Khởi động hai dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học Phát triển kinh tế biển gắn với bảo tồn đa dạng sinh học |
Dự án “Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam” (Dự án BR) do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) triển khai trong 5 năm (2019 - 2024). Dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ quản và 3 cơ quan đồng thực hiện là các Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Cù Lao Chàm - Hội An và Tây Nghệ An.
Năm 2022 là năm thứ ba dự án đi vào hoạt động. Trong năm nay, nhiều hoạt động then chốt của dự án đã được triển khai tại Trung ương và địa phương như: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật; đánh giá khu dự trữ sinh quyển tiềm năng; xây dựng quy chế và kế hoạch quản lý khu dự trữ sinh quyển; xây dựng kế hoạch phục hồi rừng tại các khu dự trữ sinh quyển; đánh giá cơ hội phát triển du lịch tại các khu dự trữ sinh quyển và các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng.
Các kết quả của năm 2022 là nền tảng để triển khai các hoạt động trọng tâm của năm 2023 bao gồm hoàn thiện và trình phê duyệt các văn bản, quy chế, kế hoạch quản tại tại các khu dự trữ sinh quyển; quản lý rừng bền vững và phục hồi các khu vực rừng bị suy thoái; sử dụng tài nguyên bền vững, hỗ trợ sinh kế cho người dân tại khu vực dành riêng cũng như cộng đồng tại khu dự trữ sinh quyển; quan trắc, giám sát các loài chỉ thị; đào tạo, truyền thông và nâng cao nhận thức tại các khu dự trữ sinh quyển. Tỷ lệ giải ngân năm 2022 của dự án đạt 85% Kế hoạch năm.
Tại hội thảo, Ban chỉ đạo dự án và các đại biểu nghe Ban quản lý dự án, UNDP, 03 Ban triển khai dự án tại 03 tỉnh Đồng Nai, Quảng Nam và Nghệ An báo cáo kết quả triển khai thực hiện dự án BR trong năm 2022, dự kiến các hoạt động năm 2023 và những đề xuất, kiến nghị đối với Ban chỉ đạo dự án.
Ghi nhận nỗ lực của Ban quản lý dự án, UNDP, Ban triển khai dự án các tỉnh đã tích cực phối hợp trong quá trình xây dựng kế hoạch, triển khai hiệu quả các hoạt động của dự án năm 2022, ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án - cho biết, năm 2023 là năm bản lề, quan trọng để dự án đạt được các mục tiêu và các kết quả đề ra nên Ban chỉ đạo dự án đề nghị nỗ lực hết sức để đảm bảo đạt được tiến độ và chất lượng các hoạt động năm 2023.
Bà Ramla Al Khalidi - Trưởng đại diện UNDP Việt Nam phát biểu tại hội thảo |
Ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong công tác thúc đẩy quản lý tổng hợp các khu dự trữ sinh quyển, bà Ramla Al Khalidi - Trưởng đại diện UNDP Việt Nam nhấn mạnh, với việc thông qua Khung đa dạng sinh học toàn cầu (GBF) tại Hội nghị COP15 tại Canada vừa qua, việc thúc đẩy quản lý tổng hợp bền vững các khu dự trữ sinh quyển là việc làm cần thiết hơn bao giờ hết để góp phần vào việc đạt được các mục tiêu toàn cầu đầy tham vọng đó.
UNDP Việt Nam tiếp tục là một đối tác tự hào được hợp tác với Bộ Tài Nguyên và Môi trường trong việc thúc đẩy các chương trình và sáng kiến về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học như Sáng kiến tài chính đa dạng sinh học (BIOFIN), Sáng kiến mạng lưới đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái (BES-Net), dự án thúc đẩy du lịch dựa vào thiên nhiên và các hoạt động khác nhằm thúc đẩy việc thực hiện Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học tới năm 2030, tầm nhìn 2050, hiệu quả, kịp thời và phù hợp với Khung Đa dạng sinh học toàn cầu (GBF) vừa được các quốc gia thông qua tại COP15.
Các hoạt động được UNDP thực hiện trong năm 2022 tham gia Dự án BR như sau: Hợp phần 1: Tăng cường pháp luật, chính sách và năng lực quốc gia để tích hợp quản lý đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên bền vững vào quản lý khu dự trữ sinh quyển. Theo đó, thông qua sự hỗ trợ của Tư vấn quốc tế (ITA) và Tư vấn trong nước, UNDP đã hỗ trợ nghiên cứu và xây dựng Báo cáo kinh nghiệm về quản lý khu dự trữ sinh quyển trên địa bàn nhiều tỉnh; góp ý cho dự thảo hướng dẫn kế hoạch quản lý khu dự trữ sinh quyển tích hợp tiếp cận tổng hợp quản lý tài nguyên thiên nhiên; cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động của dự án. Hợp phần 2: Sử dụng bền vững tài nguyên, quản lý khu bảo tồn và các hoạt động phát triển thân thiện với đa dạng sinh học được lồng ghép vào việc quản lý 3 khu dự trữ sinh quyển tham gia Dự án. UNDP đã tiến hành kêu gọi các đề xuất dự án để hỗ trợ phát triển sinh kế cho các xã ưu tiên tại 3 khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An, Cù Lao Chàm - Hội An và Đồng Nai; UNDP đang thực hiện công tác đấu thầu gói thầu phục hồi rừng tại khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An và sẽ tiến hành công tác đấu thầu với gói thầu tại Đồng Nai vào quý I/2023. |