Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 07:38

Quảng Ninh đầu tư đồng bộ hạ tầng lưới điện

Với việc hạ tầng lưới điện được đầu tư đồng bộ đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây.

Phát triển đồng bộ hạ tầng lưới điện

Xác định phát triển hệ thống lưới điện là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội tại các địa phương, chính vì vậy, trong một vài năm trở lại đây, Quảng Ninh triển khai thực hiện tốt công tác đầu tư phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh, qua đó đã tạo lập được hệ thống lưới điện đồng bộ và tương đối hoàn chỉnh.

Ông Phạm Đình Chấn - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Ninh cho biết: "Những năm qua, hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được đầu tư bài bản. Theo đó, Quảng Ninh đã phát động đưa điện lưới ra đảo Cô Tô, triển khai thực hiện các dự án cấp điện lưới cho đảo Trần (huyện Cô Tô) và đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), dự án cấp điện nông thôn, miền núi tỉnh Quảng Ninh... Qua đó, Quảng Ninh trở thành địa phương đi đầu trong việc phát triển hệ thống điện đến các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo".

Từ năm 2019, Quảng Ninh đã có 177/177 xã, phường, thị trấn trong tỉnh có điện, đạt tỷ lệ 100%; Số hộ có điện là 442.711/442.711 hộ chiếm tỷ lệ 100%, trong đó số hộ có điện lưới quốc gia là 442.501/442.711 hộ chiếm tỷ lệ 99,95%. Số hộ đang sử dụng điện năng lượng mặt trời là 210 hộ, chiếm tỷ lệ 0,05%.

Hạ tầng lưới điện được đầu tư đồng bộ đã góp phần thu hút các nhà đầu tư đến với Quảng Ninh

Trong phát triển công nghiệp, Quảng Ninh đầu tư mạnh cho hạ tầng điện, hạ tầng Khu kinh tế, Khu công nghiệp. Hiện toàn tỉnh hiện có 8 nhà máy điện đang hoạt động với tổng công suất 5.643,6MW. Qua đó, hằng năm phát lên hệ thống lưới điện quốc gia 35-38 tỷ KWh điện, đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng.

Hiện tỉnh đang triển khai dự án điện khí LNG công suất 1.500MW (giai đoạn 1) tại TP Cẩm Phả, dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành trong giai đoạn 2026-2027; đồng thời, tỉnh đang đề xuất bổ sung dự án Nhà máy điện khí LNG (giai đoạn 2) vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”, ông Phạm Đình Chấn cho biết,

Hiện nay, lưới điện 110kV địa bàn Quảng Ninh được cấp điện từ 15 trạm biến áp 500/220kV. Các đường dây 110kV đang vận hành ở mức mang tải cho phép, ngoại trừ một số đường dây phải mang tải cao (trên 80%) như: Đường dây (ĐZ) 173, 174 T500 Quảng Ninh - Hà Tu và ĐZ 172 Hoành Bồ - Amata 1 (Quảng Ninh) … Riêng trong năm 2021, tổng sản lượng điện thương phẩm tại Quảng Ninh là gần 5 tỷ kWh (tăng trưởng 6,08% so với năm 2020).

Hiệu quả từ các dự án lưới điện

Hiện, Quảng Ninh có 08 khu công nghiệp trong đó có 02 khu công nghiệp đã thu hút và lấp đầy phụ tải (KCN Đông Mai, KCN Cái Lân); 04 KCN đã có Nhà đầu tư đi vào hoạt động (KCN Hải Yên, KCN Việt Hưng, KCN Texhong Hải Hà- giai đoạn 1, KCN Sông Khoai). 02 KCN đang thực hiện đầu tư xây dựng và thu hút đầu tư. (KCN Nam Tiền Phong và KCN Bắc Tiền Phong)

Trong những năm qua ngành điện đã dành nhiều nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng nguồn, lưới điện để đáp ứng kịp thời sự phát triển phụ tải các khu công nghiệp trên địa bàn. Đến nay, Quảng Ninh có 03 tuyến đường dây 500kV/tổng chiều dài 513,4km; 01 trạm biến áp 500kV/công suất 1.025MVA; 11 tuyến đường dây 220kV/tổng chiều dài 625km; 07 trạm biến áp 220kV/tổng công suất 2.125MVA; 52 tuyến đường dây 110kV/tổng chiều dài 846,73km; 29 trạm biến áp 110kV/tổng công suất 2.237MW.

Kiểm tra thiết bị điện cho khách hàng sử dụng điện tại KCN Việt Hưng,TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Cũng theo ông Phạm Đình Chấn cho biết về cơ bản các Khu công nghiệp, Khu kinh tế trên địa bàn tỉnh đều được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về công suất, cấp điện an toàn, ổn định đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, góp phần ổn định sản xuất của các Nhà đầu tư; tuy nhiên thời gian qua đã có sự phát triển nhanh các phụ tải tại một số KCN trên địa bàn tỉnh như KCN Nam Tiền Phong, KCN Bắc Tiền Phong, KCN Sông Khoai.

Công ty đã báo cáo Tổng công ty Điện lực miền Bắc để triển khai các dự án cấp điện cho các phụ tải mới bổ sung như: Dự án đường dây 110kV cấp điện cho trạm biến áp AMATA 1; Nâng cao khả năng truyền tải đường dây 110kV Hải Hà-Móng Cái… Tính đến ngày 31/5/2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã đưa vào vận hành 34 hạng mục lưới điện 110 kV và đang triển khai thực hiện 25 hạng mục lưới điện 110 kV. Tổng khối lượng thực hiện trên lưới điện 110 kV đạt 53,15% so với quy hoạch được phê duyệt giai đoạn 2016 - 2025.

Có thể khẳng định việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng lưới điện đặc biệt là lưới điện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo không những góp phần đảm bảo an ninh, chính trị xã hội mà còn góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.

Lưới điện nông thôn được đầu tư đồng bộ, hiện đại đã giúp người dân tại huyện miền núi Bình Liêu phát triển kinh tế

Có điện người dân đã đầu tư thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, kinh doanh. Đầu tư các thiết bị điện dân dụng trong gia đình qua đó từng bước tiếp cận với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình giúp người nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật trong sản xuất…

Hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn và tiết kiệm

Trong khi đó đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, Quảng Ninh cũng đã đáp ứng tối đa nhu cầu điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua các dự án đầu các TBA 220 kV Yên Hưng, 220 kV Nam Hòa, nâng tiết diện dây dẫn cũng như xem xét đầu tư TBA 220 kV Móng Cái… Tỉnh có chủ trương hỗ trợ đối với các nhà đầu tư chiến lược và các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp. Điều này đã thể hiện năng lực của tỉnh cũng như cam kết của chính quyền địa phương trong việc tạo thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư.

Nhờ sự đầu tư đồng bộ hạ tầng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn duy trì ở mức cao hơn so với bình quân của Vùng và cả nước. Năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 10,28% (đứng thứ 2 cả nước, sau Hải Phòng); 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 10,66%; GRDP bình quân năm 2021 đạt 176,32 triệu đồng/người. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2022 đạt 28,821 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2021 là 0,26%.
Hường Dũng
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo