 - 16:00(GMT+7)

Quan điểm của Ph. Ăngghen về mối quan hệ giữa lao động và giới tự nhiên vẫn vẹn nguyên tính khoa học và ý nghĩa thời sự

Trong tác phẩm “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người”, Ph. Ăngghen đã phân tích mối quan hệ giữa lao động và giới tự nhiên..

Trong tác phẩm “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người”, Ph. Ăngghen đã phân tích mối quan hệ giữa lao động và giới tự nhiên. Trong đó, nổi lên những điểm chủ yếu sau đây.

Nguồn gốc của của cải là lao động và vật liệu của lao động là do giới tự nhiên cung cấp

Mở đầu tác phẩm, Ph. Ăngghen nhấn mạnh: "Các nhà kinh tế chính trị khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cái cung cấp những vật liệu cho lao động biến thành của cải" (1). Quan điểm này nhất quán với sự phân tích của C. Mác về quá trình lao động: "Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên". Và "Những yếu tố giản đơn của quá trình lao động là: sự hoạt động có mục đích, hay bản thân sự lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động" (2). C. Mác còn gọi lao động là nhân tố người, hay nhân tố chủ quan, còn đối tượng lao động và tư liệu lao động (gộp lại là tư liệu sản xuất) là nhân tố vật hay nhân tố khách quan. Từ việc nghiên cứu tích lũy tư bản chủ nghĩa, C. Mác đã rút ra kết luận: “Sự tăng năng suất lao động thể hiện ra ở việc giảm bớt khối lượng lao động so với khối lượng tư liệu sản xuất mà lao động đó làm cho hoạt động, hay là thể hiện ra ở sự giảm bớt đại lượng của nhân tố chủ quan của quá trình lao động so với các nhân tố khách quan của quá trình đó" (3). C. Mác dự báo: Theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực sự trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động đã chi phí, mà phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và tiến bộ kỹ thuật, hay phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất. Lao động biểu hiện ra không phải chủ yếu là lao động được nhập vào quá trình sản xuất, mà chủ yếu là một loại lao động, trong đó con người là người kiểm soát và điều tiết bản thân quá trình sản xuất. Hệ thống máy móc tự động sẽ từng bước thay thế hầu hết lao động trực tiếp. Bởi vậy, thay vì làm tác nhân chủ yếu của quá trình sản xuất, công nhân lại đứng bên cạnh quá trình ấy. Khi ấy, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; phát minh trở thành một nghề đặc biệt và đối với nghề này, việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp sẽ khiến nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích. Quá trình sản xuất từ chỗ là một quá trình lao động giản đơn trở thành một quá trình khoa học. Lao động trực tiếp về lượng sẽ quy vào một phần nhỏ hơn, còn về chất được chuyển hóa thành một yếu tố cần thiết nhưng là thứ yếu so với lao động khoa học phổ biến và đối với sự áp dụng khoa học tự nhiên vào công nghệ.

Cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học - công nghệ, các yếu tố vật chất cũng được thay thế bằng những cái mới, có hiệu quả hơn, khiến cho một khối lượng lao động ít hơn (nhưng chất lượng cao hơn) cũng có thể sử dụng một khối lượng máy móc và nguyên liệu lớn hơn (4). Do đó, cầu về nhân tố người tăng cao về chất nhưng về lượng lại giảm cả ở mức độ tương đối và tuyệt đối. Còn cầu về nhân tố vật lại tăng mạnh cả ở mức độ tuyệt đối và tương đối, nên đặt ra vấn đề gay gắt là khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường để có thể đáp ứng cầu về vật liệu.

Con người biết chế tạo ra công cụ lao động, nhờ đó mà có thể bắt giới tự nhiên phải phục vụ những mục đích của mình và thống trị nó

Ph. Ăngghen cho rằng, các loài vật cũng do hoạt động của mình mà cải biến giới tự nhiên bên ngoài, làm biến đổi môi trường xung quanh chúng. Nhưng chúng tác động đến hoàn cảnh xung quanh chúng hoàn toàn không có ý định trước về việc đó; tác động ấy chỉ là một việc ngẫu nhiên mà thôi. Trái lại, lao động bắt đầu cùng với việc chế tạo ra công cụ lao động. Do đó, loài người càng cách xa loài vật thì tác động của họ vào giới tự nhiên càng mang tính chất của một hoạt động có tính toán trước, có kế hoạch hướng vào những mục đích nhất định được biết trước. Con người mang những thứ cây có ích và gia súc từ xứ này đến xứ khác và do đó, họ cải biến thực vật và động vật của nhiều lục địa. Hơn thế, nhờ phương pháp chọn lọc nhân tạo, bàn tay con người đã cải biến các giống thực vật và động vật đến nỗi người ta không còn nhận ra được những giống ấy nữa.

Tóm lại, loài vật chỉ lợi dụng giới tự nhiên bên ngoài và gây ra những biến đổi nhất định trong giới tự nhiên, chỉ đơn thuần do sự có mặt của nó thôi, còn con người do đã tạo ra những biến đổi trong giới tự nhiên một cách có tính toán, có kế hoạch mà bắt nó phải phục vụ những mục đích của mình và thống trị nó. Đó chính là sự khác nhau chủ yếu cuối cùng giữa con người và các loài vật, và một lần nữa, chính cũng là nhờ lao động mà con người mới có được sự khác nhau đó (5).

Nhưng con người hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, mà là nhận thức được những quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác

Theo Ph. Ăngghen, chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của mình đối với giới tự nhiên. Bởi vì, cứ mỗi lần chúng ta đạt được một thắng lợi là một lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta. Thật thế, mỗi một thắng lợi, trước hết là đem lại cho chúng ta những kết quả mà mình hằng mong muốn, nhưng đến lượt thứ hai, lượt thứ ba, thì nó lại gây ra những tác dụng hoàn toàn khác hẳn, không lường trước được - những tác dụng thường hay phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên đó. Ở Mêxôpôtani, Hy Lạp, Tiểu Á và ở các nơi khác, khi người ta phá rừng để có đất cày cấy, không mấy khi họ nghĩ rằng làm như thế là tạo ra nguồn gốc phát sinh những mối tai họa hiện nay ở những nơi đó, bởi khi phá rừng họ đã hủy hoại cả những trung tâm chứa nước và giữ nước. Những người ở miền núi Italia khi phá hoại đám rừng tùng trên sườn phía nam dãy núi Anpơ, trong khi những đám rừng như thế được bảo vệ một cách rất chu đáo bên sườn phía bắc dãy núi này, thì họ không nghĩ rằng làm như vậy sẽ phá hoại việc chăn nuôi trên núi cao, và họ lại càng không nghĩ rằng như thế sẽ làm cho các dòng suối trên núi bị khô cạn suốt một phần lớn thời gian trong năm và đến mùa mưa thì nước lũ của các dòng suối đó lại tuôn xuống càng dữ dội hơn nữa, làm ngập cả đồng bằng. Những người đem khoai tây về trồng khắp nơi ở châu Âu không biết trước được rằng, cùng với những củ khoai lắm bột đó, họ cũng đem cả bệnh tràng nhạc về gieo rắc ở khắp nơi. Và những sự việc đó nhắc nhở chúng ta từng giờ, từng phút rằng, chúng ra hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc của mình, là thuộc về giới tự nhiên; chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ, khác với tất cả các sinh vật khác, chúng ta nhận thức được những quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác. Chúng ta phải học hỏi để ngày càng hiểu được một cách chính xác hơn những quy luật đó và biết được những hậu quả gần gũi cũng như xa xôi của những sự can thiệp tích cực của chúng ta vào tiến trình vận động và phát triển bình thường của các sự vật trong giới tự nhiên (6).

Một thí dụ điển hình về nắm vững những quy luật của giới tự nhiên và sử dụng những quy luật đó vào ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm phát triển nông nghiệp sạch có hiệu quả cao là nước Ixraen. Nước này có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, hơn 70% lãnh thổ là sa mạc, khô cằn, thiếu nước ngọt, nhưng lại có một nền nông nghiệp thuộc loại hàng đầu thế giới. Lao động nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng lực lượng lao động của cả nước, nhưng đã tự sản xuất đáp ứng 95% nhu cầu thực phẩm của trên 7 triệu dân và hằng năm xuất khẩu trung bình khoảng 3 tỷ USD nông sản. Được như vậy, chủ yếu là nhờ đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới.

Năm 2008, tổng vốn đầu tư mạo hiểm ở I-xra-en là khoảng 2 tỷ USD; vốn đầu tư mạo hiểm bình quân đầu người của Ixraen cao gấp 2,5 lần so với Mỹ, 30 lần so với châu Âu, 80 lần so với Trung Quốc và 350 lần so với Ấn Độ. Kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 4,4% GDP, tương đương khoảng 10,8 tỷ USD vào năm 2011.

Hiện nay, Ixraen có 10 tổ chức nghiên cứu nông nghiệp, tiêu biểu là tổ chức nghiên cứu nông nghiệp ARO (Agricultural Research Organization), gồm 6 viện, chịu trách nhiệm nghiên cứu tới 75% những vấn đề nông nghiệp. Đó là Viện Khoa học thực vật, Viện Khoa học động vật, Viện Khoa học bảo vệ thực vật, đất, nguồn nước và môi trường, Viện Kỹ thuật nông nghiệp, Viện Khoa học sau thu hoạch, Viện Khoa học thực phẩm. Ngoài ra, ARO còn quản lý 4 trạm nghiên cứu thực địa, có nhiệm vụ như một trung tâm kiểm soát nông sản và thiết bị nông nghiệp, quản lý ngân hàng gien về nông nghiệp (7).

Phải dự báo những hậu quả tự nhiên xa xôi và những hậu quả xã hội gián tiếp và xa xôi của hoạt động sản xuất của chúng ta, từ đó mà có khả năng chi phối và điều tiết những hậu quả đó

Ph. Ăngghen cho rằng, nếu chúng ta đã phải trải qua hàng nghìn năm lao động mới có thể, trong một chừng mực nào đó, đánh giá trước được những hậu quả tự nhiên xa xôi của những hành động sản xuất của chúng ta thì chúng ta lại càng phải trải qua nhiều khó khăn hơn nữa, mới có thể hiểu biết được những hậu quả xã hội xa xôi của những hành động ấy. Chúng ta cũng phải trải qua một thời gian lâu dài và thường là gay go, và phải đối chiếu, nghiên cứu những tài liệu lịch sử, mới có thể dần dần hiểu rõ được những hậu quả xã hội gián tiếp và xa xôi của hoạt động sản xuất của chúng ta, và do đó mà có được khả năng chi phối và điều tiết những hậu quả đó (8).

Đem quan điểm trên soi vào thực tiễn Việt Nam, có thể thấy, nước ta rất thiếu những dự báo chính xác về những hậu quả tự nhiên và hậu quả xã hội của biến đổi khí hậu và hoạt động sản xuất, nên thường lâm vào tình trạng lúng túng và bị động trong việc xử lý những hậu quả tai hại ấy.

Thí dụ, theo kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của các nhà khoa học: cùng với nước biển dâng, quá trình sụt lún tại đồng bằng sông Cửu Long đã và đang diễn ra nhanh do sự suy giảm áp lực của nguồn nước ngầm dưới đất bởi khai thác không hợp lý và việc gia tăng áp lực từ các công trình, kết cấu hạ tầng trên mặt đất. Đồng bằng sông Cửu Long có những nơi bị sụt lún từ 2 cm đến 4 cm/năm. Một thí dụ khác, theo Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta tăng từ 20% năm 1998 lên mức 36,6% vào năm 2016. Song, do phát triển thiếu kiểm soát, hệ thống đô thị của nước ta đã phát triển vượt dự báo và tạo ra những hệ lụy khôn lường. Do “nhồi” quá nhiều cao ốc vào nội đô nên ở một số thành phố lớn (nhất là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) đã gia tăng dân cư quá mức, dẫn đến ùn tắc giao thông, ô nhiễm nguồn nước, ngập úng, thiếu hụt năng lượng, phát thải khí CO2,… Một thí dụ khác nữa: Ở một số tỉnh của nước ta xây dựng quá nhiều dự án thủy điện nhỏ, một mặt, chiếm nhiều đất rừng và đất nông nghiệp, buộc nhiều người dân phải di dời nhưng việc giải quyết tái định cư cho họ chưa được chu đáo, khiến đời sống của một số gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, vào mùa khô các hồ đập thủy điện tích nước, nhưng vào mùa mưa lại xả lũ, dẫn đến tình trạng vào mùa khô hầu hết các sông, suối lưu lượng nước quá thấp, khiến người dân vùng hạ lưu thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất; ngược lại, vào mùa mưa nước tự nhiên vốn đã lớn, lại thêm nước do các hồ đập thủy điện xả lũ nên gây ra ngập úng, sụt lở đất ở nhiều nơi.

Đối với đồng bằng sông Cửu Long, để bảo đảm cho nó phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta không những cần có những dự báo về tác động của biến đổi khí hậu, mà còn phải tính đến hậu quả tự nhiên và hậu quả xã hội của việc các nước đầu nguồn sông Mê Kông triển khai những dự án chuyển nước từ sông Mê Kông về lưu vực các sông nhỏ để phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây những công trình thủy điện. Nhiều chuyên gia nhận định: Việc xây dựng những công trình thủy điện và chuyển nước như vậy sẽ khiến cho lượng nước về đồng bằng sông Cửu Long giảm, lượng phù sa cũng suy giảm, tác dụng thau chua, rửa phèn, bồi bổ chất dinh dưỡng cho các diện tích đất canh tác ở vùng này sẽ chắc chắn bị ảnh hưởng.

Muốn tiến hành điều tiết các hậu quả nói trên được tốt mà chỉ đơn thuần dựa vào nhận thức thôi thì chưa đủ, cần phải có sự chuyển biến hoàn toàn trong phương thức sản xuất

Theo Ph. Ăngghen, muốn tiến hành tốt sự điều tiết ấy, còn cần phải có sự chuyển biến hoàn toàn trong phương thức sản xuất đã tồn tại cho đến nay, và đồng thời trong chế độ xã hội hiện tại.

Ph. Ăngghen khẳng định, tất cả các phương thức sản xuất đã có từ trước đến nay chỉ nhằm đạt được những hiệu quả có ích gần nhất và trực tiếp nhất của lao động. Còn đối với những hậu quả xã hội, sau này mới xuất hiện, và chỉ có tác dụng khi nó tái diễn nhiều lần và tích tụ thêm lên mãi, thì người ta hoàn toàn không chú ý đến. Thí dụ: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang thống trị ở châu Âu, đang hoàn thành nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất một cách đầy đủ nhất. Nhưng những nhà tư bản riêng lẻ thống trị sự sản xuất và trao đổi chỉ có thể chăm lo cho việc làm thế nào để hành động của mình đem lại những kết quả có ích một cách trực tiếp nhất. Tuy nhiên, ngay cả các kết quả có ích đó cũng rơi xuống hàng thứ yếu, bởi lợi nhuận thu được khi bán hàng mới trở thành động lực thúc đẩy duy nhất đối với họ. Những nhà tư bản riêng lẻ sản xuất và trao đổi để thu lợi nhuận trước mắt, cho nên trước hết họ chỉ chú ý đến những kết quả gần nhất, trực tiếp nhất mà thôi (9).

Nếu chỉ đơn thuần chạy theo lợi nhuận trước mắt, tất yếu sẽ đưa lại những hậu quả xấu về tự nhiên và xã hội. Bởi vậy, nếu trước đây người ta thường đồng nhất tăng trưởng với phát triển thì trải qua thực tiễn, ngày nay hầu hết các nước đều hướng tới phát triển bền vững, nghĩa là tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Nếu tăng trưởng kinh tế cao mà đưa đến những hệ lụy như tăng số người nghèo, tăng số người thất nghiệp và gia tăng độ chênh lệch giàu - nghèo, gia tăng ô nhiễm môi trường, thì không được coi là phát triển. Nếu để tự phát thì mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ chạy theo mục tiêu tăng thu lợi nhuận trước mắt. Bởi vậy, trong một nền kinh tế hỗn hợp, tức là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, chính nhà nước phải nâng cao hiệu lực quản lý để thực hiện phát triển bền vững, đặc biệt là kiểm tra kỹ báo cáo tác động môi trường trong mỗi dự án.

Mặc dù gần 150 năm đã trôi qua kể từ khi Ph. Ăngghen viết tác phẩm “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người”, nhưng những quan điểm nêu trên rút ra từ tác phẩm đó vẫn giữ vẹn nguyên tính khoa học và vẫn có ý nghĩa thời sự trong thời đại ngày nay./.

--------------------------------------------------------

(1) C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t. 20, tr. 641

(2), (3) C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, 2002, t. 23, tr. 266-267, 877

(4) Xem: C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, 2006, t. 46, phần II, tr. 359, 360, 367, 368, 369, 370, 372, 379

(5) Xem: C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t. 20, tr. 648, 652, 654

(6) Xem: C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t. 20, tr. 654-655

(7) PGS, TS. Phạm Thị Thanh Bình: “Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững I-xra-en và nhân tố tác động”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa - đột phá phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị từ thực tiễn Hà Nam” do Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức, tháng 4-2015

(8) Xem: C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t. 20, tr. 655-656

(9) C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t. 20, tr. 657, 658

GS, TS. Đỗ Thế Tùng

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

.
Theo Dangcongsan.vn
Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại đã góp phần xứng đáng vào hoạt động xuất khẩu, với bước đi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.
Vụ án chuyến bay giải cứu: Nỗi đau mất cán bộ và lời Bác Hồ năm xưa về “đạn bọc đường”

Vụ án chuyến bay giải cứu: Nỗi đau mất cán bộ và lời Bác Hồ năm xưa về “đạn bọc đường”

Vụ án chuyến bay giải cứu đã để lại những bài học sâu sắc về công tác quản lý cán bộ.
Sắp diễn ra hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới

Sắp diễn ra hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới

Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số phối hợp cùng Amazon Global Selling dự kiến tổ chức Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới vào 2 ngày 7 và 9/6.
Ngày này năm xưa 11/4: Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bạc Liêu

Ngày này năm xưa 11/4: Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bạc Liêu

Ngày này năm xưa 11/4: Ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bạc Liêu, ngày truyền thống Hợp tác xã Việt Nam.
Ngày này năm xưa ngày 10/4: Quyết định về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

Ngày này năm xưa ngày 10/4: Quyết định về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

Ngày này năm xưa 10/4, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế của khẩu Móng Cái, Ban hành sắc lệnh "Đảm phụ quốc phòng".
Mobile VerionPhiên bản di động