Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp? |
Theo đó, Quyết định số 14/2024/ QĐ-UBND về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ban hành kèm theo Quyết định số 24/2021/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh, sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 3 như sau: Đối với thủ tục liên quan đến lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, công tác phòng cháy chữa cháy trong cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, sau khi giải quyết xong, cơ quan chủ trì gửi 1 bản kết quả về Sở Công Thương để theo dõi thực hiện.
Với Điều 4, sửa đổi điểm b, khoản 4: Chủ trì thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh đối với các dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp và dự án đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp; tham mưu cho UBND tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi và cấp lại giấy phép khai thác tài nguyên nước thuộc thẩm quyền; thẩm định tờ khai và ra thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo thẩm quyền.
Hình ảnh cụm công nghiệp Gia Lập, huyện Gia Viễn. |
Sửa đổi điểm d, khoản 5: Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp huyện, khắc phục và giải quyết các vấn đề có liên quan theo thẩm quyền khi xảy ra sự cố môi trường do các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong cụm công nghiệp trên địa bàn gây ra; trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường phải báo cáo UBND tỉnh.
Bổ sung điểm đ vào sau điểm d, khoản 5: Chủ trì thẩm định, cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện đối với các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp; thẩm định tờ khai và ra thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo thẩm quyền.
Bổ sung khoản 7, khoản 8: UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận đăng ký môi trường của các dự án quy định tại khoản 1, Điều 49, Luật Bảo vệ môi trường; chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tổ chức ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi cơ sở; trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, phải kịp thời báo cáo UBND cấp xã nơi xảy ra sự cố và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để phối hợp ứng phó.
Quyết định cũng sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp; thực hiện quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; hướng dẫn, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt, cấp giấy phép môi trường của UBND tỉnh và trình UBND tỉnh phê duyệt, cấp giấy phép môi trường theo quy định…
Theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 25 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 946,3ha cụ thể: Thành phố Ninh Bình có 2 cụm với tổng diện tích 27,1ha; huyện Gia Viễn có 5 cụm với tổng diện dích 196,32ha; huyện Hoa Lư 2 cụm với tổng diện tích 68,44ha; huyện Yên Mô 4 cụm tổng diện tích 158,98ha; huyện Nho Quan 4 cụm tổng diện tích 171,4ha; huyện Yên Khánh 07 cụm tổng diện tích 256,94ha; huyện Kim Sơn có 01 cụm diện tích 67,12ha.