Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 17:50

Quảng Bình: Sản xuất công nghiệp tăng hơn 17%

Các nhóm ngành và sản phẩm công nghiệp của tỉnh Quảng Bình tăng mạnh như công nghiệp khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, chế biến thuỷ hải sản…

Theo báo cáo tổng kết của Sở Công Thương Quảng Bình, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4/2022 trên địa bàn tỉnh tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 15,3% so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 17,5/% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 20,3%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,1%, sản xuất và phân phối điện tăng 117,8%, cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 12,3%.

Nhiều doanh nghiệp may mặc trên địa bàn Quảng Bình dần phục hồi và có mức tăng trưởng khá cao

Theo đó, trong 26 sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn, có nhiều sản phẩm sản xuất 4 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ như điện sản xuất các loại đạt 181,8 triệu kWh, tăng 549,3% (trong đó thủy điện đạt 9,5 triệu KWh, tăng 17,9%; điện mặt trời đạt 26,7 triệu KWh, tăng 31,1%, điện gió đạt 145,6 triệu KWh); áo quần các loại tăng 98,3%; dăm gỗ tăng 69,5%; ván ép từ gỗ đạt 54.387 m3, tăng 60,9%; thủy hải sản chế biến các loại đạt 6.642 tấn, tăng 53,1%; cao su chế biến đạt 193 tấn, tăng 50,3%; gỗ xẻ đạt 3.566 m3, tăng 43,2%; quặng titan đạt 31.904 tấn, tăng 32,9%…

Tuy vậy vẫn có một số sản phẩm có chỉ số giảm so với cùng kỳ như: tinh bột sắn giảm 73,7%, gạch xây dựng bằng đất nung giảm 35,2%, bia đóng chai giảm 28,9%, nước khoáng có ga giảm 25,6%, xi măng giảm 20,3%, clinker giảm 14,4%…

Đại diện Sở Công Thương Quảng Bình cho biết, hiện nay dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đã từng bước được kiểm soát, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang phục hồi và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng. Tuy nhiên, một bộ phận doanh nghiệp vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là chi phí sản xuất tiếp tục tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh không có lãi, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất và khó tiếp cận vốn vay thương mại…

“Thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp, năm bắt tình hình sản xuất - kinh doanh và tham mưu tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn; triển khai kế hoạch phục hồi và phát triển công nghiệp trong điều kiện mới gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19.…”, đại diện Sở Công Thương cho biết thêm.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Quảng Bình

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu