Yêu cầu Thủy điện An Khê rút kinh nghiệm khi điều tiết nước |
Ngày 12/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi Công ty CP Thủy điện Đắc Mi, Công ty Thủy điện Sông Bung và Công ty CP Thủy điện A Vương yêu cầu vận hành các hồ thủy điện Đắc Mi 4, Sông Bung 4, A Vương về mực nước đón lũ thấp nhất.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam yêu cầu các hồ chứa thủy điện Đak Mi4, Sông Bung 4, A vương tổ chức vận hành đưa mực nước các hồ về mực nước đón lũ thấp nhất trước 10 giờ ngày 14/10. Thời gian bắt đầu vận hành thay đổi lưu lượng từ 11 giờ 30 ngày 12/10.
Quảng Nam yêu cầu các thủy điện vận hành về mực đón lũ thấp nhất |
Cụ thể, hồ thủy điện Đak Mi 4 đưa mức lương lượng về hồ cộng thêm từ 400-450 m3/s; Hồ thủy điện Sông Bung 4 đưa mức lưu lượng bằng lưu lượng về hồ cộng thêm từ 350-400 m3/s; Hồ thủy điện A Vương vận hành mức lưu lương bằng lưu lượng về hồ cộng thêm từ 150-400 m3/s.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu Công ty Thủy điện Sông Tranh hạ dần mực nước hồ chứa Sông Tranh 2 về cao trình mực nước đón lũ trước 17 giờ ngày 13/10. Thời điểm bắt đầu vận hành từ 17 giờ ngày 12/10, với mức lưu lượng bằng lưu lượng về hồ cộng thêm từ 50-200m3/s.
Khi tổ chức vận hành, các hồ thủy điện này phải bảo đảm không gây dòng chảy đột biến, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân ở khu vực ven sông ở hạ du hồ chứa; thông báo đến chính quyền, nhân dân vùng hạ du biết.
Cũng trong sáng nay, tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi UBND các địa phương ở vùng hạ du sông Vu Gia, Thu Bồn triển khai giải pháp đảm bảo an toàn về người, tài sản, các hoạt động trên sông, ven sông khi các thủy điện vận hành điều tiết, tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và chủ động ứng phó với thiên tai.
Theo bản tin dự báo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Nam, từ ngày 13/10 đến ngày 16/10 các địa phương trong tỉnh có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa ở vùng núi phía Tây Bắc tỉnh phổ biến từ 150-250mm, vùng đồng bằng ven biển, trung du và vùng núi phía Tây Nam phổ biến từ 200-400mm, có nơi trên 450mm.