Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Quản lý thị trường vàng: Chưa đạt mục tiêu bình ổn

Nỗ lực tất toán trạng thái vàng theo yêu cầu của NHNN không nằm ngoài mục đích loại rủi ro ra khỏi bảng cân đối kế toán của các NHTM.

CôngThương - Hoạt động huy động vốn và cho vay bằng vàng tồn tại trong các ngân hàng thương mại (NHTM) đã để lại những rủi ro lớn trước những bất ổn của giá vàng. Hoạt động này càng lớn trong nền kinh tế có thể đưa đến tính không hiệu quả chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Chính điều này khiến NHNN có chủ trương tách hoạt động này ra khỏi NHTM. Tuy nhiên, mục tiêu này chưa được thực hiện một cách triệt để.

Vòng xoáy hoạt động kinh doanh vốn vàng

Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN đánh dấu bước ngoặt cho các NHTM trong việc huy động vốn và cho vay bằng vàng hoặc chuyển đổi vốn huy động sang VNĐ. Năm 2000 và 2001, giá vàng thế giới chỉ quanh mức 270USD/oz, sau đó bắt đầu có sự gia tăng mỗi năm và đến năm 2005 đạt mức 430USD/oz.

Để thực sự bình ổn được thị trường vàng, NHNN không nên tiếp tục cơ chế quản lý “một mình, một chợ”, điều tiết chủ yếu bằng biện pháp hành chính như vừa qua. Cách quản lý này Trung Quốc đã áp dụng cách đây 10 năm và đã thất bại. NHNN nên trở về với các nhiệm vụ cố hữu của một ngân hàng trung ương trong việc điều tiết chính sách tiền tệ và cải thiện tình trạng vĩ mô, không tham gia sản xuất kinh doanh. Hãy trả lại việc kinh doanh vàng miếng cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện sản xuất - kinh doanh phải để họ tự hoạt động theo cơ chế thị trường. Nhà nước chỉ quản lý chất lượng (tuổi vàng), trọng lượng, nhãn hiệu như các doanh nghiệp đã đăng ký, cho phép nhiều thương hiệu cùng tồn tại thay vì độc quyền.

PGS.TS Ngô Trí Long,
nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả

Đặc biệt giá vàng tăng mạnh trong giai đoạn 2006-2010, biến động trung bình 20%/năm. Sự biến động này gây bất lợi cho các NHTM khi đã chuyển đổi vốn vàng sang VNĐ để cho vay, bởi lợi nhuận thu được từ hợp đồng cho vay bằng VNĐ không đủ bù trừ rủi ro biến động của giá vàng.

Do vậy năm 2006, NHNN đã ban hành Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18-01-2006 về việc cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài để tạo điều kiện cho các NHTM triệt tiêu rủi ro biến động giá vàng thế giới, không ảnh hưởng đến lợi nhuận từ việc chuyển đổi vốn vàng huy động sang VNĐ để cho vay.

Thực ra Quyết định 03/2006 giúp các NHTM thực hiện một nghiệp vụ rất cơ bản là đặt mua trên tài khoản vàng thế giới bằng với lượng vàng huy động trong nước khi chuyển đổi sang VNĐ. Tức nếu giá vàng tăng, lượng vàng đã chuyển đổi sang VNĐ của NHTM bị rủi ro đã được phòng ngừa bằng một lượng tương ứng thông qua việc mua trên tài khoản.

Thông qua hình thức này, NHTM đã triệt tiêu được rủi ro giá vàng thế giới biến động và mang lượng tiền VNĐ được chuyển đổi từ vàng cấp tín dụng trong nền kinh tế. Cách thức chuyển đổi này đã giúp NHTM kinh doanh không rủi ro, lợi nhuận cao, nhưng đồng thời gia tăng tổng tài sản, gia tăng huy động vốn bằng vàng.

Không chỉ dừng lại ở đây, hoạt động này được mở rộng khi các NHTM được phép cho các công ty kinh doanh vàng vay vốn để mua vàng.

Trong khi đó, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31-12-2001 về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng không xác định đối tượng công ty kinh doanh vàng vào Điều 9: “Những nhu cầu vốn không được cho vay của các tổ chức tín dụng”.

Điều này đã tạo điều kiện cho các NHTM cung cấp tín dụng cho các công ty kinh doanh vàng mua vàng từ nguồn huy động và chuyển đổi sang VNĐ của các NHTM. Tức sau khi huy động được vốn vay bằng VNĐ, các công ty kinh doanh vàng mua vàng từ các NHTM có nhu cầu chuyển đổi sang VNĐ để bán ra thị trường, thậm chí quay trở lại cho NHTM huy động thông qua phát hành chứng chỉ vàng.

Cách thức này, như đã phân tích, làm gia tăng lượng vàng huy động đồng thời gia tăng tổng tài sản của NHTM. Trong khi đó, số vàng huy động được có bao nhiêu là vàng trong dân khó ai biết, có thể một lượng vàng huy động được đưa vào hệ thống NHTM nhiều lần để gia tăng sự lớn mạnh của một NHTM trên danh nghĩa.

Đứng trước việc  gia tăng tổng tài sản “ảo” của hệ thống NHTM trong việc huy động vốn bằng vàng, NHNN đã phải thực hiện một loạt công việc để chấm dứt tình trạng này.

Những nỗ lực hạn chế rủi ro

Như đã phân tích, sự gia tăng mạnh trong một số NHTM từ nghiệp vụ huy động vốn bằng vàng đã đứng trước rủi ro biến động mạnh theo chiều hướng tăng của giá vàng thế giới. Trong giai đoạn 2009-2011, giá vàng thế giới tăng từ mức 730USD/oz  đến 1.900USD/oz, tương đương trên 50% mỗi năm, đã làm hoạt động huy động vốn bằng vàng của hệ thống NHTM đưa đến rủi ro lớn cho nền kinh tế.

Bởi NHNN liên tục cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng để đáp ứng cho nền kinh tế và hoạt động huy động vốn bằng vàng của các NHTM. (Báo ĐTTC số ra ngày 10-10 có bài phân tích về vấn đề này). Qua đó, NHNN đã ban hành một số thông tư quan trọng nhằm chấm dứt tình trạng huy động vốn bằng vàng để chuyển đổi sang VNĐ và mở tài khoản vàng nước ngoài, chấm dứt tình trạng cấp tín dụng cho hoạt động kinh doanh bằng vàng.

 

Quản lý thị trường vàng: Chưa đạt mục tiêu bình ổn (1)

Huy động vốn và cho vay bằng vàng gặp rủi ro lớn khi giá vàng bất ổn.

Điển hình, NHNN đã ban hành Thông tư 22/2010/TT-NHNN với nội dung: “Tổ chức tín dụng không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VNĐ và các hình thức bằng tiền khác kể từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành.

Đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành VNĐ theo quy định tại Khoản 2, Điều 7, Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN, phải giảm dần và tất toán chậm nhất ngày 30-6-2011.” Song nỗ lực này đã không như kỳ vọng của NHNN, bởi NHNN liên tục thay đổi thời gian bằng việc ban hành Thông tư 11/2011/TT-NHNN, Thông tư 32/2011/TT-NHNN, Thông tư 12/2012/TT-NHNN và cuối cùng là Quyết định 7019/NHNN-QLNH, chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng (tất toán trạng thái) vào thời hạn 30-6-2013.

Theo đó, cấp tín dụng cho hoạt động kinh doanh vàng được điều chỉnh, các khoản cho vay được bảo đảm bằng vàng có hệ số rủi ro bằng 250% được quy định trong Thông tư 33/2011, các NHTM chấm dứt việc kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài.

Tuy nhiên, những nỗ lực trên đã gây ra những phản ứng về chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ngày càng lớn. Ngoài nhu cầu của người dân trong nền kinh tế, một lực cầu xuất hiện cực lớn là hệ thống NHTM khi chấm dứt tình trạng huy động vốn bằng vàng.

Theo báo cáo tài chính 2012, chỉ tính 2 NHTM có lượng huy động vàng lớn nhất đến cuối quý I-2012, số dư vàng huy động đã lên đến 83.800 tỷ đồng, tương đương khoảng 2 triệu lượng vàng (khoảng 80 tấn vàng), còn nếu tính cả hệ thống NHTM con số sẽ lớn rất nhiều lần. Không chỉ lực cầu này mà còn chính lực cầu của các tổ chức, cá nhân vay vốn bằng vàng phải thực hiện chuyển đổi sang vốn bằng VNĐ hoặc chấm dứt hợp đồng vay vốn bằng vàng.

Nhiều lực cầu tác động lên giá vàng trong nước trong cùng một thời điểm, khoảng cách chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới không ngừng giãn rộng. Cuối cùng NHNN đã phải thực hiện nhập khẩu vàng và đấu thầu cho các thành viên tham gia thị trường để giúp các NHTM tất toán trạng thái vàng đúng thời hạn quy định và đáp ứng nhu cầu vàng của người dân.

Xuất hiện các “kỹ thuật” tài chính mới

Nỗ lực tất toán trạng thái vàng theo yêu cầu của NHNN không nằm ngoài mục đích loại rủi ro ra khỏi bảng cân đối kế toán của các NHTM. Từ đó các NHTM đã chuyển sang hình thức giữ hộ vàng của người gửi vàng và bán khống lượng vàng giữ hộ để khuếch đại khả năng tất toán trạng thái (nghiệp vụ này đã được báo ĐTTC nhiều lần phản ánh trên các số báo trước).

Vậy vấn đề rủi ro có thật sự được loại bỏ trên bảng cân đối kế toán của hệ thống NHTM? Thực ra, sau khi cấm nghiệp vụ huy động vốn vàng, các NHTM đã thực hiện nghiệp vụ giữ hộ vàng, hình thức này được chuyển sang hạch toán trên bảng cân đối kế toán ngoại bảng.

Tức dùng lượng vàng giữ hộ này để kinh doanh với những hình thức khác nhau để tìm kiếm lợi nhuận từ giá vàng chênh lệch. Từ đây đưa đến tiềm ẩn rủi ro từ nghiệp vụ bán khống vàng giữ hộ. Như vậy xem ra nỗ lực của NHNN về chấm dứt huy động vốn bằng vàng đã vấp phải nhiều vấn đề chông gai và hiện nay NHNN vẫn tiếp tục thực hiện công việc đấu thầu vàng để bình ổn.

Nghị định 24 ra đời đã đưa hệ thống NHTM vào đối tượng được kinh doanh vàng miếng. Theo đó có 17 NHTM được phép kinh doanh vàng miếng. Từ đây bảng cân đối kế toán của NHTM lại tiếp tục chứa đựng rủi ro biến động giá vàng.

Tuy nhiên, để hạn chế mức độ tác động của giá vàng lên hoạt động NHTM, NHNN đã quy định trạng thái vàng nắm giữ của các NHTM được phép kinh doanh vàng không vượt quá 2% vốn sở hữu. Như vậy một ngân hàng có vốn 10.000 tỷ đồng khả năng nắm giữ vàng không quá 2% trên lượng vốn này tương đương 200 tỷ đồng. Trạng thái này thật ra không phải quá lớn và rủi ro có thể kiểm soát.

Sài gòn Đầu tư tài chính

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Ngày 4/11, tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024.
Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng.
Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Sau bầu cử Tổng thống Mỹ, vàng được dự đoán sẽ biến động mang tính trung và dài hạn, chứ không phải ngắn hạn. Còn chứng khoán vẫn khó kiếm tiền.
Thu ngân sách nhà nước 10 tháng tăng 17,3%

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng tăng 17,3%

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng năm 2024 tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chi ngân sách nhà nước tăng 4,1% so với cùng kỳ.
10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

Tính chung 10 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 64,3% kế hoạch năm, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Chính sách bảo hiểm tiền gửi là sự kỳ vọng của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới.
10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng năm 2024, Việt Nam thu hút được 27,26 tỷ USD vốn FDI, bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị vốn góp, mua cổ phần.
Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Tháng 10/2024, HNX đã tổ chức 22 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động thành công 30.575 tỷ đồng.
Manulife mở rộng quy mô chương trình

Manulife mở rộng quy mô chương trình 'Sống Sạch - Sành - Xanh', khuyến khích người dân ‘khoe’ lối sống khỏe

Manulife Việt Nam tiếp tục thực hiện giai đoạn II của chương trình nhằm khuyến khích cộng đồng xây dựng lối sống khỏe mạnh và tích cực
Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Việt Nam tiếp tục đảm bảo các cân đối lớn, thặng dư thương mại trước bối cảnh tỷ giá đang có những diễn biến tăng trở lại.
Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Cuộc bầu cử Mỹ sẽ tác động tới nền kinh tế Mỹ và rộng ra là nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, do những thay đổi về chính sách điều hành sắp tới.
Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước sử dụng song song 2 công cụ tín phiếu và OMO để đạt “mục tiêu kép” vừa đảm bảo thanh khoản cho hệ thống, vừa giảm sức ép lên tỷ giá.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Ngân hàng TMCP Quân đội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.
Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngày 05/11, SHB đã công bố Nghị quyết thông qua việc bán/chuyển nhượng vốn tại Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHBFinance) cho đối tác.
Ngân hàng  BIDV được vinh danh

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính trao cho đại diện BIDV trong khuôn khổ “Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia".
Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký ban hành văn bản thực hiện chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

PVcomBank, HDBank, MSB là những cái tên nổi bật trong cuộc đua huy động vốn lần này, với lãi suất tiết kiệm đặc biệt lên tới 9,5% cho kỳ hạn 13 tháng.
Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Chương trình The Moneyverse do BIDV tổ chức TS. Cấn Văn Lực có lý giải: “Chỉ có người đầu tư, gửi tiền mới thích lãi kép, còn những người đi vay không ai thích
Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Bảo Việt tự hào là thương hiệu bảo hiểm duy nhất liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia, nâng tầm doanh nghiệp Việt trên thị trường tài chính - bảo hiểm
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khẳng định vị thế và uy tín của mình góp phần đảm bảo an toàn của các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền.
Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

NAPAS phối hợp với ngân hàng Agribank triển khai chương trình ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn trên toàn hệ thống BC Card tại Hàn Quốc.
Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

Theo Giám đốc Phân tích VNDIRECT, tác động lớn hơn của Thông tư 68/2024 là việc cải thiện khả năng FTSE sẽ công bố nâng hạng lên thị trường mới nổi vào tháng 3.
5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới và Thụy Sỹ hỗ trợ thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam với khoản tài trợ 5 triệu USD.
BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Đây là mùa thứ 6 BIDV phát động Giải chạy thiện nguyện online “Tết ấm cho người nghèo Xuân Ất Tỵ 2025” hơn 34 nghìn vận động viên đăng ký tham gia
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động