Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Quảng Bình: "Bão tố" nổi lên với hai đại gia tuổi Quý Sửu

Góp mặt thường xuyên trong danh sách nợ thuế quá hạn của Quảng Bình, hệ sinh thái bộ đôi đại gia tuổi Quý Sửu còn gây sốc khi bị rút cạn vốn nhiều năm trước.
Quảng Bình: Bắt giữ các đối tượng tổ chức đánh bạc qua mạng trong kỳ Euro 2024 Quảng Bình: ''Gỡ'' khó từ hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường xuất khẩu Thành viên Sơn Hải Group nợ thuế 1.200 tỷ đồng, chiếm quá nửa số nợ ở Quảng Bình

"Cặp bài trùng"

Bộ đôi đại gia tuổi Quý Sửu (1973) - ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lê Việt Hùng đã để lại nhiều dấu ấn và câu chuyện ly kỳ cho người dân Quảng Bình suốt nhiều năm. Ông Nguyễn Đức Thanh nổi tiếng với độ "chịu chơi" khi bỏ số tiền "khủng" để sở hữu "siêu xe" Mercedes - Maybach S600 đeo biển tứ quý 9 (73A - 099.99), và là chủ hàng loạt dự án nổi đình nổi đám ở địa phương như Movenpick Central, VietGroup Central Plaza, Radisson Hotel Quảng Bình, Pullman Quảng Bình... thông qua pháp nhân Việt Group do ông sáng lập.

Đối lập với sự bóng bẩy ông Nguyễn Đức Thanh theo đuổi, ông Lê Việt Hùng có phần kín tiếng và lặng lẽ hơn, tuy nhiên không vì thế mà tầm thế của vị đại gia này trở nên kém cạnh so với người bạn đồng niên. Ông Lê Việt Hùng chính là chủ sở hữu Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Trường Sơn (Trường Sơn Group), doanh nghiệp chuyên về bất động sản, xây dựng, du lịch trứ danh ở Quảng Bình, là đơn vị đã góp mặt tại các dự án tầm cỡ như Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch, Quốc lộ 1A Hà Tĩnh, Cầu cảng Hòn La... và nhiều dự án bất động sản khác ở quê nhà.

Quảng Bình:
"Đại bản doanh" của hai đại gia Quảng Bình tại số 251A Quang Trung, phường Phú Hải, TP. Đồng Hới (Ảnh: Truongsongroup.vn)

Chưa hết, Trường Sơn Group của ông Lê Việt Hùng còn vai vế nhất định, bởi trước đây họ có những đối tác chiến lược "máu mặt" sẵn sàng góp nhiều tỷ đồng nhằm đổi lại một ghế cổ đông lớn, chẳng hạn Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC, HOSE: PVX) - "cựu" doanh nghiệp nhà nước và là nguồn cơn dẫn tới "đại án" Trịnh Xuân Thanh trong quá khứ, là một minh chứng điển hình.

"Cặp bài trùng" có nhiều mối làm ăn chung, góp phần tạo nền móng cho sự gắn bó thân thiết giữa họ. Tại Trường Sơn Group của ông Lê Việt Hùng, ông Nguyễn Đức Thanh cũng sở hữu lượng lớn cổ phần, bên cạnh ông Lê Việt Hà (SN 1975) - người em trai của ông Hùng, từ thời PVC và đơn vị thành viên chưa rút vốn khỏi đây theo chủ trương thoái vốn nhà nước được phê duyệt. Cuối năm 2017, trước khi PVC thu hồi vốn đầu tư, Trường Sơn Group ghi nhận khoản nợ xấu 30 tỷ đồng tại doanh nghiệp này.

Đổi lại, ông Lê Việt Hà, cùng bà Trương Thị Thanh Nga (SN 1981) lại là "bạn đồng hành" của ông Nguyễn Đức Thanh xưa nay, đã không ngần ngại chung sức cùng ông Thanh lập nên Công ty Cổ phần Việt Group (Việt Group) từ tháng 3/2014. Đến giờ, trụ sở của Việt Group vẫn đặt ở 251A Quang Trung, phường Phú Hải, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - "đại bản doanh" của Trường Sơn Group.

Bên cạnh đó, ở thương vụ bất động sản trọng điểm của Việt Group - dự án Tổ hợp khách sạn Movenpick Central có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, Trường Sơn Group sắm vai trò thi công chính.

Dự án được "khai sinh" từ tháng 10/2020, giai đoạn nền kinh tế bị tàn phá bởi sự bùng phát dữ dội của đại dịch Covid-19. Những tưởng "trong nguy có cơ", Việt Group đã cắt cử Công ty Cổ phần Việt Group Central làm doanh nghiệp dự án, gánh vác sứ mệnh đầu tư xây dựng Movenpick Central trên khu đất rộng gần 3.000m2 nằm ở vị trí đắc địa với 3 mặt tiền hướng ra sông, biển Nhật Lệ và Hồ Thanh Cơ.

Quảng Bình:
Phối cảnh dự án Movenpick Central tọa lạc trên vị trí "đất vàng" tỉnh Quảng Bình (Ảnh: Việt Group)

Theo lộ trình, quá trình đầu tư xây dựng sẽ hoàn tất vào tháng 3/2023 và dự án sẽ chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm này. Tuy nhiên, dự án đã trễ hẹn trên 12 tháng, đến tháng 6/2024 chỉ mới triển khai đóng cọc khoan nhồi thí nghiệm, chưa triển khai thi công cọc đại trà và các hạng mục khác.

Ngoài chậm tiến độ, dự án này còn chậm các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, ước tính số tiền sử dụng đất nhà đầu tư chưa nộp là gần 90 tỷ đồng, tính đến cuối tháng 6 vừa qua. Trước những vi phạm hợp đồng nghiêm trọng nêu trên, chính quyền tỉnh đang xem xét thu hồi chủ trương đầu tư dự án, sau đó là các thủ tục chấm dứt hợp đồng với nhà đầu tư thực hiện.

Đó chỉ là một trong những "điều gở" trong năm "bão tố" của hai vị đại gia Quảng Bình.

"Chìm đắm" trong nợ nần

Ngay khi danh sách người nợ tiền thuế và các khoản phải thu khác thuộc Ngân sách Nhà nước tháng 4/2024 được Cục Thuế tỉnh Quảng Bình công khai, dư luận tập trung sự quan tâm vào các doanh nghiệp liên quan đến hai vị đại gia tuổi Quý Sửu bởi sự xuất hiện dày đặc.

Dẫn đầu trong nhóm nợ nần tiền thuế của hệ sinh thái Nguyễn Đức Thanh - Lê Việt Hùng là Công ty Cổ phần Việt Group Central với 86,4 tỷ đồng, xếp vị trí thứ 5 toàn tỉnh Quảng Bình. "Bám đuổi" phía sau là Trường Sơn Group (15,2 tỷ đồng) và đứng ở thứ hạng thứ 11.

Thứ hạng 16 thuộc về Công ty Cổ phần Du lịch Hà Nội - Quảng Bình (công ty con của Việt Group), chủ đầu tư dự án Khách sạn 5 sao Pullman Quảng Bình có tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng (hơn 4 tỷ đồng). Bản thân Việt Group cũng bị "xướng tên" trong danh sách "đen" của cục thuế tỉnh vì phát sinh số tiền nợ thuế 2,3 tỷ đồng (đứng thứ 22 toàn tỉnh).

Quảng Bình:
Doanh nghiệp liên quan Trường Sơn Group và Việt Group nằm trong top những "con nợ" của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình (Ảnh chụp màn hình)

Nếu so sánh độ giàu có và "ăn chơi" mà hai vị đại gia Nguyễn Đức Thanh - Lê Việt Hùng thể hiện ra, tổng cộng số tiền nợ thuế nói trên có thể không bõ bèn gì, tuy nhiên, cái mà công chúng lo ngại là cách họ xử trí khoản nợ, thái độ thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Trước tiên về Công ty Việt Group Central, việc nhiều năm "quên nộp" gần 90 tỷ đồng tiền sử dụng đất cho quê hương, buộc ngành thuế tỉnh Quảng Bình phải áp dụng biện pháp cứng rắn là tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện pháp luật doanh nghiệp - ông Hoàng Minh Nghi (SN 1964). Ông Nghi là "chân rết", một "mắt xích" quan trọng trong hệ thống của hai vị đại gia tuổi Quý Sửu, được tín nhiệm giao giữ vai trò điều hành chính tại những đơn vị thành viên cốt lõi.

Quyết định này đã được dự báo sớm. Điều nhiều người bất ngờ là ngay trước thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Hoàng Minh Nghi (Quyết định số 2009/TB-CTQBI ngày 4/5/2024), cùng lúc, cục thuế tỉnh ký Quyết định số 2008 với nội dung tương tự, chỉ khác đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh là ông Hoàng Ngọc Lự (SN 1950) - Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật Trường Sơn Group.

Kết cục, cả hai "thân tín" của ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lê Việt Hùng đều sẽ không được rời đi khỏi Việt Nam từ ngày 4/5/2024 đến khi doanh nghiệp mà họ đứng tên hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Đại diện Cục Thuế tỉnh Quảng Bình cho biết: "Việc cơ quan thuế đề nghị cấm xuất cảnh không phụ thuộc vào nợ ít hay nhiều của các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp nợ lớn nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, rủi ro thấp có thể không bị đề nghị cấm xuất cảnh. Ngược lại, có những đơn vị nợ ít hơn, nhưng nếu phát hiện thấy có yếu tố rủi ro, cục thuế tỉnh sẽ đề nghị tạm hoãn xuất cảnh người đại diện pháp luật".

Điều đó có nghĩa, cục thuế tỉnh đã nhận diện được rủi ro tồn tại ở những doanh nghiệp này và đưa ra động thái ngăn chặn kịp thời, vô hình tác động rất xấu lên uy tín cá nhân và tập thể lãnh đạo đơn vị, bao gồm cả hai ông chủ đứng sau là ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lê Việt Hùng, những vị đại gia không thể đứng ngoài làn sóng ảnh hưởng này.

Trên thực tế, câu chuyện nợ nần bủa vây cũng không hoàn toàn mới mẻ đối với bộ đôi này. Nhiều năm qua, các doanh nghiệp của họ luôn bị cục thuế địa phương thúc giục, nhắc nhở thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Đơn cử trường hợp của Công ty Du lịch Hà Nội - Quảng Bình, từ tháng 3/2021 tới nay, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình đã ký 18 quyết định về việc cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản do phát sinh số tiền thuế quá hạn.

Tuy nhiên, đáp lại vẫn là sự thờ ơ và ngó lơ của ban lãnh đạo doanh nghiệp, mặc dù tiền thuế cũng không quá lớn so với một chủ đầu tư của dự án khách sạn 5 sao mang thương hiệu Pullman Quảng Bình.

Không chỉ nợ thuế, Trường Sơn Group còn thiếu nợ cả đối tác lớn như hoàn cảnh mà Công ty Cổ phần Sông Đà 505 phải gánh chịu. Hồi năm 2022, đại diện Công ty Sông Đà 505 lên tiếng, doanh nghiệp gặp khó khăn trong thu hồi công nợ đối với một số dự án đã hoàn thành do chủ đầu tư thiếu hợp tác, nổi trội nhất là dự án Thủy điện Đại Bình. Chủ đầu tư là Trường Sơn Group đã có phán quyết của Tòa án, buộc phải trả 7,8 tỷ đồng cho Công ty Sông Đà 505 nhưng "gần như không có tài sản để thi hành án", dấy lên lo ngại về nguy cơ không thu được tiền.

Nhằm rộng đường dư luận và cung cấp cho bạn đọc thêm thông tin về bức tranh hoạt động của các đại gia từng "làm mưa làm gió" trên thương trường Quảng Bình, Vuasanca đã nhập cuộc tìm hiểu và phát hiện những chi tiết "bất thường".

"Cạn vốn"

Việt Group, niềm hy vọng củng cố sự thành công một thời cho ông Nguyễn Đức Thanh, giai đoạn tháng 7/2015 - tháng 7/2017 được bộ ba Nguyễn Đức Thanh - Lê Việt Hà - Trương Thị Thanh Nga hồ hởi kéo nhau "đổ tiền" vào hòng tăng vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng, đã trình diễn màn rút vốn gây sốc cho cộng đồng kinh doanh. Đến cũng vội mà đi cũng gấp, cái kết sau hai năm "hộc tốc" tăng vốn gấp 50 lần, giới chủ quyết định thu hồi "cạn vốn" và chỉ để lại 3 triệu đồng cho doanh nghiệp từ năm 2021.

Doanh thu của Việt Group cũng lao dốc trong quãng thời gian này. Ghi nhận gần 99 tỷ đồng doanh thu vào năm 2017, vậy nhưng, tới năm 2018 Việt Group giảm còn 82 tỷ đồng, rồi gần như "cửa đóng then cài" không còn tiếp tục hoạt động với doanh thu 0 đồng ở các năm kế tiếp. Như vậy, khoản nợ thuế trên 2,3 tỷ đồng (tính đến hết tháng 4/2024) của họ tới đây sẽ khiến các nhà quản lý thuế Quảng Bình phải "đau đầu" tìm cách thu hồi.

Song song với việc "tháo chạy" khỏi Việt Group, tháng 7/2020, doanh nhân Nguyễn Đức Thanh tức tốc giao lại vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật cho ông Hoàng Minh Nghi - như đã đề cập, là "cánh tay phải" đắc lực khó thể thay thế. Đồng thời, Chủ tịch Hội đồng quản trị lúc này là ông Từ Công Hùng (SN 1978), một người sống tại phường Bắc Lý, TP. Đồng Hới, cách không xa "cứ điểm" 251A Quang Trung.

Việt Group đã vậy, Công ty Việt Group Central - nhà đầu tư dự án Movenpick Central chẳng khá khẩm hơn. Rất "lạ lùng" tại thời điểm làm giấy "khai sinh" ngày 18/9/2020, Việt Group Central đăng ký số vốn sáng lập 116 tỷ đồng, do Việt Group góp 95% tương đương 110,2 tỷ đồng, còn lại thuộc về ông Hoàng Minh Chính và ông Hoàng Minh Nghi.

Đến tháng 6/2021, doanh nghiệp mạnh dạn tăng vốn tiếp lên 219 tỷ đồng và duy trì hiện tại. Song, dữ liệu cơ quan thuế cho thấy, số vốn cổ đông Việt Group Central thực góp vào doanh nghiệp chỉ có 3 triệu đồng!? Và, nhà đầu tư dự án Movenpick Central sau đó vẫn chưa "thoát thai" để triển khai các hoạt động kinh tế khác.

Liệu, có hay không việc giới chủ đang "qua mặt" cơ quan chức năng hoặc họ đã sử dụng bí quyết nào để chính quyền tỉnh Quảng Bình "nhân nhượng" tới từng ấy năm, chờ đợi trong "vô vọng" nhà đầu tư của một dự án mang tính trọng điểm, tô điểm diện mạo địa phương và kích thích sự phát triển kinh tế du lịch?

Vuasanca sẽ tiếp tục thông tin...

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị trường bất động sản ngoại thành Hà Nội

Thị trường bất động sản ngoại thành Hà Nội 'thiết lập' mặt bằng giá mới

Căn liền kề dãy Thiên Nga 1 (TN1-05) diện tích 85m2 tại dự án Vinhomes Cổ Loa Đông Anh có mức giá tham khảo hơn 33 tỷ đồng (tương đương hơn 388 triệu đồng/m2).
Người thuê bất động sản quan tâm độ chính xác trong nội dung quảng cáo

Người thuê bất động sản quan tâm độ chính xác trong nội dung quảng cáo

Người đi thuê cho rằng “độ chính xác của nội dung quảng cáo” như giá cả, hình ảnh… là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn nền tảng giao dịch bất động sản.
Bỏ cọc đấu giá đất đang trở thành hệ lụy xấu cho thị trường bất động sản

Bỏ cọc đấu giá đất đang trở thành hệ lụy xấu cho thị trường bất động sản

Tình trạng đấu giá đất với số tiền cao ngất ngưởng rồi bỏ cọc đang trở thành hệ lụy xấu cho thị trường bất động sản khi các lô đất chỉ có giá trị ảo.
Thị trường bất động sản hồi sinh sau khó khăn

Thị trường bất động sản hồi sinh sau khó khăn

Theo chuyên gia bất động sản, sau giai đoạn khó khăn nhất, thị trường bất động sản Việt Nam đang dần hồi phục với những tín hiệu lạc quan.
Meey Value kết hợp Meey Atlas: Tính năng định giá bất động sản hữu dụng cho người Việt

Meey Value kết hợp Meey Atlas: Tính năng định giá bất động sản hữu dụng cho người Việt

Tháng 8/2024, Meey Value tích hợp tính năng định giá bất động sản với Meey Atlas, mở ra cho người dùng tham khảo giá bất động sản một cách hiệu quả và chính xác

Tin cùng chuyên mục

'Siết' phân lô, bán nền: Dự báo dòng tiền tiếp tục đổ dồn vào đất đấu giá

Các quy định 'siết' phân lô, bán nền đã có hiệu lực từ ngày 1/8 sẽ khiến đất nền khan hiếm. Vì vậy các chuyên gia cho rằng những phiên đấu giá sẽ chưa hạ nhiệt.
Đồng Nai: Dự án Khu đô thị Hiệp Hoà được Liên danh nhà đầu tư góp vốn ra sao?

Đồng Nai: Dự án Khu đô thị Hiệp Hoà được Liên danh nhà đầu tư góp vốn ra sao?

Khu đô thị Hiệp Hòa tại Đồng Nai có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 72.000 tỷ đồng, Liên danh nhà đầu tư góp hơn 10.000 tỷ đồng, còn lại huy động vốn.
“Ắch tắc” gần 9.000 hồ sơ về đất đai, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh có kiến nghị gì?

“Ắch tắc” gần 9.000 hồ sơ về đất đai, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh có kiến nghị gì?

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa kiến nghị UBND Thành phố được áp dụng bảng giá đất cũ để tính nghĩa vụ tài chính, trước khi ban hành bảng giá đất mới.
Thị trường bất động sản lấy lại

Thị trường bất động sản lấy lại ''sức sống'', bám sát tiến trình phục hồi trong 'chu kỳ mới'

Cùng với nền kinh tế, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang phục hồi tích cực qua từng tháng. Đặc biệt, thị trường đang bắt đầu một 'chu kỳ' hồi phục mới.
Đồng Nai: Cho phép chuyển mục đích 142 ha đất lúa làm dự án Khu đô thị Hiệp Hòa

Đồng Nai: Cho phép chuyển mục đích 142 ha đất lúa làm dự án Khu đô thị Hiệp Hòa

Dự án Khu đô thị Hiệp Hòa có quy mô 293 ha vừa được đồng ý thông qua việc chuyển mục đích đất trồng lúa gần 142 ha để làm dự án.
Kết luận của Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh về điều chỉnh giá đất

Kết luận của Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh về điều chỉnh giá đất

Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đánh giá, điều chỉnh bảng giá đất sẽ tác động đến các tổ chức, cá nhân và tình hình kinh tế xã hội, nhưng phải thực hiện.
4 lợi ích khi mua căn hộ tại dự án đã hoàn thiện

4 lợi ích khi mua căn hộ tại dự án đã hoàn thiện

Trong bối cảnh thị trường đang quá độ chuyển giao giữa các chu kỳ, bất động sản, căn hộ đã hoàn thiện được đánh giá sẽ là kênh trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư...
Tính minh bạch, yếu tố quan trọng của thị trường bất động sản

Tính minh bạch, yếu tố quan trọng của thị trường bất động sản

Tính minh bạch của bất động sản trở nên quan trọng, theo đó thị trường bất động sản có tính minh bạch cao sẽ phát triển mạnh mẽ và vượt xa các thị trường khác.
Chung cư Tincom Pháp Vân ‘đắp chiếu’ hàng chục năm trên đất vàng Hà Nội

Chung cư Tincom Pháp Vân ‘đắp chiếu’ hàng chục năm trên đất vàng Hà Nội

Một dự án chung cư cao 29 tầng nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội đã bị “đắp chiếu” nhiều năm khiến diện mạo nơi đây trở nên nhếch nhác, vẳng vẻ, đìu hiu.
Gỡ vướng dự án Golden Hill City: Chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ

Gỡ vướng dự án Golden Hill City: Chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ

UBND TP. Đà Nẵng đang chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư dự án Golden Hill City của Trung Nam Group.
Từ

Từ 'cắt máu' vì nhà đầu tư tới nợ nần ở Vietstarland của ông Hoàng Đình Khiêm

Đằng sau những chiến công lớn, những mặt tươi sáng Công ty Vietstarland phơi bày thì còn những "góc khuất" chưa được khai thác, như khoản thua lỗ và món nợ.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng chục lô đất

TP. Hồ Chí Minh: Hàng chục lô đất 'vàng' tại Thủ Thiêm sắp được đấu giá lại

Hàng chục lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ được đấu giá trong 2 năm tới, trong đó, có 4 lô đất "vàng" từng bị bỏ cọc cũng sẽ được đấu giá lại.
Đấu giá khoản nợ của Công ty Cổ phần Ê Đen, giá khởi điểm 303 tỷ đồng

Đấu giá khoản nợ của Công ty Cổ phần Ê Đen, giá khởi điểm 303 tỷ đồng

Ngày 19/9 khoản nợ tại Ngân hàng BIDV của Công ty Cổ phần Ê Đê được đưa ra đấu giá lần 2, với giá khởi điểm hơn 303 tỷ đồng.
Đồng Nai sắp có dự án nhà ở xã hội rộng 3,5 ha, đầu tư hơn 730 tỷ đồng

Đồng Nai sắp có dự án nhà ở xã hội rộng 3,5 ha, đầu tư hơn 730 tỷ đồng

UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt việc kêu gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội rộng 3,5 ha tại thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tổng mức đầu tư trên 730 tỷ đồng.
Thị trường bất động sản nhiễu loạn,

Thị trường bất động sản nhiễu loạn, 'ngáo' giá: Ai đang đi ngược lại chỉ đạo của Thủ tướng?

Người dùng mạng xã hội tại Việt Nam đang phải đối mặt với sự 'nhồi sọ' của các quảng cáo trực tuyến, trong đó quảng cáo bất động sản chiếm một phần không nhỏ.
Phú Thọ: Sắp đấu giá 39 ô đất ở tại huyện Yên Lập, giá khởi điểm thấp nhất gần 7 triệu đồng/m2

Phú Thọ: Sắp đấu giá 39 ô đất ở tại huyện Yên Lập, giá khởi điểm thấp nhất gần 7 triệu đồng/m2

Công ty Đấu giá hợp danh Phú Thọ thông báo ngày 22/9 đấu giá 39 ô đất tại khu Tân An 4, thị trấn Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
Meey Chat 2.0, bùng nổ giao tiếp, chốt deal dễ dàng

Meey Chat 2.0, bùng nổ giao tiếp, chốt deal dễ dàng

Tiếp nối những tính năng ưu việt trước đây, Meey Chat vừa được Meey Group nâng cấp ở phiên bản 2.0 hứa hẹn mang đến cho người dùng những trải nghiệm vượt trội.
TP. Hồ Chí Minh: Nhà thi đấu Phan Đình Phùng để hoang, Phát Đạt rót 171 tỷ đồng vào đâu?

TP. Hồ Chí Minh: Nhà thi đấu Phan Đình Phùng để hoang, Phát Đạt rót 171 tỷ đồng vào đâu?

Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng đến giờ chỉ là bãi đất trống, phía bên trong, cây cối mọc um tùm. Thực hư số tiền hơn 171 tỷ đồng Phát Đạt đã chi ra sao?
Công nghệ 3D: Chìa khóa đưa di sản văn hóa vào thế giới số

Công nghệ 3D: Chìa khóa đưa di sản văn hóa vào thế giới số

Công ty cổ phần Tập đoàn Meey Land đã phát triển sản phẩm Meey 3D với hàng loạt tính năng ưu việt, ứng dụng công nghệ AR, VR, 3D vào lĩnh vực bất động sản.
Đến năm 2025, Bình Dương có thêm 26.500 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Đến năm 2025, Bình Dương có thêm 26.500 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành kế hoạch, mục tiêu đến năm 2025 sẽ xây dựng thêm 26.500 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động