“Quân tử” có tính toán
Doanh nhân Khải Silk |
Không ít người đặt câu hỏi: Một khoản tiền lớn như vậy mà coi nhẹ như “lông hồng”, phải chăng là… “ngụy quân tử”? Thế nhưng, câu trả lời của ông chủ Khải Silk rất đơn giản: Việc ép một công ty thua lỗ trầm trọng, phải đóng cửa ở nhiều nơi, cực chẳng đã phải bỏ thị trường, thì việc đòi được khoản tiền lớn chắc chắn mất rất nhiều thời gian. Còn nếu bị dồn đến chân tường, Parkson làm thủ tục phá sản thì tiền chẳng đòi nổi mà Saigon Paragon để trống, không cho ai thuê được, còn mất thêm nhiều tiền. Vậy, Khải Silk chọn con đường kiên trì theo kiện, để Saigon Paragon bỏ hoang, hay nên chọn cách “tiễn” Parkson sớm rồi cho người khác thuê?
Một doanh nhân bình luận: Parkson trả tiền thuê hàng tháng còn chưa đủ lấy đâu ra hàng nghìn tỷ đồng để đền bù. Vì thế, nếu trông chờ vào khoản tiền đền bù chẳng khác “mò trăng đáy nước”, vô vọng thôi!
Vì thế, lựa chọn của ông chủ Khải Silk vừa là tính toán khôn ngoan vừa ghi điểm, tạo hình ảnh đẹp để những ai bắt tay làm ăn với Khải Silk có thể thấy cách ứng xử quan trọng của một doanh nhân “cao thượng”: Nếu hai bên cùng thắng, Khải Silk sẽ quyết rất nhanh và hợp lý. Nếu sự cố xảy ra, Khải Silk cũng sẽ quyết thật nhanh để hạn chế thấp nhất rủi ro, nhanh chóng bước vào “cuộc chơi” mới, thay vì bám riết những thứ đã sụp đổ để mong kiếm thêm ít tiền. Tất cả tóm gọn trong hai chữ: “Chơi được”.
Khổng Tử từng dạy học trò: “Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân” (tạm dịch: Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác). Đây là nguyên tắc vàng mà những người kinh doanh cần ghi nhớ.